6. Cấu trúc của luận án
2.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảngbộ tỉnh Hà Nam
2.3.1. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về chính trị
2.3.1.1. Chủ trương
Từ ngày 01/01/1997, các cơ quan của tỉnh Hà Nam chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Tỉnh uỷ Hà Nam đã chủ trương từng bước ổn định tổ chức bộ máy và sắp xếp cán bộ, đưa các hoạt động của tỉnh sớm đi vào nề nếp; tăng
cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ để đối với TCCSĐ nhằm giúp các TCCSĐ củng cố bản lĩnh và quyết tâm chính trị, thực hiện lãnh nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương.
Ngày 12/01/1997 BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 01- NQ/TU về Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Nghị quyết đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi tách tỉnh và nhấn mạnh: Trong giai đoạn lịch sử này, BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh không được chủ quan nóng vội, đồng thời cũng không bi quan, ngại khó, phải đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, sáng tạo trong tư duy, mạnh dạn trong tổ chức thực hiện để làm tới những nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân giao phó. Nghị quyết đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và chuẩn bị điều kiện cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh [4, tr. 297]. Có thể nhận định rằng đây là chủ trương rất kịp thời của Đảng bộ tỉnh nhằm định hướng nhiệm vụ chính trị và củng cố bản lĩnh chính trị cho các tổ chức đảng và đảng viên. Tuy nhiên, để các TCCSĐ thực hiện tốt được nghị quyết trong thực tế của từng cơ sở đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải tiếp tục có những chủ trương lãnh đạo cụ thể hơn trong từng lĩnh vực.
Ngày 12/3/1997, BTV tỉnh ủy ra Chỉ thị số 04-CT/TU Về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn trong 2 năm (1997-1998); Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 07/5/1998 Về việc Tăng cường quản lý sử dụng đất đai; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 4/5/2000 Về việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất; Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 14/11/1998 về Chuyển đổi và đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã [77, tr. 4-5]; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/5/2001 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thônvới phương hướng, nhiệm vụ [90, tr. 2]; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 2/5/2003 Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp [93, tr. 2]. Như vậy, Chỉ thị, Nghị quyết trên đã đặt ra nhiệm vụ để các TCCSĐ tập trung lãnh đạo HTCT cơ sở, đòi hỏi từng TCCSĐ phải dồn sức lãnh đạo thực hiện.
Trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, sau khi Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, cơ quan và doanh nghiệp nhà nước được ban hành, ngày 16/10/1998 BTV tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 03-CT/TU yêu cầu các cấp uỷ đảng, tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nội dung các văn bản của Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ trên lĩnh vực hoạt động, công tác của mình; xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo của Đảng, giáo dục đảng viên gương mẫu trong thực hiện và lãnh đạo, hướng dẫn để các ngành, các đơn vị, nhân dân hiểu đúng và nghiêm túc tự giác làm theo Quy chế [76].
Trong nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng HTCT, Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng của HTCT theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII), khắc phục sự chồng chéo, bao biện trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành [87, tr. 74].
2.3.1.2. Sự chỉ đạo
Ngay sau khi tái lập, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã có sự chỉ đạo chặt chẽ đối với TCCSĐ nhằm giúp các TCCSĐ xác định đúng nhiệm vụ, đảm bảo năng lực lãnh đạo chính trị của TCCSĐ, chú ý trong lãnh đạo ổn định HTCT cơ sở, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, dần ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.
Trong việc chỉ đạo TCCSĐ xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng chỉ đạo theo nhiêm vụ đặc thù của từng loại hình:
Ở đảng bộ xã, thị trấn: Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thị uỷ đã tăng cường chỉ đạo TCCSĐ xác định nhiệm vụ lãnh đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; coi trọng lãnh đạo thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, trồng cây xuất khẩu, nuôi con đặc sản, chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, tạo cho nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tại huyện Bình Lục, việc đồn điền, đổi thửa gặp không ít khó khăn do ruộng đất không đồng đều; điều kiện giao thông, thuỷ lợi chưa đồng bộ; kinh phí hạn hẹp; tư tưởng ngại khó, thiệt hơn chi phối khá nặng nề, số ít cán bộ, đảng viên còn chưa gương mẫu trong tư tưởng và hành động. Huyện uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để
các TCCSĐ vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở từng thôn xóm, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng của nhân dân, lấy chi bộ làm nòng cốt trong chỉ đạo thực hiện [5, tr. 445-446].
Đến năm 2000, 49/110 xã, thị trấn thực hiện xong bước 2 chuyển đổi ruộng đất, Hà Nam là một trong những tỉnh trong cả nước đi đầu trong việc dồn điền, đổi thửa [4, tr. 326-327]. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, các TCCSĐ và các cấp chính quyền nghiêm túc quán triệt và thực hiện chuyển đổi và đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã. Cuối năm 1999, toàn bộ các hợp tác xã đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi, đổi mới tổ chức quản lý. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các TCCSĐ tích cực tổ chức đưa nhanh tiến bộ khoa học mới vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển nông thôn [4, tr. 333-334].
Ở các đảng bộ phường, thị trấn: Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thị uỷ đã chỉ đạo TCCSĐ thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và quản lý đô thị, lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải quyết việc làm cho người lao động theo đa dạng các hình thức kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các TCCSĐ trong doanh nghiệp xây dựng và thực hiện có hiệu quả chủ trương, nhiệm vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, sắp xếp, đổi mới cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Các TCCSĐ tại làng nghề đã chủ động lãnh đạo củng cố và mở rộng sản xuất các mặt hàng như mây, giang đan, thêu ren xuất khẩu ở Bình Lục, Thanh Liêm, Duy Tiên [4, tr. 398-399].
Các TCCSĐ cơ quan hành chính sự nghiệp được Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phát huy vai trò lãnh đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đề xuất tham mưu đóng góp vào việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đã khắc phục một bước tình trạng tách rời công tác xây dựng Đảng với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan hành chính sự nghiệp.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương Đảng (khoá VIII),
TCCSĐ khối dân cư để tập trung lãnh đạo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tới năm 2005, Hà Nam là một trong 10 tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở [4, tr. 418].
Đảng bộ tỉnh chỉ đạo TCCSĐ khối y tế và TCCSĐ khu dân cư tập trung xây dựng mạng lưới y tế cơ sở với 62% trạm y tế cấp xã có bác sĩ và 35 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã; 100% hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc giấy khám chữa bệnh miễn phí [4, tr. 417, 435].
Tỉnh uỷ đã chỉ đạo trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, từng bước giải quyết dứt điểm hàng trăm vụ việc, trong đó có 45 vụ việc mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài như ở Đinh Xá (Bình Lục), Hoà Hậu, Đạo Lý, Hợp Lý (Lý Nhân), Dự án PMU.I Đồng Văn, chùa Cảnh Phúc, Ninh Lão, Hoàng Đông (Duy Tiên), Liêm Cần (Thanh Liêm)… Thường trực tỉnh uỷ và Ban Thường vụ tỉnh uỷ đã trực tiếp xuống dự sinh hoạt chi bộ, xuống hiện trường nghiên cứu tình hình, đối thoại với công dân khiếu kiện để có chủ trương giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài như đền bù giải phóng mặt bằng Quốc lộ 21A (đoạn xã Liêm Chung), khu Công nghiệp Châu Sơn (Phủ Lý), khu công nghiệp Đồng Văn, cụm công nghiệp Hoàng Đông (Duy Tiên). Nhờ vậy, các điểm nóng từng bước được giải quyết và không phát sinh thêm vụ việc mới [4, tr.425-426].
Tỉnh ủy chú trọng chỉ đạo tới từng TCCSĐ theo Chỉ thị số 03-CT/TU Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở: quyết định thành lập Ban chỉ đạo quy chế dân chủ tỉnh, triển khai học tập, thực hiện quy chế dân chủ ở 3 loại hình. Đi đôi với việc tổ chức chỉ đạo điểm, BTV tỉnh uỷ phân công Ban tổ chức tỉnh uỷ theo dõi việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong các TCCSĐ, gắn với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và Đại hội Đảng các cấp. BTV Tỉnh uỷ đã liên tục kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW gắn với Chỉ thị số 21- CT/TW và 27-CT/TW của Trung ương đối với các huyện, thị và cơ sở [86, tr. 1-5].
Đảng bộ tỉnh đã có nhiều nỗ lực để chỉ đạo TCCSĐ thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở. Ngày 20/7/1997, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo cuộc bầu cử Quốc hội khoá
X và bầu bổ sung HĐND tỉnh nhiệm kỳ (1994 - 1999) với 468.654 cử tri đi bỏ phiếu, chiếm 99,78% tổng số cử tri [4, tr. 318-319]. Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo quy hoạch cán bộ gắn với công tác nhân sự HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005 - 2010, chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở gắn với xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, khắc phục cơ sở đảng yếu kém. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các TCCSĐ lãnh đạo cuộc bầu cử Quốc hội khoá XI ngày 19/5/2002 và bầu cử HĐND 3 cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương nhiệm kỳ (2004 - 2009) vào ngày 25/4/2004, đảm bảo an toàn, dân chủ, đúng luật, đạt kết quả cao với 99,23% tổng số cử tri đi bầu; đã bầu 3.014/3.098 đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn [4, tr. 446-447].
2.3.1.3. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của Đảng bộ tỉnh trong chỉ đạo các TCCSĐ xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, cá biệt còn có tình trạng TCCSĐ quán triệt và chấp hành nghị quyết chưa nghiêm, chưa thống nhất về nhận thức và hành động, nói không đi đôi với làm gây những bức xúc tại cơ sở.
Một số cấp ủy đảng cơ sở chưa làm tốt vai trò lãnh đạo toàn diện ở địa phương, đặc biệt là trong lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phương thức lãnh đạo của nhiều cấp ủy cơ sở còn nặng tính hành chính; trình độ, năng lực lãnh đạo của TCCSĐ còn bất cập, nhất là trong quản lý kinh tế, quản lý đất đai, quản lý đô thị, quản lý nhà nước…
Trong kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế của các TCCSĐ, tuy giữ được nhịp độ tăng trưởng, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch, nhưng tập trung chưa cao, thiếu trọng tâm, trọng điểm để tạo sự bứt phá.
Hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ đối với hoạt động của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân còn hạn chế: công tác cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả chưa rõ nét; vai trò, chất lượng hoạt động của một số đoàn thể nhân dân ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, có phong trào còn mang tính hình thức.