Chủ trương, chính sách an sinh xã hội vì lợi ích của mọi giai tầng,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 121 - 124)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

4.2.3. Chủ trương, chính sách an sinh xã hội vì lợi ích của mọi giai tầng,

song chú trọng những nhóm xã hội dễ tổn thương

Công bằng xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển xã hội. Mức độ và phương thức đảm bảo công bằng xã hội phản ánh bản chất của chế độ xã hội, năng lực và tính hiệu quả của thể chế chính trị. Cũng vì lẽ đó, công bằng xã hội luôn là vấn đề đặt ra cho các quốc gia trong quá trình phát triển, nhằm tìm ra con đường thực hiện nó một cách tốt nhất.

ASXH là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới, là công cụ để đảm bảo công bằng xã hội. Nó là thước đo trình độ phát triển, tính nhân văn của thể chế, phản ánh bản chất nền chính trị của quốc gia. ASXH là sự bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội khi bất kỳ một cá nhân nào đó gặp rủi ro, hoặc lâm vào tình cảnh khó khăn. ASXH góp phần xây dựng một xã hội công bằng, phát triển bền vững và đồng thuận.

Với chức năng phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro, ASXH được thực hiện thông qua hệ thống chính sách, bao gồm: XĐGN, BHXH, BHYT, TGXH và ƯĐXH. ASXH tạo ra một tấm lưới đa tầng giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Trên bình diện xã hội, ASXH là công cụ cải thiện các điều kiện sống của tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu thế” trong xã hội.

Bên cạnh đó, ASXH còn tạo điều kiện, động lực cần thiết cho những người bất hạnh, những người kém may mắn khắc phục những biến cố, những rủi ro xã hội, có cơ hội để phát triển, hòa nhập cộng đồng. ASXH kích thích tính tích cực trong mỗi con người, kể cả người giàu và người nghèo, người may mắn và người kém may mắn, tạo nên sự hòa đồng giữa mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn

giáo, chủng tộc, vị trí xã hội,...Nghĩa là, ASXH vừa thể hiện bản chất nhân văn của xã hội, vừa giúp con người được sống trong xã hội nhân văn.

Như vậy, ASXH là hệ thống chính sách có độ bao phủ rộng, liên quan đến mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, tác động, ảnh hưởng đến điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của nhiều giai tầng. Xuất phát từ đặc điểm đó, chủ trương, chính sách về ASXH và thực hiện ASXH không bao giờ “nhất thể”, nó đa dạng, phong phú về chủng loại, loại hình, cấp độ, nhằm đáp ứng sự phù hợp với lợi ích của mọi giai tầng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là yêu cầu đầu tiên – yêu cầu cần. Trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, phải có những chính sách đặc biệt dành riêng cho nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, nhất là dân cư vùng nông thôn, miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Đảng. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng nhấn mạnh: Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.

Thực hiện chủ trương của Đảng, các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội được quan tâm, đảm bảo điều kiện thụ hưởng ASXH thuận lợi hơn so với các đối tượng khác.

Đối với vùng nông thôn: Với sản xuất nông nghiệp là chính, thu nhập của người nông dân thường thấp hơn những ngành nghề khác. Nguồn thu nhập thấp làm cho tích lũy của các hộ gia đình nông dân không cao, khả năng chủ động tham gia vào hệ thống ASXH còn hạn chế. Khi người dân chưa có điều kiện tham gia đầy đủ, thỏa đáng vào hệ thống ASXH, lại bị ốm đau, tai nạn,…thường khiến họ rơi vào hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Để trang trải những chi phí về y tế họ phải vay mượn, làm thuê hoặc bán đi tài sản của mình, thậm chí nhiều gia đình phải cho con nghỉ học để giảm bớt gánh nặng. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bổ lao động và thu nhập của gia đình họ không chỉ ở hiện tại, mà cả trong tương lai, đây thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng đói nghèo của người nông dân.

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu nên hạn hán, bão lũ diễn ra với tần suất ngày càng tăng, mức độ tàn phá ngày càng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người nông dân, đẩy người dân vào hoàn cảnh khó khăn. Vì

vậy, ASXH là nhu cầu bức thiết đối với những người dân, đặc biệt là người dân nghèo sống ở khu vực nông thôn.

Để giúp người dân nông thôn giảm thiểu khó khăn, hệ thống chính sách ASXH đã về tới nông thôn. Thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia về XĐGN, nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN..., ngoài việc thụ hưởng các hình thức TGXH, các dịch vụ xã hội cơ bản, người dân nông thôn còn được tiếp cận với hệ thống ASXH rộng rãi hơn.

Số đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội tăng lên từ 181.642 người năm 2001 lên 329.647 năm 2004 và 560.000 năm 2007; trong đó, số người nghèo được phát thẻ BHYT khám chữa bệnh là 15.175 nghìn người (chiếm khoảng 83% số người nghèo trong cả nước). Nhờ củng cố và phát triển mạng lưới y tế rộng khắp, 93,3% xã đã có trạm y tế, 89,2% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động, trên 60% trạm y tế có bác sĩ [1, tr.146], nhờ đó, mà người dân sống ở nông thôn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Đối với vùng miền núi: Đây là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc với những điều kiện sống khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận với các dịch vụ công. Nhiều năm qua, miền núi đã được đầu tư không nhỏ về cơ sở hạ tầng, về điện, đường, trường, trạm…,tuy nhiên, mức độ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì thế, đời sống của bộ phận dân cư không nhỏ tại miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Họ rất cần tới sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân... để nâng cao mức sống và tiếp cận các dịch vụ ASXH.

Nắm bắt được tình hình, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn miền núi. Các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135); Chương trình phát triển vùng đặc biệt khó khăn của 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Chương trình 168) và Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào nghèo, đời sống khó khăn... là những nỗ lực cụ thể của Đảng, Chính phủ trong XĐGN, nâng cao đời sống đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.

Thực hiện các chương trình ASXH của Chính phủ, sau năm 2005, những xã có điều kiện thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế, trung tâm huyện, phần lớn đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Hầu hết các xã xa trung tâm, thiếu các điều kiện phát triển, hạ tầng thấp kém, …đều trong tình trạng đặc biệt khó khăn. Những nơi này chưa hình thành thị trường, đường xá giao thông khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, môi trường đầu tư không thuận lợi, ít tiềm năng phát triển, ... Để tiếp tục giúp người dân những vùng còn khó khăn, Chính phủ ban hành Chương trình 135 giai đoạn II.

Để người nghèo và dân tộc ít người được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, tháng 10/2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc đảm bảo y tế cho người nghèo. Quyết định quy định rõ những đối tượng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo; theo đó, tất cả các đối tượng nghèo, dân tộc ít người được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công cộng. Quyết định này góp phần giải quyết vấn đề khó khăn về kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, dân tộc thiểu số; nhờ đó, đảm bảo công bằng y tế đối với mọi tầng lớp nhân dân.

Như vậy, các chính sách, chương trình đảm bảo ASXH đối với dân cư vùng nông thôn, miền núi được triển khai tương đối toàn diện, cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người dân sống ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn. Kết quả cho thấy, chủ trương của Đảng về ASXH đã tác động tốt tới nhóm đối tượng “dễ bị tổn thương” nhất trong các đối tượng tác động, qua đó góp phần mang lại sự no ấm cho dân cư sống ở vùng khó khăn. Điều đó càng khẳng định thêm rằng, chỉ khi chủ trương, chính sách ASXH vì lợi ích của mọi giai tầng, song chú trọng những nhóm xã hội dễ tổn thương, thì lúc đó ASXH mới thực mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành đòn bẩy cho phát triển xã hội, điều hòa lợi ích xã hội một cách khách quan và công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)