Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia thực hiện an sinh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 129 - 164)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

4.2.5. Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia thực hiện an sinh xã hội

Thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam chỉ ra rằng, sự đa dạng về nguồn lực là một trong các yếu tố để thực hiện thành công chính sách ASXH. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vấn đề hợp tác, liên kết nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các quốc gia trong phát triển các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, của đất nước là vô cùng cần thiết.

Theo quan niệm của quốc tế, việc huy động các tổ chức xã hội tham gia thực hiện ASXH được xem như một giải pháp quan trọng để tạo thêm nguồn lực, đảm bảo tính khả thi của các chính sách ASXH. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã tìm mọi biện pháp, tạo mọi điều kiện thỏa đáng để các tổ chức xã hội tham gia một cách linh hoạt, dưới mọi hình thức vào quá trình phát triển xã hội. Đó chính là xu hướng xã hội hóa và dân chủ hóa việc thực hiện ASXH trong thế giới hiện đại trên cơ sở phát triển hệ thống mạng lưới các tổ chức xã hội và phi chính phủ. Có như vậy, mới phát huy được nguồn lực của các nhóm xã hội, của cộng đồng trong xây dựng đất nước.

Ở Việt Nam, trong cơ chế cũ, Nhà nước trực tiếp nắm mọi khâu của đời sống kinh tế - xã hội, từ sản xuất, lưu thông đến phân phối dưới hình thức bao cấp về giá trị hiện vật. Tình trạng bao cấp tràn lan, kéo dài đã triệt tiêu phần lớn tính chủ động, tích cực, sáng tạo, đẩy người dân tới chỗ thụ động, trì trệ trong sản xuất, gây lãng phí, tạo tính ỷ lại, thói vô trách nhiệm. Sang thời kỳ đổi mới, rút kinh nghiệm từ những hạn chế trước đó, Đảng khẳng định phải xã hội hóa các chính sách xã hội, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh về số lượng, phong phú về loại hình, đa dạng về phương thức hoạt động. Vai trò của các tổ chức xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với xã hội, nó giải quyết những vấn đề xã hội mà nhà nước không tác động tới hoặc tác động kém hiệu quả trong đời sống cộng đồng dân cư, góp phần làm giảm tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đảm bảo ASXH.

Thực tiễn quá trình thực hiện ASXH đã chứng minh rằng, những nơi được các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ quan tâm, gần gũi nhân dân, trực tiếp lãnh đạo thực hiện ASXH, các đoàn thể tham gia tích cực thì nơi đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, tạo được nguồn lực to lớn để thực hiện ASXH.

Để đạt được những thành tựu trong lĩnh vực XĐGN là kết quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cùng với việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm. Chính phủ cùng với các tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân và cộng đồng đã có sự lồng ghép nhiệm vụ XĐGN với các chương trình quốc gia khác, tạo thành nguồn lực tổng hợp giúp người dân nhiều nơi trong cả nước thoát khỏi đói nghèo.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, các cơ quan cũng là một yếu tố quan trọng để các chương trình XĐGN thành công. Thực tế cho thấy từ khi có chủ trương của Đảng, các bộ, ngành đều có kế hoạch tham gia công tác này một cách cụ thể, đặc biệt là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là Bộ có nhiệm vụ tham mưu chính đã tích cực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để công cuộc XĐGN thành công. Các ngành khác như Thống kê, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục, Y tế, ... tùy theo chức năng và nhiệm vụ, đã tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng một số chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Các cơ quan, đoàn thể như Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội làm vườn, ... đã có những chương trình riêng để góp phần thực hiện XĐGN.

Có thể nói, ngoài các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, hội,… các cấp có vai trò quan trọng trong hoạt động XĐGN. Các hiệp hội ngành hàng nông sản đã chủ động và tích cực tổ chức, vận động các doanh nghiệp hội viên thực hiện trách nhiệm xã hội, giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần XĐGN. Các cấp Hội nghề cá cũng luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức, phát động những đợt hoạt động tình nghĩa quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho các hoạt động XĐGN như: Xây dựng nhà tình nghĩa, thăm và tặng quà cho các đối tượng hộ viên nghèo, phát động gây quỹ cho hội viên nghèo vay không phải trả lãi để phát triển sản xuất. Các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng đã tích cực tham gia công tác xã hội như ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng trường học, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ... .Với sự giúp đỡ từ các Hiệp Hội, người dân nhiều nơi đã thoát khỏi đói nghèo, có được một cuộc sống ổn định.

Như vậy, với chủ trương đa dạng hóa các nguồn lực trong thực hiện ASXH, các chương trình XĐGN ở Việt Nam đã huy động được nguồn lực to lớn để thực hiện thành công các mục tiêu XĐGN. Tuy nhiên, XĐGN không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội mà còn là nhiệm vụ của chính bản thân người nghèo - những chủ thể chính trong công cuộc XĐGN. Vì vậy, trong thành công của các chương trình XĐGN cần phải nói tới vai trò của các đối tượng nghèo. Sự nỗ lực, vươn lên của người nghèo, cộng đồng nghèo chính là một yếu tố quan trọng và thiết yếu cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Đảng, các đoàn thể và các tổ chức xã hội đã tích cực giúp đỡ người có công giảm bớt khó khăn, đảm bảo cuộc sống. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”, được thực hiện bằng hình thức tiêu biểu “Ngày thứ bảy tình nguyện”, chăm lo cho người có công, người nghèo, thanh, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Hội cũng đã phát động Chương trình Thanh niên tình nguyện

khắc phục hậu quả lũ lụt thực hiện các hoạt động cứu trợ, cứu đói cho đồng bào các tỉnh miền Trung; tiếp sức cho trẻ em đến trường với các đội thanh niên tình nguyện dọn trường lớp, sửa chữa bàn ghế và trang thiết bị dạy học, tặng hàng nghìn bộ đồ dùng học tập cho học sinh, xây dựng và bàn giao hàng trăm ngôi nhà nhân ái. Bên cạnh đó, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam có hệ thống ở khắp các tình, thành trên cả nước để kịp thời trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn. Hội đã tích cực vận động, thu hút mọi tiềm năng của xã hội để tổ chức và cùng tổ chức các hoạt động trợ giúp cho người thiệt thòi có phương tiện đi lại, được đào tạo nghề, tạo việc làm, dạy kỹ năng làm kinh tế, tự tổ chức lao động sản xuất; người đục thủy tinh thể được phẫu thuật để nhìn thấy ánh sáng; trẻ mồ côi được tặng xe đạp, cấp học bổng, xây nhà tình thương,... .Các cuộc quyên góp hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa với tinh thần “lá lành đùm lá rách” đã mang lại những hiệu quả to lớn. Những năm 2006-2012, chỉ riêng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thu được hàng chục ngàn tỷ đồng cho quỹ XĐGN. Nhìn chung, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội đã giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội hòa nhập với cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Các tổ chức ban, ngành, đoàn thể, hội không chỉ trợ giúp đối với các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, mà còn giúp đỡ các gia đình liệt sĩ trong việc tìm lại hài cốt liệt sĩ. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ đã tư vấn tìm hài cốt liệt sĩ cho hành nghìn gia đình, hỗ trợ tham gia tìm kiếm, di chuyển, đón hàng trăm hài cốt liệt sĩ về với quê nhà; tham gia đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin do

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì; ký hợp đồng hỗ trợ 60% kinh phí với Viện Công nghệ sinh học Việt Nam về giám định gien (ADN) hài cốt liệt sĩ do Hội giới thiệu đến; hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin và lập trang Web để

các gia đình liệt sĩ tìm kiếm. Ngoài ra, Hội đã tặng sổ tiết kiệm cho nhiều bà mẹ Việt Nam Anh hùng và gia đình liệt sĩ khó khăn,v.v..

Đa dạng hóa các nguồn lực trong thực hiện các chính sách ƯĐXH được thể hiện qua chủ trương xã hội hóa công tác đối với người có công của Đảng, Nhà nước. Đó không chỉ là phương thức hữu hiệu để khai thác sức mạnh tổng hợp mà còn là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước cần phải huy động sức mạnh của tất cả các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia để góp phần nâng cao mức sống đối với những người có công với đất nước. Điều đó đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng: Các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các lão thành cách mạng, người có công với nước, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh và gia đình liệt sĩ được mở rộng, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp.

Tóm lại, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong thực hiện ASXH cho thấy, đảm bảo ASXH không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Kết quả đạt được trong thực hiện ASXH, nhất là trong các lĩnh vực XĐGN, TGXH, ƯĐXH trong thời gian qua đã chứng minh rằng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam là một giá trị trường tồn, chảy xuyên suốt trong chiều dài lịch sử dân tộc. Dù cho thời gian trôi đi, nhiều giá trị truyền thống của dân tộc có thể bị mai một, nhưng tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vẫn luôn là giá trị bền vững, sống mãi cùng thời gian. Đồng thời, cũng nói lên rằng, chỉ có thực hiện xã hội hóa lực lượng tham gia ASXH, trong đó có Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thì mới có thể đem lại kết quả mong muốn. Vì vậy, vận động mọi lực lượng xã hội tham gia thực hiện ASXH, đa dạng hóa các nguồn lực cho ASXH là một định hướng đúng, tạo ra sức mạnh tổng hợp, đem lại hiệu quả to lớn, là một trong những kinh nghiệm quan trọng, cần được tiếp tục phát huy trong quá trình thực hiện ASXH ở Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 4

Trong quá trình xây dựng đất nước, cùng với các chính sách về kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới chính sách ASXH. Trong chặng đường từ năm 2001 đến năm 2011, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác ASXH đã có những bước tiến quan trọng.

Do nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của ASXH nên nhìn chung, chủ trương của Đảng về ASXH ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Đảng đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tiếp cận hệ thống ASXH cũng như tăng nguồn lực đầu tư từ nhiều kênh cho ASXH. Có thể nói, đây là những bảo đảm quan trọng cho việc phát triển ASXH những năm 2001-2011.

Mặc dù vậy, vấn đề đảm bảo công bằng xã hội thông qua hệ thống ASXH cũng còn nhiều điều cần phải bàn, còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa tương ứng với tốc độ phát triển của kinh tế. Một số giải pháp, biện pháp của Đảng trong thực hiện ASXH chưa theo kịp thực tiễn, chưa đồng bộ; một số lúc, số nơi việc chỉ đạo thực hiện còn thiếu quyết liệt. Đảng, Nhà nước cũng chưa đề ra được một hệ thống chính sách, chương trình thực hiện ASXH đầy đủ, có sự liên kết và hỗ trợ nhằm tăng cao hiệu quả của các chính sách ASXH; chưa có những biện pháp, giải pháp khắc phục có hiệu quả mức độ bao phủ còn hạn chế của các chương trình ASXH.

Để phát huy những thành công, khắc phục những tồn tại, cần tiếp tục nhận thức rõ và đầy đủ hơn nữa về tầm quan trọng của ASXH đối với sự ổn định và phát triển xã hội; từ đó, có các chủ trương, giải pháp phù hợp để thực hiện ASXH hướng tới con người, đảm bảo các điều kiện an toàn để con người có thể phát triển toàn diện, có được một cuộc sống ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao. Nói cách khác, làm cho ASXH thực sự vì con người, phục vụ con người.

Sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện ASXH những năm 2001-2011 cho thấy, để ASXH thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội trong từng bước phát triển, phải đồng bộ hóa chính sách kinh tế và chính sách ASXH, kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách ASXH. Cần nhận thức sâu sắc rằng, phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để thực hiện ASXH, ngược lại ASXH là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, không thể có ASXH dựa

trên một nền kinh tế kém phát triển, chất lượng thấp, cũng như không thể có một nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, khi trình độ dân trí thấp, chất lượng dân số hạn chế và tỷ lệ lớn dân cư còn nghèo. Nói một cách tổng quát, trong quá trình thực hiện chính sách ASXH, cần có giải pháp, biện pháp kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế và thực hiện ASXH; mặt khác, các chủ trương, chính sách ASXH vừa phải vì lợi ích của mọi giai tầng, vừa phải chú trọng những nhóm xã hội yếu thế dễ bị tổn thương. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; đồng thời, tiến hành xã hội hóa công tác ASXH, vận động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia, tạo thành nguồn lực tổng hợp thực hiện ASXH.

KẾT LUẬN

Thực hiện ASXH vừa là nhu cầu khách quan trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, sau một chặng đường dài tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng CSVN nhận thức ngày càng rõ hơn và đầy đủ hơn về tầm quan trọng, sự cần thiết, nội dung và mô hình của ASXH. ASXH được xác định là một công cụ quan trọng đảm bảo công bằng xã hội, là một trong những động lực thúc đẩy đất nước phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, bắt đầu từ Đại hội lần thứ IX của Đảng CSVN, ASXH trở thành một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, việc xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH được coi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu.

Từ năm 2001 đến năm 2011, chủ trương của Đảng về ASXH được hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 129 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)