6. Cấu trúc của luận án
2.2. Những yếu tố tác động đến lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của
2.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế xã hội
* Về điều kiện lịch sử
Hà Nam là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt Cổ, từ xưa đã là vùng quan trọng của văn minh Đông Sơn - nền tảng văn hoá Việt Nam. Từ thế kỷ III trước công nguyên, vùng đất Hà Nam thuộc trấn Sơn Nam.
Ngày 20/10/1890 toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập tỉnh Hà Nam bao gồm toàn bộ phủ Liêm Bình, huyện Vũ Bản và huyện Thượng Nguyên (thuộc tỉnh Nam Định) cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp (Hà Nội) nhập vào huyện Duy Tiên. Trong thời Pháp thuộc và kháng chiến chống Pháp, địa giới Hà Nam có nhiều thay đổi.
Năm 1957, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định tách huyện Lạc Thủy về tỉnh Hòa Bình. Tỉnh Hà Nam còn lại 5 huyện và thị xã.
Năm 1965, Hà Nam sáp nhập với Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Năm 1976 Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1992 tỉnh Hà Nam Ninh tách thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như địa giới trước 1976.
Tháng 1/1997 tỉnh Nam Hà tách thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định như địa giới trước 1965 [96, tr. 30-33].
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, vào khoảng 20,41 độ vĩ bắc, 105,31 độ kinh đông; phía Bắc giáp Hà Nội, phía Nam giáp Nam Định, phía Đông qua sông Hồng là Hưng Yên và Thái Bình, phía Tây Nam là Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình.
Hà Nam cách Thủ đô Hà Nội gần 60 km về phía Nam với diện tích tự nhiên rộng 851,5 km2, được chia thành 05 huyện và 01 thành phố. Theo thống kê, tổng số hộ dân cư của tỉnh Hà Nam tính đến hết quý I năm 2013 là 243.787 hộ, trong đó số hộ gia đình là 243.051, tổng số nhân khẩu thường trú tính đến cuối quý I là 846.653 người [139].
Là một tỉnh không lớn xét cả về diện tích và dân số, nhưng Hà Nam lại có vị trí trọng yếu về chính trị, giao thông, tiềm năng kinh tế. Hà Nam chiếm giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, lại nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ Bắc Nam, có lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ. Điều kiện đất đai, địa hình rất đa dạng thuận tiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp; có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; có tiềm năng về phát triển du lịch quy mô nhỏ, du lịch sinh thái...
Ở Hà Nam, nhân dân có truyền thống sinh hoạt các hình thức tín ngưỡng từ lâu đời với số lượng cơ sở thờ tự tín ngưỡng được thống kê tới năm 2005 là 1.552 (trong đó đình làng 520, đền 247, miếu phủ 371, từ đường dòng họ 224), diện tích đang sử dụng là 105,4 ha. Hà Nam có 3 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo và Tin lành với số lượng tín đồ chiếm tỷ lệ khoảng 23% dân số.
* Bối cảnh tỉnh Hà Nam khi tái lập:
Ngày 06/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết chia tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 22/11/1996, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Hà đã họp ra Nghị quyết số 02-NQ/TU về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chia địa giới hành chính tỉnh Hà Nam và Nam Định.
Ngày 01/01/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập và bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh có sự thay đổi lớn về địa giới hành chính, cơ cấu tổ chức bộ máy của HTCT, sự xáo trộn trong mọi hoạt động của tỉnh. Điều đó vừa mang lại những
cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Thuận lợi có thể nhận thấy khi chia tách và tái lập tỉnh là Hà Nam có địa giới hành chính gần Hà Nội và thuận lợi hơn so với tỉnh Nam Định, đồng thời Trung ương Đảng và Nhà nước cũng dành nhiều sự quan tâm hỗ trợ cho tỉnh. Đây chính là cơ hội để Hà Nam bứt phá, vươn lên. Tuy nhiên, những khó khăn trước mắt của việc chia tách và tái lập tỉnh lại thể hiện rõ hơn rất nhiều:
Năm 1997, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính (5 huyện và 1 thị xã). Thị xã Phủ Lý là trung tâm của tỉnh. Toàn tỉnh có 114 xã, phường, thị trấn, dân số 814.000 người, dân theo đạo thiên chúa chiếm 12%. Bình quân GDP là 165 USD/người (1.815.000 đồng) tính theo số liệu năm 1996. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 50%; dịch vụ 30%; công nghiệp và xây dựng 20%. Tổng sản lượng lương thực trong nông nghiệp hàng năm đạt 325 ngàn tấn. Bình quân lương thực quy thóc 400 kg/người. Giá trị công nghiệp hằng năm tăng từ 8 - 10%.
Tại thời điểm tái lập tỉnh Hà Nam, nền nông nghiệp mang tính thuần nông, công nghiệp địa phương lạc hậu, manh mún, thương mại chưa phát triển, xuất khẩu nhỏ bé cả về khối lượng hàng hoá và giá trị ngoại tệ. Hạ tầng cơ sở khu trung tâm của tỉnh hầu như chưa có gì, các cơ quan của tỉnh chưa có công sở làm việc, phải mượn, phải thuê nhà để duy trì hoạt động bình thường. Thu ngân sách chỉ đáp ứng gần 40% chi ngân sách hàng năm. Đời sống của cán bộ, công nhân viên gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều... [69].
Khi tách tỉnh, lực lượng cán bộ từ tỉnh Nam Hà chuyển về vừa thiếu về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu: cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật ở khu vực quản lý Nhà nước của các sở, ngành có 180 người, chiếm 17,81%; khu vực sự nghiệp có 330 người, chiếm 23,12%; khu vực hành chính sự nghiệp có 510 người, chiếm 20,9%, có nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể không đủ người làm việc, không có cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ không có tính kế thừa; trong các ngành kinh tế, kỹ thuật thiếu cán bộ khoa học, cán bộ quản lý có kinh nghiệm. Các cơ quan của tỉnh phải thuê mượn địa điểm để làm việc. Đời sống, sinh hoạt của đội
ngũ cán bộ, công nhân, viên chức mới chuyển về gặp nhiều khó khăn, chưa có nhà ở, một số phải đi về Nam Định hàng ngày [4, tr. 290 -295].
Đời sống nhân dân trong thời điểm 1997-1998 gặp rất nhiều khó khăn, bị xáo trộn trong phân tách, sáp nhập, thiết lập mới ranh giới địa lý hành chính và HTCT; một bộ phận nhân dân mất lòng tin trước khả năng lãnh đạo, quản lý và vận hành của HTCT và sự sai phạm của nhiều tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên.
* Những khó khăn tác động tới việc xây dựng TCCSĐ:
Vào thời điểm tái lập tỉnh Hà Nam, Đảng bộ tỉnh được tái lập nhưng chưa tổ chức được đại hội đảng các cấp, Tỉnh uỷ lâm thời do Trung ương Đảng chỉ định. Nội bộ các tổ chức trong HTCT chưa ổn định do tách lập, các TCCSĐ cũng đang trong quá trình kiện toàn và xác định nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên của cả tỉnh nói chung và của nhiều TCCSĐ nói riêng chưa đảm bảo được về số lượng, cơ cấu trình độ, độ tuổi, lại trong tình trạng bị hẫng hụt về tâm lý, lo lắng vì bối cảnh xáo trộn. Nhiều đơn vị có biểu hiện mất đoàn kết, chia rẽ, cục bộ địa phương, đấu đá tranh giành quyền lực; một số cán bộ có cơ hội tham nhũng, làm sai quy định; tư tưởng bảo thủ trong cán bộ, đảng viên vẫn còn rõ nét... Điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của cả HTCT còn thiếu thốn, phải làm việc ghép, chung địa điểm.
Trước khi tái lập tỉnh, trên địa bàn Hà Nam đã có những điểm nóng chính trị - xã hội rất nghiêm trọng, khiếu kiện vượt cấp ngày càng phức tạp như tại làng Lác Nhuế (xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng), TCCSĐ và HTCT cơ sở ở Đồng Hoá khi đó hầu như tê liệt, bị động khiến Tỉnh uỷ Nam Hà đã phải rất quyết tâm mới giải quyết được tạm ổn.
Hà Nam là địa bàn có Công giáo phát triển, Tổng giám mục đàng ngoài đóng tại thị trấn Kiện Khê (huyện Thanh Liêm) từ năm 1659, hiện là nhà thờ xứ Kẻ Sở vẫn còn lưu giữ các hài cốt và nhiều di vật có liên quan đến các thánh tử vì đạo. Tỉnh phải giải quyết nhiều điểm nóng tôn giáo tại khu vực nhà thờ Kiện Khê ở huyện Thanh Liêm và các khu vực Công giáo trên địa bàn.
nhiều các dự án phát triển công nghiệp, hạ tầng được đầu tư triển khai đi kèm với những xung đột trong giải toả, đền bù giải phóng mặt bằng liên tục đặt ra đối với tỉnh tại thị xã Phủ Lý và các huyện Đồng Văn, Duy Tiên, Thanh Liêm…
Những vấn đề trên đã đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn đầu sau tái lập tỉnh mà trước hết là kiện toàn TCCSĐ và HTCT cơ sở, ổn định tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tìm tòi phương hướng mới để lãnh đạo nhân dân nhanh chóng vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Hà Nam và công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nam trước năm 1997
Trong những năm 1986-1990, Hà Nam đứng trước những thử thách về tình trạng thiếu dân chủ, kém kỷ luật, tính tiên phong của đảng viên giảm sút, nhiều đảng viên băn khoăn, lo lắng, một số ít dao động, băn khoăn, nội dung và phương thức lãnh đạo của TCCSĐ còn nhiều hạn chế. Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đảm bảo chất lượng công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác đảng viên, công tác kiểm tra, từng bước củng cố lại tư tưởng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên và nâng cao năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ [4, tr. 196-205].
Trong những năm 1991-1996, với nhiệm vụ tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố HTCT sau khi tái lập tỉnh Nam Hà, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3(khóa VII) về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Tỉnh ủy đã chú trọng công tác xây dựng TCCSĐ. Các TCCSĐ tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nhiều đảng bộ, chi bộ phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới ở cơ sở. Tuy nhiên, những hạn chế thể hiện ở công tác tư tưởng, công tác cán bộ, năng lực lãnh đạo chính trị, kinh tế vẫn là những thách thức đối với qúa trình xây dựng TCCSĐ ở Hà Nam [4, tr. 218-239].
Trong bối cảnh tái lập tỉnh với nhiều cơ hội mới và những thách thức trước mắt, Đảng bộ tỉnh Hà Nam và các TCCSĐ đứng trước những nhiệm vụ cấp bách:
Về chính trị: Đảng bộ tỉnh phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng bộ và HTCT; xây dựng phương hướng chính trị giai đoạn đầu tái lập tỉnh, đặc
biệt là phương hướng củng cố tổ chức bộ máy, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; củng cố và nâng cao bản lĩnh chính trị của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; nhanh chóng giải quyết tốt những vấn đề chính trị - xã hội mới nảy sinh.
Về tư tưởng: nhiệm vụ hàng đầu là ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong bối cảnh thay đổi tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ mới; khắc phục những biểu hiện bè phái, cục bộ, mất đoàn kết, công thần của lớp cán bộ đảng viên lớn tuổi có chức vụ và tư tưởng bất mãn, né tránh của cán bộ, đảng viên trẻ tuổi; thúc đẩy tư tưởng đổi mới để thực hiện nhiệm vụ; thúc đẩy dân chủ trong HTCT và xã hội, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, tham nhũng, quan liêu của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn rất khó khăn; phải nhanh chóng ổn định và đảm bảo đời sống kinh tế, văn hoá, an ninh trật tự của nhân dân. Chỉ khi làm tốt những nhiệm vụ đó, Đảng bộ tỉnh và các TCCSĐ mới có thể an dân, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng, HTCT và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Về tổ chức: nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ tỉnh là nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy của tổ chức đảng các cấp và các TCCSĐ, kiện toàn đội ngũ cán bộ để khắc phục tình trạng hẫng hụt của bối cảnh tái lập tỉnh; xác định rõ mô hình hoạt động, chức năng, nhiệm vụ đặc thù của các loại hình TCCSĐ; nâng cao chất lượng sinh hoạt của các TCCSĐ; quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên để đảm bảo đủ năng lực hoàn thành thành nhiệm vụ chính trị đầy khó khăn của thời kỳ đầu tái lập tỉnh, giữ vững ổn định để phát triển.