Bối cảnh chung của cả nước và chủ trương của Ðảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 68 - 71)

6. Cấu trúc của luận án

3.1. Những yêu cầu mới đối với quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở

3.1.1. Bối cảnh chung của cả nước và chủ trương của Ðảng

3.1.1.1. Bối cảnh chung trong cả nước

Trong những năm 2006 - 2010, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu của 20 năm đổi mới đất nước đưa lại những thuận lợi cho sự phát triển. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. HTCT và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực: công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, xây dựng TCCSĐ gắn với xây dựng HTCT ở cơ sở, phát triển đảng, công tác kiểm tra có những chuyển biến mới. Đa số cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức… Tuy nhiên, việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. TCCSĐ chưa được quan tâm chỉ đạo đúng mức. Việc xây dựng TCCSĐ còn gặp khó khăn ở các loại hình thôn bản vùng sâu, vùng xa; trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Không ít TCCSĐ yếu kém, không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Đảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có TCCSĐ tê liệt,

mất sức chiến đấu; sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê bình và phê bình yếu. Việc đánh giá TCCSĐ, cán bộ, đảng viên không ít trường hợp chưa đúng thực chất, còn hình thức [27, tr. 264-274].

3.1.1.2. Chủ trương của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu rõ nhiệm vụ kiện toàn và đổi mới hoạt động của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ... Phải đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng cơ sở, lấy chuyển biến từ cơ sở làm mục tiêu và thước đo kết quả tổng hợp của công tác xây dựng Ðảng. Đại hội đưa ra những yêu cầu cụ thể:

Mỗi TCCSĐ có trách nhiệm tổ chức và quy tụ sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Kiện toàn hệ thống TCCSĐ, xác định vị thế pháp lý, thể chế hoá về mặt nhà nước vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình cơ sở. Chú ý xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở vùng sâu, vùng xa. Tập trung củng cố các cơ sở yếu kém.

Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Phân công đảng viên đúng người, đúng việc, tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Động viên quần chúng giám sát, nhận xét, góp ý kiến với đảng viên. Kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách. Đẩy mạnh và bảo đảm chất lượng công tác phát triển đảng. Chú trọng trẻ hoá và nâng cao trình độ của đảng viên [27, tr. 281-311]. Như vậy, một lần nữa Trung ương Đảng lại khẳng định về vị trí, vai trò của TCCSĐ trong công tác xây dựng Đảng, đồng thời định hướng nhiệm vụ cụ thể cho các Đảng bộ trực thuộc trong lãnh đạo xây dựng TCCSĐ.

Trong nhiệm kỳ Đại hội X, Trung ương Đảng đã ban hành hàng loạt văn bản có liên quan tới công tác xây dựng TCCSĐ như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ

ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X“Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá X "Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội"; Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 80-KL/TW “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) trong tình hình mới”; Hướng dẫn 20 của Ban Tổ chức Trung ương "Về đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên"; Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư "Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ"; Hướng dẫn 05 của Ban Tổ chức Trung ương "Về nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình TCCSĐ". Những chủ trương của Trung ương tiếp tục là định hướng hỗ trợ cho các tổ chức đảng trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ nói riêng.

Đặc biệt, Nghị quyết số 22-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá X "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên"với mục tiêu: Tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo được sự chuyến biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức đảng và kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên. Bảo đảm các loại hình TCCSĐ đều có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc phù hợp. Chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và cán bộ, đảng viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên [29, tr. 94-96]. Như vậy, Nghị quyết được ban hành kịp thời, là chủ

trương chỉ đạo trực tiếp nhất của Trung ương để xây dựng TCCSĐ, giúp xác định rõ hơn phương hướng xây dựng TCCSĐ. Nghị quyết cũng đòi hỏi sự quyết tâm của từng tổ chức đảng và của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Ban Bí thư cũng tiếp tục ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong các loại hình: đơn vị chiến đấu tập trung; đơn vị trinh sát điều tra; đơn vị trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trong Công an; trường học, bệnh viện ngoài công lập; hợp tác xã; cơ quan đại diện ở nước ngoài; trong đơn vị sự nghiệp và cơ quan thuộc công an nhân dân; trong cơ quan hội quần chúng; Đồn biên phòng và Đoàn kinh tế quốc phòng; doanh nghiệp Nhà nước; Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, thành phố; Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố... Cùng với hàng loạt quy định về các loại hình TCCSĐ đã được Trung ương Đảng ban hành trước đó, các quy định này tiếp tục giúp các tổ chức đảng có thêm căn cứ để xây dựng TCCSĐ đúng với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của mỗi loại hình.

Bộ Chính trị đã có Thông báo số 223-TB/TW ngày 24/2/2009, đồng thời Ban Tổ chức Trung ương có Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW ngày 06/3/2009 về việc

“Thực hiện thí điểm đồng chí Bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp xã và địa phương không tổ chức Hội đồng nhân dân”. Đây là chủ trương thử nghiệm mới của Trung ương Đảng để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp cơ sở, đòi hỏi các tổ chức đảng phải quyết tâm thực hiện và đầu tư kỹ lưỡng trong xây dựng kế hoạch thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)