6. Cấu trúc của luận án
2.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảngbộ tỉnh Hà Nam
2.3.3. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về tổ chức
2.3.3.1. Chủ trương
Để kiện toàn bộ máy tổ chức của TCCSĐ, BTV tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị 01- CT/TUngày 28/8/1998 Về việc tiến hành đại hội các tổ chức cơ sở đảng nhiệm kỳ 1998
- 2000 yêu cầu: phát huy dân chủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, đánh giá đúng thực trạng tình hình, phân tích, làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân chủ quan, khách quan về sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chi bộ trong nhiệm kỳ qua. Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của đảng bộ, chi bộ cơ sở nhiệm kỳ tới phù hợp [74, tr. 1]. Đảng bộ tỉnh đặc biệt coi trọng lãnh đạo TCCSĐ phát huy dân chủ trong Đảng và trong nhân dân, từ việc kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm đến việc xây dựng báo cáo chính trị và công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thức XVI. BTV tỉnh uỷ đã triệu tập hội nghị bí thư, chủ tịch 116 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để quán triệt và chọn Đảng bộ xã Ngọc Sơn huyện Kim Bảng đại hội thí điểm.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (12/2000) xác định: nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, phấn đấu hàng năm có từ 75-80% TCCSĐ đạt trong sạch, vững mạnh không có TCCSĐ yếu kém [88, tr. 73- 74]. Đảng bộ tỉnh xác định rõ các nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng TCCSĐ như: lãnh đạo TCCSĐ thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng; duy trì tốt nền nếp sinh hoạt, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên gắn với kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên làm tốt nhiệm vụ phụ trách các hộ quần chúng, giữ mối quan hệ với chi ủy, chi bộ cơ sở và nhân dân nơi cư trú; có biện pháp giúp đỡ các TCCSĐ yếu kém. Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự chỉ đạo của cấp bộ đảng cấp trên đối với TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, làm nguồn cán bộ cơ sở, tăng cường cán bộ huyện, thành phố cho xã, phường, thị trấn, nhất là những cơ sở khó khăn. Kiên quyết thay đổi cán bộ khi vi phạm khuyết điểm, không còn uy tín làm việc hoặc vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
BTV tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 200-QĐ/TU ngày 20/11/2002 về thực hiện quy chế đánh giá cán bộ, hướng dẫn kiểm điểm phân loại đảng viên và TCCSĐ định kỳ hàng năm, gắn với việc thực hiện Quy định số 55 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. BTV tỉnh uỷ có Hướng dẫn số 03-HD/TU ngày 17/4/2002 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý [102].
Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng như: Thông báo số 45-TB/TU ngày 09/7/1999 của BTV tỉnh uỷ về việc giải quyết đơn thư tố cáo mạo danh, nặc danh; Thông báo số 73, ngày 10/8/2000 của BTV Tỉnh uỷ Về việc giải quyết đơn thư tố cáo dấu tên, mạo tên; Quy định số 03 ngày 16/9/2000 của Tỉnh uỷ về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện BTV tỉnh uỷ quản lý; Công văn số 36 ngày 18/4/2001 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 64-CTTW ngày 22/3/2001 của Bộ Chính trị về giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng. Những văn bản trên được quán triệt đến các TCCSĐ để tổ chức thực hiện.
Ngày 14/12/1998, Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị Số 04-CT/TU về việc thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ với yêu cầu coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong toànbộ công tác xây dựng Đảng; kịp thời xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm; tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ từ tỉnh đến cơ sở [78, tr. 1].
Chủ trương của Tỉnh uỷ về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các TCCSĐ và HTCT cơ sở tiếp tục được thể hiện qua Chỉ thị số 02-CT/TU 12/9/1998 của BTV tỉnh uỷ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 29/4/1999 của BTV tỉnh uỷ về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị; Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 01/10/2002 của BTV tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng về quản lý ngân sách, tài chính xã, phường, thị trấn [97, tr 10].
2.3.3.2. Sự chỉ đạo
Năm 1997, toàn tỉnh có 10 tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ bao gồm 6 huyện, thị ủy và 4 đảng uỷ trực thuộc; 489 TCCSĐ với khoảng 34.563 đảng viên.
Đảng bộ tỉnh chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy của TCCSĐ: Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh kiên quyết chỉ đạo các TCCSĐ xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến nhân sự đại hội, chủ động rút khỏi danh sách bầu cử những ứng cử viên có biểu hiện sai phạm. BTV
Tỉnh uỷ đã chỉ đạo đại hội điểm ở 5 TCCSĐ gồm Đảng bộ xã Bình Nghĩa, Vũ Bản, Tiêu Động (huyện Bình Lục); Đạo Lý, Vành Trụ (huyện Lý Nhân). Tính đến ngày 28/9/2000, toàn tỉnh đã hoàn thành tổ chức Đại hội ở 100% chi, đảng bộ cơ sở. Chất lượng cấp uỷ mới được nâng lên, tỷ lệ cấp uỷ được đổi mới từ 25% - 30%, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, độ tuổi trẻ hơn và tỷ lệ nữ tăng hơn khoá 1998 - 2000 [4, tr. 369-370]. Đến năm 2000, 90% số TCCSĐ đã xây dựng, bổ sung quy chế làm việc.
Năm 2005, Đảng bộ tỉnh có 496 TCCSĐ và 39.836 đảng viên, tăng 07 TCCSĐ và khoảng 3.237 đảng viên so với năm 2000. [101, tr. 1- 4].
Bảng số 1: Số lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (1997 - 2005) STT Năm Tổng số TCCSĐ Tổng số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở Tổng số đảng viên 1. 1997 489 - 34.563 2. 1998 477 1.725 34.859 3. 1999 495 1.812 35.455 4. 2000 494 1.850 36.149 5. 2001 492 1.966 36.955 6. 2002 488 1.993 37.750 7. 2003 486 2.009 38.151 8. 2004 494 2.032 38.871 9. 2005 501 2.042 39.836
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm (1997 - 2005) của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hà Nam, Lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Hà Nam.
BTV tỉnh uỷ đã triệu tập hội nghị Bí thư, Chủ tịch 116 xã, phường, thị trấn và chọn Đảng bộ xã Ngọc Sơn (huyện Kim Bảng) đại hội thí điểm vào ngày 12/6/2005. BTV các huyện, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc đã phân công các Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên BCH, trưng tập chuyên viên các ban xây dựng Đảng, văn phòng cấp uỷ trực tiếp giúp đỡ cơ sở, duyệt báo cáo chính trị, nhân sự và chỉ đạo công tác chuẩn bị, tổ
chức đại hội của các chi, đảng bộ. Đến ngày 20/8/2005, 100% các TCCSĐ đã tiến hành Đại hội xong [101, tr. 1- 4].
Để xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên, cán bộ, đảng viên của TCCSĐ, công tác kết nạp đảng viên mới được Đảng bộ tỉnh quan tâm. Từ năm 1997 đến năm 2000 toàn Đảng bộ mở gần 100 lớp cho 6.500 quần chúng ưu tú học tập, tìm hiểu về Đảng; đã kết nạp được trên 3.000 đảng viên; trong đó 47% là đoàn viên, 51,6% có trình độ trung cấp và đại học. Tháng 9/1997, Ban Kinh tế Tỉnh uỷ và Ban Tổ chức Tỉnh uỷ triển khai khảo sát tình hình đảng viên là chủ các doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần tư nhân trên địa bàn tỉnh. Qua khảo sát, toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp, trong đó có 07 doanh nghiệp có đảng viên làm chủ [71].
Trong những năm 2000 - 2005, Đảng bộ đã kết nạp được khoảng hơn 3.600 đảng viên. Các TCCSĐ đã gắn công tác phát triển đảng với công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn quy hoạch cán bộ. Nhiều chi bộ từ 30 đến 40 năm chưa phát triển được đảng viên đã phát triển được đảng viên mới, từng bước giải quyết được 20,8% tổng số thôn, xóm, trường học chưa có chi bộ [100].
Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên theo quy trình chặt chẽ, khách quan, dân chủ, công khai, phản ánh đúng thực chất hơn với từng loại hình TCCSĐ và nhiệm vụ của mỗi đảng viên. Trong các năm 1997 - 2000: số TCCSĐ đạt trong sạch, vững mạnh tăng từ 79,48% năm 1998 lên 82,3% năm 2000, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra; chỉ còn 5 TCCSĐ yếu, kém chiếm 1,26% bình quân trong các năm 1998 - 2000 [4, tr. 363]. Trong những năm 2000 - 2005, bình quân hàng năm, số TCCSĐ trong sạch, vững mạnh đạt 83,19%, số đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 91,54%, số đảng viên vi phạm tư cách còn 0,46%, giảm 0,94% so với nhiệm kỳ trước [103, tr. 12].
Bảng số 2: Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (1997 - 2005)
Tổ chức cơ sở đảng được đánh giá Đảng viên được đánh giá TT Năm Tổng
số A (%) B (%) C (%) D (%)
Tổng
số A (%) B (%) C (%)
2. 1998 - - - - 3. 1999 - - - - 4. 2000 - 82,3 16,51 1,26 - - - - 5. 2001 - - 83,13 12,24 4,63 - 79,9 19,87 0,23 6. 2002 486 - 73,3 22,8 3,9 34.515 33,75 64,8 1,44 7. 2003 483 30,23 80,54 17,20 2,28 34.468 47,8 51,08 1,12 8. 2004 490 40,20 85,7 12,85 1,42 35.572 59,21 40,10 0,69 9 2005 489 - 89,2 10,4 0,4 36.103 63,21 36,25 0,51 Chú thích:
A: TCCSĐ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu. B: TCCSĐ trong sạch vững mạnh. C: TCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ. D: TCCSĐ yếu kém Chú thích: A: ĐV ĐTC, HTTNV; B: ĐV ĐTC, HTNV; C: ĐV VPTC, CHTNV
Nguồn: Báo cáo thống kê hằng năm (1997 - 2005) của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hà Nam, Lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Hà Nam.
Đảng bộ tỉnh chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân, công tâm, thạo việc, không tham nhũng; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ. Từ đầu năm 2002 đến tháng 9 năm 2005 đã luân chuyển 02 cán bộ về cơ sở xã, phường, 14 cán bộ từ cơ sở lên huyện, thị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn được các cấp uỷ quan tâm chỉ đạo. Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn hầu hết có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn trở lên [102].
Chỉ đạo các TCCSĐ thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng,
trong các năm 1999 - 2000, Đảng bộ tỉnh tập trung tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khoá VIII). Tháng 10/1999, tập thể và cá nhân trong BTV Tỉnh uỷ đã tiến hành kiểm điểm. Đến ngày 31/5/2000, các TCCSĐ đã cơ bản tiến hành xong việc tổ chức kiểm điểm đến đảng viên [88, tr. 8-10].
Công tác kiểm tra, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo vệ đảng luôn được Đảng bộ tỉnh quan tâm, chỉ đạo tới các TCCSĐ về việctriển khai, quán triệt, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra phù hợp với sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và tình hình thực tế của TCCSĐ. BTV tỉnh uỷ đã trực tiếp chỉ đạo các cuộc kiểm tra chấp hành và thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra công tác tiếp dân, chỉ đạo việc giải quyết đơn, thư khiếu tố, nhất là với một số vụ việc vi phạm tồn đọng phức tạp [129]. Trong các năm 2001 - 2005, UBKT các cấp đã tăng cường kiểm tra đảng viên với các nội dung chủ yếu về chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng; cố ý làm trái; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ; đoàn kết nội bộ; phẩm chất lối sống; chính sách nhà đất... Qua kiểm tra đã kết luận 694 đảng viên có vi phạm (chiếm 93,5% so với số đảng viên được kiểm tra); trong đó có 209 cấp uỷ viên; phải thi hành kỷ luật 416 đảng viên (chiếm 59,9% so với số có vi phạm và 56% so với số được kiểm tra) [130 tr. 3]. Phương pháp kiểm tra được đổi mới, sâu sát cơ sở, hướng về cơ sở, tập trunggiải quyết, xử lý kịp thời các đầu mối yếu, những đảng viên và tổ chức có vi phạm [130, tr. 15].
Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các TCCSĐ, đặc biệt là TCCSĐ xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện như tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở, chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản trên qua hệ thống đài phát thanh và truyền hình, đài truyền thanh cơ sở và báo địa phương [97, tr.10]. Đã phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng tham nhũng là đảng viên, cán bộ, công chức; chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, hiệu trưởng; chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng thôn, bí thư chi bộ... với các hành vi phạm tội như tham ô, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ, quyền hạn [97, tr. 11-13].
2.3.3.3. Những hạn chế
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số TCCSĐ, nhất là chi bộ thôn xóm chưa ngang tầm nhiệm vụ, một số tổ chức đoàn thể nhân dân ở cơ sở hoạt động yếu. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở một số chi bộ làm chưa tốt, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; còn tình trạng e dè, nể nang, né tránh xuôi chiều, sự chi phối của các quan hệ phức tạp ở các chi bộ thôn xóm như dòng
họ, làng xóm, độ chênh quá xa về tuổi đời, tuổi đảng cũng ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng TCCS đảng và đảng viên.
Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên còn có sự chênh lệch quá xa giữa các đảng bộ, chưa phản ánh đúng như có chi bộ chi xếp loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ lại cao hơn chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh. Một số TCCSĐ vẫn chạy theo thành tích, nể nang, hữu khuynh, thiếu kiên quyết trong đánh giá, một số TCCSĐ đánh giá chất lượng lại quá khắt khe, chặt chẽ nên đã ảnh hưởng đến sự phấn đấu của chi bộ và đảng viên. Một số cấp uỷ chưa coi trọng việc sơ kết rút kinh nghiệm, chưa có kế hoạch kiểm tra, thẩm định, phát hiện những sai sót để uốn nắn kịp thời.
Trong công tác phát triển đảng viên, một số ít cấp uỷ còn có tư tưởng thành kiến, hẹp hòi, quá cầu toàn, một số cấp ủy thực hiện quy trình lựa chọn quần chúng vào danh sách cảm tình đảng chưa chặt chẽ. Còn tới 33,0% TCCSĐ có quần chúngnhưng không kết nạp được đảng viên. Cá biệt có một số chi bộ thôn, xóm qua 10 hoặc 15 năm, 20 năm, 30 - 40 năm vẫn chưa kết nạp được đảng viên mới mà chủ yếu là nguồn bổ sung từ nơi khác về [100].
Sự lãnh đạo của cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn đối với công tác cán bộ
gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch cán bộ hạn hẹp về nguồn, đào tạo bồi dưỡng thiếu điều kiện. Ủy viên BCH đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010 có trình độ văn hóa tiểu học 0,07%, trung học cơ sở 21,97%, trình độ lý luận chính trị sơ cấp 30,31%. Cơ cấu độ tuổi dưới 35 mới đạt 11,53%, nữ 13,08%. Việc đánh giá, giới thiệu người ứng cử, bầu cử vào các chức danh trong tổ chức chính trị còn thiếu sót [106, tr. 4-5].
Việc thực hiện luân chuyển cán bộ từ huyện về cơ sở nhất là xã, phường, thị trấn chưa mạnh mẽ. Chính sách và chế độ trong luân chuyển cán bộ còn nhiều vướng mắc, hoặc thực hiện luân chuyển cán bộ xã, thị trấn về huyện thị còn khó