6. Cấu trúc của luận án
2.1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức cơ sở đảng và lãnh đạo xây dựng tổ
dựng tổ chức cơ sở đảng
2.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng đảng
* Khái niệm
Theo Điều 10, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), lần thứ IX (năm 2001) và lần thứ X (năm 2006) của Đảng ban hành thì khái niệm TCCSĐ tương đối thống nhất:
“1. Hệ thống tổ chức của Ðảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
2. Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.” [27, tr.19].
* Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng
TCCSĐ giữ vị trí là nền tảng của Đảng, có vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, biểu hiện cụ thể ở những nội dung sau:
- TCCSĐ là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân; nơi trực tiếp đưa đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới quần chúng nhân dân, đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh lên tổ chức đảng cấp trên.
sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện.
- TCCSĐ là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên; nơi đào tạo cán bộ cho Đảng; là nơi tạo nguồn cán bộ cho cả HTCT.
- TCCSĐ là đơn vị chiến đấu cơ bản của đảng, nơi bảo đảm tính tiên phong, gương mẫu của Đảng; là nơi mà mọi hoạt động xây dựng nội bộ đảng được tiến hành; là trung tâm đoàn kết nội bộ đảng, các tổ chức trong HTCT và tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân.
* Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng Chức năng:
Một là, chức năng lãnh đạo ở cơ sở
- Trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị và nắm vững đặc điểm của địa phương, đơn vị đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác, biện pháp thực hiện tại cơ sở; đồng thời, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân phản ánh cho Đảng và Nhà nước để định ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn.
- Định hướng xây dựng tổ chức và hoạt động của chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội theo đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Định hướng tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; uốn nắn những lệch lạc, ngăn chặn những tiêu cực, khẳng định và ủng hộ nhân tố mới trong hoạt động của các tổ chức trong HTCT và các tổ chức quần chúng tại cơ sở; phát động và lãnh đạo các phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa của quần chúng ở cơ sở.
Hai là, chức năng xây dựng nội bộ đảng
- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, kết nạp đảng viên mới.
- Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đảng.
- Kiểm tra đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, đường lối, điều lệ Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên và cấp mình.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp bầu các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng; tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên.
- Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. - Tổ chức cho quần chúng tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên và cấp mình; tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nhiệm vụ
Điều 23, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tất cả các TCCSĐ đều có 5 nhiệm vụ sau:
“1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng” [30, tr.39- 40].
2.1.2. Quan niệm về Đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Quan niệm về sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh đối với TCCSĐ có các yếu tố cấu thành như sau:
Chủ thể lãnh đạo: Đảng bộ tỉnh (mà trực tiếp là cấp uỷ các cấp trên cơ sở như cấp uỷ cấp tỉnh uỷ (tỉnh uỷ), cấp uỷ cấp huyện (huyện uỷ và tương đương).
Đối tượng lãnh đạo: các TCCSĐ (cấp xã, phường, thị trấn và tương đương). Nội dung lãnh đạo: lãnh đạo xây dựng TCCSĐ về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Phương thức lãnh đạo: lãnh đạo xây dựng TCCSĐ bằng việc đưa ra các chủ trương và chỉ đạo TCCSĐ tổ chức thực hiện các chủ trương đó.
Như vậy, đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ là toàn bộ các hoạt động mà đảng bộ tỉnh (trực tiếp là cấp uỷ các cấp trên cơ sở như tỉnh uỷ, huyện uỷ và tương đương) đề ra chủ trương và chỉ đạo TCCSĐ, nhằm xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
2.1.3. Quan niệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức chức
Xây dựng TCCSĐ về chính trị bao gồm các hoạt động cơ bản như: định hướng nhiệm vụ chính trị cho TCCSĐ; xây dựng năng lực lãnh đạo chính trị của TCCSĐ (năng lực lãnh đạo HTCT cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị).
Xây dựng TCCSĐ về tư tưởng bao gồm các hoạt động cơ bản như: định hướng tư tưởng chính trị cho TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; củng cố, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; định hướng TCCSĐ lãnh đạo việc phát huy dân chủ cơ ở, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở; chỉ đạo TCCSĐ làm công tác dân vận.
Xây dựng TCCSĐ về tổ chức bao gồm các hoạt động cơ bản như: củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, đảng viên của TCCSĐ; công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng của TCCSĐ; công tác đánh giá, phân loại chất lượng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên.
2.2. Những yếu tố tác động đến lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam