6. Bố cục của luận án
1.2. Cơ sở líthuyết liên quan đến đề tài
1.2.2.6. Phân biệt giới từ với một số từ loại khác
Theo đặc điểm ngữ pháp từ loại riêng của tiếng Hán và tiếng Việt, giới từ còn phải phân biệt với một số từ loại khác, như:giới từ tiếng Hán phân biệt với trợ từ cấu trúc, giới từ tiếng Việt phân biệt với tình thái từ.
Tiếng Hán:
Trợ từ cấu trúc (structural particle) trong ngữ pháp tiếng Hán chủ yếu là các từ
―的đích, 地 địa, 得 đắc, 之chi‖. Về vị trí phân bố, ý nghĩa ngữ pháp của chúng
có khác biệt lớn so với những giới từ thơng thường. ―之chi,的đích,地địa‖ thường
đứng giữa thành phần định tố và trung tâm tố của ngữ danh từ (....常用于修饰语与 中心语之间), trên thực tế là phụ sau thành phần tu sức, ―之‖chi và ―的‖đích lấy từ ngữ mang tính thể từ là chính, cũng có thể phụ sau các loại từ ngữ mang tính vị từ hoặc tiểu câu (cú). Ví dụ: 美丽的 (cái đẹp),我之过(nghĩa là ―我的过错‖, lỗi của tôi); ―地‖ thường đứng sau những vị từ, ví dụ: 匆忙地跑 (chạy vội vàng/ vội vàng
chạy/ chạy một cách vội vàng); ―得‖ thì đứng sau những vị từ hoặc tính từ. Ví dụ:
Giới từ thuộc về từ tiền tố, chủ yếu nằm trước từ ngữ mang tính chất thể từ. Nhìn chung, giới từ và trợ từ kết cấu (的đích, 地 địa, 得 đắc, 之 chi) có sự phân
biệt tương đối rõ rệt.
Bên cạnh đó,từ ―被‖ bị và ―给‖ cấp trong câu bị động nếu bổ ngữ của chúng
khơng hiện diện hoặc khơng có bổ ngữ thì chúng là trợ từ. Ví dụ: (51) 他被我打了. (giới từ) (Nó bị tơi đánh rồi)
(52) 他被打了. (trợ từ) (Nó bị đánh rồi )
(53) 水给他喝光了. (giới từ) (Nước bị anh ấy uống hết rồi)
(54) 水给喝光了. (trợ từ) (Nước bị uống hết rồi)
Từ ―被‖ bị và ―给‖cấp trong câu 51 và 53 là giới từ, bổ ngữ của chúng là ―我‖ (tơi) và ―他‖ (nó/anh ấy), câu 52 và 54 đã tạo ra cấu trúc giới ngữ ―Pp + Np + Vp‖. Bổ ngữ của ―被‖bị và ―给‖cấp trong câu 52 và 54 khơng hiện diện hoặc khơng có, cho nên, từ ―被‖bị và ―给‖ cấp trong câu 52 và 54 đều được quy vào trợ từ.
Tiếng Việt:
Về việc phân biệt giới từ với tình thái từ chủ yếu tập trung vào từ ―với‖, ―cho‖, và ―qua‖. Ví dụ:
(55) Em đang nói chuyện với Thầy. (56) Cứu tôi với!
(57) Em ơi, mở cửa cho anh đi. (58) Để anh giúp cho.
(59) Học tập qua sách vở.
(60) Không thấy qua một bóng người.
Từ ―với‖, ―cho‖, ―qua‖ trong câu 55, 57, 59 là giới từ, mà trong câu 56, 58, 60 đều là tình thái từ.
ngữ của ơng Đinh Văn Đức đã dùng [8, tr217], ngữ pháp truyển thống gọi là trợ từ và thán từ ).
Tác giả Đinh Văn Đức đã chỉ ra: Về mặt ngữ pháp, các tiểu từ thường có vị trí ổn định, đối với các cấu trúc câu, các tiểu từ thường đứng đầu câu hoặc cuối câu.[8, tr219-220] Căn cứ vị trí cú pháp, từ ―với‖ và ―cho‖ trong ví dụ 56 và 58 nên quy vào tiểu từ thuộc về tình thái từ.
Hơn nữa, tác giả Đinh Văn Đức cũng phân tích rằng: vị trí các trợ từ ở trong câu không nhất thiết là cố định, các trợ từ có thể đi theo những bộ phận nhất định của cấu trúc câu [8, tr219-220]. Như từ ―qua‖, trong câu 60, khi làm trợ từ, nó biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định (―Từ điển tiếng Việt‖, tr796), thường dùng trong câu phủ định (thường dùng với phó từ như: khơng, chẳng...).
Về mặt chức năng ngữ nghĩa, tình thái từ trong câu có tác dụng diễn đạt mối quan hệ giữa người nói và thực tại trong các phát ngơn có tính thơng báo (câu). Trong đó, chức năng ngữ nghĩa của tiểu từ là biểu đạt ý nghĩa hình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngơn biểu thị cảm xúc của người nói; chức năng ngữ nghĩa của trợ từ là biểu đạt ý nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh, tăng cường [8, tr218-219]. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng: tình thái từ chỉ là biểu thị một ngữ khí, thái độ, cảm xúc nào đó của người phát ngơn.
Nhưng chức năng ngữ nghĩa của giới từ là ―đánh dấu‖ (Marked), khi giới từ đứng trước bổ ngữ của nó, có thể chỉ rõ tính chất ngữ nghĩa của bổ ngữ này, biểu thị rõ quan hệ ngữ nghĩa của bổ ngữ với động từ. Như mục 1.2.2.1 đã nói, giới từ có thể ngầm chỉ ra thời gian, nơi chốn, phương thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng, tiếp thể (recipient), tác thể (agent) v.v... Vì vậy, nếu bỏ đi tình thái từ trong câu thì sẽ khơng ảnh hưởng đến cú pháp và ngữ nghĩa của câu mà chỉ giảm mất đi một ngữ khí nào đó của người phát ngơn, nhưng nếu bỏ giới từ trong câu đi thì sẽ ảnh hưởng đến cú pháp của câu, và không thể biểu thị rõ quan hệ ngữ nghĩa của bổ ngữ với động từ trong câu. Ví dụ:
(62) Chẳng thiếu (qua) một thứ gì. (63) Giúp tôi một tay (với)!
(64) Học cho giỏi.
(65) Học tập qua sách vở. (66) Khổ với nó.
Từ ―cho‖, ―qua‖ và ―với‖ trong câu 61, 62, 63 có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, chỉ mất đi một ngữ khí nào đó của người phát ngơn mà thoi. Tuy nhiên, nếu bỏ ―cho‖, ―qua‖ và ―với‖ trong câu 64, 65, 66, thì khơng thể chỉ rõ quan hệ bổ ngữ của giới từ với động từ, mà thậm chí ảnh hưởng đến cú pháp của câu, như câu 64 và câu 66 nếu bỏ giới từ đi thì sẽ trở thành: ―học giỏi‖ và ―khổ nó‖, ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như câu 65 nếu bỏ giới từ đi sẽ trở thành: ―học tập sách vở‖, ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi.
Với những lí do kể trên, khi phân định giới từ tiếng Việt với tình thái từ, chúng ta có thể dựa theo vị trí cú pháp và chức năng ngữ nghĩa của chúng.