Về ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 99 - 104)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Một số nhận xét tổng quát

4.1.1. Về ưu điểm

Thứ nhất, Đảng đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của an sinh xã hội, kịp thời xây dựng, bổ sung, phát triển chủ trương về an sinh xã hội

Đối với Việt Nam, thuật ngữ “an sinh xã hội” mới chỉ được sử dụng trong những năm gần đây, song Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhận thức rất sớm về chính sách ASXH và đă ̣t ASXH trong tổng thể hê ̣ thống chính sách xã hô ̣i hướng vào mục tiêu phát triển con người . Tư tưởng chủ đa ̣o và xuyên suốt về hê ̣ thống chính sách xã hội của Đảng là coi c hính sách xã hội đảm bảo công bằng, vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển ; đảm bảo hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần , không ngừng nâng cao mức sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.

Sau hơn hai mươi năm đổi mới , từ thực tiễn đất nước và kinh nghiê ̣m quốc tế, nhận thức về chính sách ASXH trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng ngày càng được bổ sung và phát triển, hoàn thiện.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(1991) khẳng đi ̣nh: Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất,... Thực hiện chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng.

Đến Đại hội IX (2001) của Đảng, thuật ngữ ASXH được chính thức sử du ̣ng trong văn kiện, với nội dung: “từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội” [46, tr.212]. Tiếp đó, Đại hội X của Đảng đề ra mục tiêu đến năm

2020 đưa Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại , tiếp tục khẳng định quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hô ̣i trên nguyên tắc tiến bô ̣ và công bằng xã hô ̣i ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề then chốt, có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, nhất là trong giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, thực hiện ưu đãi người có công, XĐGN, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội,… Giải quyết tốt các vấn đề này là làm lành mạnh hoá xã hội nhờ thực hiện công bằng trong phân phối, bình đẳng trong quan hệ lao động, quan hệ xã hội, khuyến khích mọi người dân làm giàu hợp pháp,... Như vậy, Đại hội X đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng chiến lược là thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách ASXH l à mô ̣t trong những bô ̣ phâ ̣n hợp thành quan tro ̣ng của hệ thống chính sách xã hội , bao gồm hê ̣ thống chính sách đa tầng và linh hoạt , với chức năng chính là phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội, giúp họ nâng cao khả năng phòng chống , vượt qua biến cố, hạn chế tác động tiêu cực trước các rủi ro trong đời sống . Chính vì vậy, Nghị quyết Đa ̣i hô ̣i X của Đảng đã chủ trương : “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội” [50, tr.33].

Đến Đại hội XI , nhâ ̣n thức về ASXH tiếp tu ̣c được hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lươ ̣c thể hiện ở chủ trương, kế hoạch phát triển hê ̣ thống ASXH trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới . Nghị quyết Đại hội XI chỉ rõ : "Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bô ̣ và công bằng xã hô ̣i , bảo đảm an sinh xã hội , giảm tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo; cải thiện điều kiê ̣n chăm sóc sức khỏe nhân dân" [55, tr.189].

Điều đáng lưu ý là trong Báo cáo chính trị của Đại hội XI đã kết cấu riêng một nội dung về bảo đảm ASXH, trong đó chỉ rõ những quan điểm, định hướng lớn với nhiều vấn đề mới , cụ thể cho từng nhóm chính sách ASXH như : tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ

xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Đồng thời, tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ BHXH, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng . Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định , hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng , có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế và các dịch vụ công thiết yếu. Có thể khẳng định rằng , Đa ̣i hô ̣i XI là một dấu mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng CSVN về ASXH , khi Đại hội nhấn ma ̣nh bảo đảm ASXH là mô ̣t

nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Tóm lại, trong từng giai đoạn, Đảng đã bám sát thực tiễn để đề ra chủ trương, đường lối thích hợp cho phát triển đất nước, trong đó chủ trương về ASXH đã không ngừng được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, yếu thế trong xã hội, hướng tới xây dựng một xã hội công bằng và ổn định.

Thứ hai, Đảng lãnh đạo huy động các nguồn đầu tư cho an sinh xã hội theo hướng ngày càng tăng lên

Xác định con người là nguồn lực quý báu nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của đất nước và với mục tiêu làm cho ASXH trở thành một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho người dân vượt qua rủi ro, có điều kiện thụ hưởng các thành tựu phát triển kinh tế, Đảng chủ trương khai thác các nguồn lực thực hiện ASXH đa dạng, huy động nhiều nguồn đầu tư khác nhau, gia tăng cả chất và lượng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã tăng đầu tư ngân sách cho ASXH. Năm 2008, tổng ngân sách Nhà nước cho ASXH là 52 nghìn tỷ đồng, tương đương 13% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng khoảng 19 nghìn tỷ đồng; chi khoảng 28,9 nghìn tỷ đồng để điều chỉnh tăng lương tối thiểu và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, người có thu nhập thấp. Bốn tháng đầu năm 2009, Nhà nước chi 16,7 tỷ đồng cho ASXH [100, tr.15].

Ngân sách của Nhà nước đã tập trung đầu tư cho từng lĩnh vực của ASXH như:

Xóa đói giảm nghèo: Các chương trình chống nghèo đói được tiến hành để trực tiếp hỗ trợ các gia đình nghèo và các xã nghèo thoát khỏi đói nghèo liên tục được triểu khai trong nhiều năm. Để phù hợp với thực tiễn, ngân sách nhà nước đã đầu tư cho các chương trình giảm nghèo ngày càng tăng, “năm 2008 là 4.564 tỷ đồng, chiếm 0,31% GDP hay 0,92% chi ngân sách nhà nước, năm 2009 tăng lên là 9.689 tỷ đồng chiếm 0,58% GDP hay 1,66% chi ngân sách nhà nước” [76, tr.52]. Cùng với đó, trong giai đoạn 2003-2010, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Nhà nước đã triển khai cho vay tín dụng khoảng 6.196 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện giảm nghèo và học tập nâng cao trình độ đối với con em của các gia đình nghèo.

Trợ giúp xã hội: Khi thiên tai xảy ra, các địa phương và người dân đều có hành động ứng phó kịp thời nhằm giảm nhẹ thiệt hại và cứu trợ khẩn cấp cho các đối tượng gặp phải rủi ro. Song song với việc trợ giúp của cộng đồng theo phương thức truyền thống, Nhà nước cũng đã có chính sách TGXH đột xuất để tạo tấm lưới chắn bảo đảm sự an toàn về đời sống và sản xuất của các thành viên trong xã hội như trợ cấp tiền mặt vào các dịp Tết cho người nghèo, trợ giúp các nạn nhân bị thiên tai, cung cấp các dịch vụ xã hội, hỗ trợ viên chức thu nhập thấp, trợ cấp giáo dục,… Hệ thống chính sách tuy đơn giản nhưng cũng rất đa dạng về đối tượng và mức độ trợ giúp, đáp ứng đúng những nhu cầu cấp thiết của các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro không lường trước,… “Kinh phí cho trợ giúp này chiếm khoảng 0,5% - 0,6 GDP, hoặc 1,5- 1,6% chi ngân sách nhà nước. Cùng với đó, trợ giúp xã hội thường xuyên cũng ngày càng được mở rộng, mức chi từ năm 2000 đến 2010 ổn định khoảng 0,12% GDP hoặc 0,3-0,5% chi ngân sách nhà nước” [76, tr.51].

Ngoài ra, chính sách đối với người có công của Việt Nam gồm các đối tượng như: Người hoạt động cách mạng; người có công hưởng trợ cấp hàng tháng (không kể người hoạt động cách mạng), gồm thương binh, bệnh binh, người có công giúp đỡ cách mạng, người hưởng chính sách như thương binh; thân nhân của người có công (Bà mẹ Việt Nam Anh hùng…); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ; thanh niên xung phong và các đối tượng khác như hoạt động kháng chiến, thân nhân của người có công với cách mạng. Trong giai

đoạn từ năm 2001 đến năm 2010: “Kinh phí chi trả chiếm khoảng 0,72 đến 0,92% GDP, hoặc 2,3 đến 2,7% chi ngân sách nhà nước” [76, tr.54].

Thứ ba, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đối tượng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội ngày càng được mở rộng

Trong lĩnh vực XĐGN, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp XĐGN hướng tới việc giúp mọi đối tượng nghèo có cuộc sống dễ chịu hơn và khả năng thoát nghèo cao hơn, được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: 1- Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt; 2- Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; 3- Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Người nghèo được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội cơ bản, những con số sau đã phản ánh chân thực nhận định trên: Chỉ riêng trong hai năm, từ năm 2006 đến năm 2007, có khoảng 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi; 1,33 triệu lượt hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, 15 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 5 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở [33, tr.12]. Với những giải pháp, biện pháp tương đối sát hợp, với quyết tâm thực hiện cuộc chiến xóa đói nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 29% năm 2002 xuống 9,8% năm 2010.

Bên cạnh đó, một trong những trụ cột của hệ thống ASXH là BHXH cũng đang được phát triển và hoàn thiện, phạm vi đối tượng tham gia được mở rộng. Thực hiện chủ trương “khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội" [46, tr.105], từ tháng 1/2003, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

Thể chế hóa chủ trương “cải cách cơ chế bảo hiểm xã hội và bảo đảm xã hội, cải cách và tăng cường chất lượng hệ thống bảo hiểm xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho nhân dân, nhất là cho người nghèo, vùng nghèo" [46, tr.336], Nhà

nước cho ra đời và hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội, quy định từ 1/1/2008 thực hiện BHXH tự nguyện và đến 1/1/2009 thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy, đối tượng tham gia BHXH đã tăng lên nhanh chóng: “Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,4 triệu (năm 2009), chiếm 18% tổng số lao động. Sau gần 3 nămtriển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người tham gia” [35, tr.2]. Cùng với đó, số người tham gia BHYT tăng “từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo...” [35, tr.2]. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện. Đến năm 2010, 90% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn.

Các chính sách TGXH, cả thường xuyên và đột xuất được thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được hưởng thụ tăng nhanh, “từ 113 tỷ đồng cho hơn 180 nghìn người năm 2001 tăng lên 4.500 tỷ đồng cho hơn 1,6 triệu người năm 2010. Ngoài ra, hàng năm nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng (riêng năm 2009 là 5000 tỷ đồng) và hàng chục nghìn tấn lương thực, chủ yếu là để trợ giúp khắc phục thiên tai” [35, tr.7].

Như vậy, đối tượng tiếp cận ASXH ngày càng được mở rộng, không ngừng được tăng lên theo từng năm để giúp người dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, để con người được đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 99 - 104)