6. Bố cục của luận án
1.2. Cơ sở líthuyết liên quan đến đề tài
1.2.2.2. Đặc điểm giới từ
Giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt đều khơng có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nó khơng thể đứng đơn lập mà phải kết hợp với một bổ ngữ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu, những giới từ điển hình của tiếng Hán như là: 按án, 按照án chiếu, 把bả, 被bị, 比tỷ, 朝 triều, 趁 sấn, 从
tòng, 除 trừ, 当 đương, 对 đối, 对于đối vu, 给 cấp, 跟 căn, 根据 căn cứ, 将
tương, 离ly, 关于quan vu, 和 hòa, 就 tựu, 顺thuận, 替thế, 往vãng, 同đồng,
向hướng, 沿diên, 以dĩ, 由do, 于vu, 为vị, 为了vị liễu, 论luận, 任nhậm, 在
tại, 照 chiếu, 至 chí, 自tự, 自从tự tòng... và những giới từ điển hình của tiếng
Việt như là: bằng, chí, cho, của, dưới, để, đến, đối với, giữa, lên, ngoài, nhằm, nhờ, ở, qua, ra, sang, tại, theo, tới, trên, trong, từ, vào, vì, về, với... Chúng đã tham gia tích cực vào việc thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Căn cứ vào thực tế ý nghĩa và cách dùng của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, có thể thấy, chúng có 5 đặc điểm cơ bản như sau:
1. Bản thân giới từ khơng có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp.
2. Giới từ biểu thị quan hệ chính phụ, có tác dụng nối các thực từ có quan hệ chính phụ với nhau. Ví dụ: sách của thầy giáo gồm danh từ sách và danh từ thầy giáo được giới từ của chỉ quan hệ sở thuộc nối kết chúng tạo thành cụm từ có quan
hệ chính phụ.
3. Giới từ có vị trí cú pháp cố định. Giới từ khơng thể đứng đơn lập, nó phải kết hợp với một thực từ để tạo ra một đơn vị cú pháp lớn hơn gọi là giới ngữ (Giới ngữ tiếng Hán thường đứng trước động từ vị ngữ, giới ngữ tiếng Việt thì thường đứng sau động từ vị ngữ. Ngồi những giới từ có thể làm tiêu đề ra, như: ―关于quan vu,
tiếng Hán và ―về, đối với, với‖ trong tiếng Việt.). Mơ hình giới ngữ là: Giới từ + bổ ngữ
Giới từ phải đứng trước bổ ngữ của nó, khơng thể đứng độc lập, bổ ngữ của giới từ trong giới ngữ không thể giản lược.
4. Giới từ không thể tự trả lời câu hỏi như thực từ. (chẳng hạn: câu hỏi cái gì đây? Phải dùng thực từ là danh từ như sách, áo để trả lời; câu hỏi làm gì đấy? thì
dùng động từ/động ngữ như ăn/ăn cơm, xem/ xem tivi để trả lời.
5. Giới từ khơng mang các từ ngữ biểu thị ―thì‖(tense) (Nói một cách cụ thể hơn, tức là giới từ điển hình của tiếng Hán không thể kèm theo từ ―过‖, ―着‖, ―了‖, ―起 来‖, ―下去‖. Giới từ điển hình của tiếng Việt cũng khơng thể xếp vào cấu trúc như ― đã... chưa‖ hoặc ― ... rồi‖ ).
Đặc điểm thứ 2, có thể dùng để phân biệt với liên từ. Ví dụ:
Tiếng Hán:
(1) 我喜欢跟越南人交朋友 (Tơi thích kết bạn với người Việt Nam)
(2) 我和你一起去超市 (Tôi và bạn cùng đi siêu thị)
Trong ví dụ 1, ―跟‖ căn (với) là giới từ, biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng cùng có chung hành động. ―和‖hịa (và) trong ví dụ 2 là liên từ, biểu thị quan hệ liên hợp. Ngồi ra, giới từ có thể cùng với từ phương vị, danh từ và trợ từ tiếng Hán tạo ra mơ hình giới ngữ, như: 在...上 (trên…), 在...中 (trong…), 在...下
(dưới…), 在...里 (trong…), 当...的时候 (khi...), 除...以外 (ngoài...ra), 就...来 说 (đối với...mà nói), 从... 来看 (nhìn từ...), v.v... nhưng liên từ khơng có mơ hình như thế, liên từ thường kết hợp với một liên từ khác (hoặc phó từ) để tạo ra mơ hình liên từ, ví dụ: 虽然... 但是... (tuy... nhưng...), 如果...就... (nếu...thì...), 即使...也...
有...才... (chỉ có...mới ...), 不仅...而且... (khơng chỉ...mà cịn...), 既... 又... (vừa...
vừa.../ đã… lại…), v.v...
Tiếng Việt:
Giả sử như trường hợp ―với‖, ―với‖ vừa là giới từ vừa là liên từ. Xin xem ví dụ: (3) Con với mẹ đi siêu thị. (liên từ)
(4) Con đi siêu thị với mẹ. (giới từ)
Trong ví dụ 3, ―với‖ có thể thay bằng liên từ ―và‖, cịn ở ví dụ 4 thì khơng được. Ở đặc điểm 4 và 5, chúng ta có thể phân biệt giới từ với động từ. Ví dụ:
Tiếng Hán:
(5) Câu hỏi: 你去南宁吗?(bạn có đi Thành phố Nam Ninh khơng?)
Trả lời: 去. (đi/ có / có đi) (+)
(6) Câu hỏi: 你跟我们一起玩吗? (Bạn có chơi với chúng tơi khơng?)
Trả lời: 玩. (có / có chơi) (+)
(7) Câu hỏi: 你来自中国? (Bạn đến từ Trung Quốc?)
Trả lời: 自 (tự/ từ) (-)
(8) Câu hỏi: 我可以跟你学越南语吗?(Tớ có thể học tiếng Việt với bạn
không ?)
Trả lời: 跟 (căn/cùng) (-)
Từ ví dụ 5, 6, 7, 8 chúng ta có thể thấy, từ ―去‖khứ (đi) và ―玩‖ ngoạn (chơi) có thể tự trả lời câu hỏi, nhưng từ ―自‖ tự (từ) và ―跟‖căn (với) thì khơng được,cho nên, có thể dựa vào tiêu chí đó mà đưa ra kết luận, ―去‖khứ và ―玩‖ngoạn là động từ, còn ―自‖ tự và ―跟‖ căn thì là giới từ. Tuy nhiên, trong cách trả lời, tiếng Việt thường lựa chọn cách trả lời của dạng câu hỏi lựa chọn, mà khơng dùng động từ (có
khi là giới từ) trong câu hỏi để biểu thị ý nghĩa khẳng định. Xin xem tiếp ví dụ: (9) 我睡觉了. (tôi ngủ rồi) (+)
(10) 他吃着饭. (anh ta đang ăn cơm) (+) (11) 他唱起来. (anh ta hát lên.) (+)
(12) 我根据了. (tôi căn cứ rồi) (-) (13) 我为过了. (tơi vì qua rồi) (-) (14) 他由起来了. (anh ta do lên rồi) (-)
Từ ví dụ 9 và 10, chúng ta có thể thấy, từ ―睡觉‖thụy giác (ngủ) và ―吃‖ngật (ăn) có thể kèm theo trợ từ động thái (tense particle. Trợ từ động thái là thuật ngữ sử dụng trong giới ngôn ngữ học Trung Quốc, giới ngôn ngữ học Việt Nam gọi là phó từ hoặc động từ.): ―了‖ liễu (rồi), ―着‖ trước (đang), ―过‖ quá (qua). Nhưng từ ―根 据‖căn cứ (căn cứ / dựa vào) và ―为‖ vị (vì) trong ví dụ 12 và 13 thì không thể mang theo những trợ từ động thái. Từ ―唱‖ xướng (hát) trong ví dụ 11 có thể mang theo động từ chỉ hướng ―起来‖ khởi lai (lên), nhưng từ ―由‖do (do) trong ví dụ 14 thì khơng được. Cho nên, từ ―睡觉‖ thụy giác, ―吃‖ ngật, ―唱‖ xướng là động từ, và từ ―根据‖căn cứ, ―为‖ vị, ―由‖ do là giới từ. Từ đó, có thể nói rằng, giới từ tiếng Hán khơng mang theo các từ ngữ biểu thị ―thì (tense)‖ và động từ xu hướng (Động từ xu hướng trong thuật ngữ ngữ pháp tiếng Hán gọi là: 趋向动词, ví dụ: 起来lên,
下去xuống, 过来qua, 过去đi…).
Tiếng Việt:
Trong tiếng Việt cũng vậy, ví dụ:
(16) Câu hỏi: Cậu đá bóng với tớ khơng? Trả lời: Đá / có đá / có. (+)
(17) Câu hỏi: Anh ấy từ Hà Nội sang phải không ? Trả lời: Từ (-)
(18) Câu hỏi: cậu đá bóng với tớ khơng? Trả lời: Với (-)
Từ ví dụ 15, 16, 17, 18 chúng ta có thể nhìn thấy ―đi‖ và ―đá‖ có thể tự trà lời câu hỏi, nhưng ―từ‖ và ―với‖ thì khơng được. Xin xem tiếp ví dụ:
(19) Anh đã nghỉ chưa ? Anh nghỉ rồi. (+) (20) Mẹ đã về chưa ?
Mẹ về rồi. (+) (21) Anh ấy đã với chưa
Anh ấy với rồi (-) (22) Cậu đã vì chưa
Cậu vì rồi (-)
Từ ví dụ 19 và 20 chúng ta có thể thấy từ ―nghỉ‖ và ―về‖ có thể xếp vào cấu trúc ―đã... chưa‖ và ―... rồi‖ (Theo ông Đinh Văn Đức [8, tr130-131], động từ tiếng Việt có một vài kiểu quan hệ điển hình, điều đầu tiên được bàn đến là quan hệ thời gian, ông cho rằng ―đối với động từ tiếng Việt quan hệ thời – thể hiện trong một cấu trúc hỏi hết sức quan trọng, đó là cấu trúc: đã...chưa?‖), nhưng từ ―với‖ và ―vì‖ trong ví dụ 21 va 22 thì khơng được sử dụng trong cấu trúc trên, cho nên, từ ―nghỉ‖ và ―về‖ là động từ, và từ ―với‖ và ―vì‖ là giới từ. Từ đó, chúng tơi có thể nói rằng, giới từ tiếng Việt khơng mang theo các từ ngữ biểu thị ―thì‖ (tense).
Trên đây là một số đặc điểm về giới từ điển hình trong tiếng Hán và tiếng Việt. Có thể nói, giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt đa dạng, mỗi giới từ có ý nghĩa riêng, có những giới từ khơng chỉ có một ý nghĩa ngữ pháp, mà cịn có thể có nhiều ý nghĩa ngữ pháp, thậm chí có những giới từ cịn có thể thay thế cho nhau. Tất cả
những điều này đã làm cho giới từ trở nên phức tạp và gây nhiều khó khăn cho người học khi học nhóm từ này.