Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 50 - 57)

6. Cấu trúc của luận án

2.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảngbộ tỉnh Hà Nam

2.3.2. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về tư tưởng

Thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được Đảng bộ tỉnh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhằm xây dựng Đảng mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực hiện Nghị quyết phải đảm bảo phương châm đoàn kết, tự phê bình và phê bình có hiệu quả, thấu tình đạt lý, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tạo niềm tin trong nhân dân với Đảng. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc sửa chữa khuyết điểm, tăng cường đoàn kết, thống nhất, tạo ra những chuyển biến tích cực, cụ thể, thiết thực trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị. Coi việc sửa chữa khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình là mấu chốt để đánh dấu sự chuyển biến [4, tr. 357-360]. Chủ trương này của Tỉnh uỷ là định hướng quan trọng cho các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ và các TCCSĐ trong cụ thể hoá và tổ chức thực hiện.

Công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho TCCSĐ và đảng viên được Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng:

Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng giảng dạy của trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thực hiện nghiêm túc Quy định số 54 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Kịp thời nắm bắt dư luận xã hội và làm tốt công tác thông tin có định hướng, đảm bảo quyền được thông báo tin cho cán bộ đảng viên và nhân dân [88, tr. 73]. Ngày 25/4/2003 Tỉnh uỷ có thông báo số 115- TB/TU yêu cầu: Các huyện, thị ủy, đảng uỷ trực thuộc tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn, rà soát trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa học lý luận chính trị theo Quy định 54-QĐ/TW, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, đảng viên đi học, giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu học tập, tạo ra “một xã hội học tập” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng [92, tr. 3-4].

Việc xây dựng và thực hiện quy chế Dân chủ ở cơ sở được Đảng bộ tỉnh chú trọng lãnh đạo tới từng TCCSĐ. Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 16/10/1998 Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với yêu cầu phải xây dựng quy trình cụ thể để thực hiện Quy chế dân chủ đối với từng loại việc, vừa bảo đảm thực hiện thật tốt cơ chế dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND, các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp..., vừa thực hiện tốt cơ chế dân chủ trực tiếp [76, tr. 1-2]. Việc phát huy dân chủ cơ sở với phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý, dân sử dụng'' như Chỉ thị số 04-CT/TU Về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn trong 2 năm (1997-1998). Chỉ thị này thể hiện sự vận dụng chủ động của Tỉnh uỷ đối với chủ trương của Trung ương Đảng và đặt ra yêu cầu cụ thể đối với các cấp uỷ đảng, đặc biệt là cấp uỷ cơ sở.

Trong Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 05/3/1998 Về những công tác trọng tâm ở nông thôn hiện nay, Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ và TCCSĐ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân chấp hành; thực hiện dân chủ, công bằng, công khai trong việc giải quyết những vấn đề có quan hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở cơ sở, giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tránh tình trạng bao che, đùn đẩy trách nhiệm để nhân dân đi khiếu kiện vượt cấp...[73].

Ngày 12/9/1998, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị số 02-CT/TU Về việc thực hiện nếp sống văn hoá, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan, yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện; uốn nắn, xử lý kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm; có kế hoạch cụ thể chỉ đạo xây dựng các quy ước, quy chế về việc cưới, việc tang, lễ hội [75]. Thực hiện Chỉ thị số 02 song song với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” đã được triển khai từ tháng 7/1995.

Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 24 tháng 02 năm 2003 Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới, nhấn mạnh phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo

dục, vận động; tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăm lo cải thiện đời sống và nâng cao trình độ mọi mặt của đồng bào các tôn giáo; quan tâm giải quyết, tạo điều kiện cho các tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật. Thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến tôn giáo ngay từ cơ sở với phương châm “làm tốt công tác dân vận, lấy vận động thuyết phục, giáo dục là chính, nhạy bén trong xử lý, không để phát sinh phức tạp”. Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT ở cơ sở, nhất là vai trò lãnh đạo của chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và phát triển đảng viên vùng giáo. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, xây dựng cốt cán vùng giáo… [91, tr. 2-4].

Như vậy, các chủ trương nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh về tư tưởng đã được thể hiện rõ trong các yêu cầu của Tỉnh uỷ về tiến hành cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn với việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho TCCSĐ và đảng viên, đẩy mạnh xây dựng và thực hiện quy chế Dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở… Chủ trương của Tỉnh uỷ tạo sự thuận lợi cho Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo các TCCSĐ thực hiện, nhưng đồng thời cũng đặt các TCCSĐ trước nhiều nhiệm vụ đòi hỏi được triển khai thực hiện đồng bộ.

2.3.2.2. Sự chỉ đạo

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo TCCSĐ khảo sát đánh giá thực trạng tình hình công tác xây dựng Đảng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; bổ sung thêm các nội dung về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; gắn triển khai nghị quyết với cụ thể hóa các quy định, quy chế của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, công tác kiểm tra, công tác học tập lý luận trong Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chấn chỉnh công tác quản lý, ổn định chính trị xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân. Ngay trong năm 2000, cấp ủy huyện và cơ sở đã đưa ra khỏi danh sách bầu cử HĐND 41 cán bộ chủ chốt. Đã tổ chức kiểm tra 19 tổ chức đảng, 104 đảng viên có biểu hiện vi phạm, giải quyết 253 trường hợp đảng viên bị tố cáo. Đã xử lý kỷ luật 02 tổ chức đảng và 385

đảng viên, có 115 cấp ủy viên các cấp, trong đó có 01 ủy viên BTV tỉnh ủy, 01 phó giám đốc sở, có đảng viên 49 năm tuổi đảng [89, tr. 1-3]. Trong những năm tiếp theo, Đảng bộ tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khắc phục một bước quan trọng bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, mối quan hệ làm việc chưa đúng nguyên tắc và những biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội, công tác cán bộ.

Trong 3 năm (1998 - 2000), Tỉnh ủy đã chỉ đạo bồi dưỡng lý luận chính trị,

chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 39.000 lượt cán bộ, đảng viên, tuyên truyền viên, duy trì theo quy chế của cấp uỷ. Đội ngũ báo cáo viên các cấp, nhất là báo cáo viên cơ sở hoạt động tích cực. Bản tin Thông báo nội bộ từng bước được nâng cao chất lượng [4, tr. 360-361]. Trong các năm 2001 - 2005, Đảng bộ tỉnh đã mở 206 lớp bồi dưỡng chuyên đề, l09 lớp bồi dưỡng cấp uỷ, 217 lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đảng cho hơn 50.000 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú [103, tr. 12-13].

Trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và các cấp uỷ đảng, các TCCSĐ đã tăng cường lãnh đạo sự phối hợp của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân trong tuyên truyền, vận động và tham gia thực hiện. Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã in nội dung các văn bản của Trung ương và của tỉnh về quy chế dân chủ, phát hành tới 100% TCCSĐ để phục vụ quán triệt, tuyên truyền, thực hiện. Các huyện, thị và TCCSĐ đã chủ động vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức sinh hoạt, học tập cho nhân dân sát với thực tế, đạt hiệu quả cao. 116/116 xã, phường thị trấn đều thành lập và củng cố Ban thanh tra nhân dân [94, tr. 2-9]. Các cấp uỷ, TCCSĐ gương mẫu thực hiện dân chủ, các chủ trương, quyết định đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ thống nhất trong các cuộc giao ban thường trực cấp uỷ, hội nghị BTV, BCH đảng bộ. Phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sâu sát hơn, lắng nghe ý kiến của nhân dân; xây dựng thành qui trình lấy ý kiến đóng góp, phê bình, nhận xét cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt lãnh đạo, quản lý trong công tác nhân sự đại hội Đảng, bầu cử HĐND, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, giúp cho việc quản lý đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ chặt chẽ, chính xác, khách quan hơn.

Các TCCSĐ khối xã, phường, thị trấn đã tổ chức thực hiện tốt 14 nội dung chính quyền cần thông báo cho nhân dân biết, 6 việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, 8 việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến, 10 việc giám sát, kiểm tra của nhân dân. MTTQ, các đoàn thể và Ban thanh tra nhân dân đẩy mạnh giám sát hoạt động của HĐND, UBND, nhất là giám sát đối với việc quản lý điều hành của chính quyền xã, của trưởng thôn xóm, tổ trưởng dân phố. Các TCCSĐ khối cơ quan Nhà nước đã giúp cho cán bộ, công chức nâng cao nhận thức, phát huy quyền làm chủ, góp phần rèn luyện phong cách làm việc, lối sống văn hóa, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong cơ quan. TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước lãnh đạo việc ban hành quy chế, quy định cụ thể để người lao động tham gia góp ý [4, tr. 447-452].

Trong chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở theo Chỉ thị số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các huyện, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc đều xây dựng được Nghị quyết chuyên đề, ban hành Chỉ thị quy định về xây dựng nếp sống văn hoá. Các TCCSĐ đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề và tổ chức thực hiện đúng yêu cầu. Đến năm 2002, toàn tỉnh có 229/968 làng (23%) được công nhận làng văn hoá và 676 khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp xuất sắc, 824 thôn xóm, tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước và đang tổ chức thực hiện; các tệ nạn xã hội giảm hẳn, nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội đi vào cuộc sống [94, tr. 13-15].

Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 24/02/2003, các TCCSĐ đã lãnh đạo HTCT cơ sở đã tiến hành công tác tôn giáo, nhất là đối với Công giáo với những ưu điểm: quan tâm, kiến nghị để giải quyết những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của tổ chức cơ sở, chức sắc, chức việc tôn giáo. HTCT cơ sở ở vùng giáo được quan tâm, củng cố và kiện toàn. Phát huy và nâng cao vai trò của chi bộ, cấp uỷ đảng đối với những nơi có đông đồng bào Công giáo, quan tâm bồi dưỡng và kết nạp đảng viên gốc giáo. Đến 2005, toàn tỉnh có 1.278 đảng viên gốc giáo, nhiều đảng viên giữ cương vị chủ chốt của xã (3 Bí thư, 2 Chủ tịch, 3 Phó bí thư). Trong đợt bầu HĐND 3 cấp đã có 96 đại biểu HĐND cấp xã là người Công giáo. Công tác tranh thủ chức sắc, đấu tranh với những hoạt động lợi dụng tôn giáo luôn được Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các cấp ủy đảng và TCCSĐ thực hiện.

Tại Đảng bộ thị xã Phủ Lý, Ban chỉ đạo tôn giáo của thị xã và 11/12 phường, xã được thành lập, đã tham mưu giải quyết, kiên trì giải thích, giáo dục, thuyết phục các tín đồ, chức sắc tôn giáo từ cơ sở, góp phần giảm bớt đơn thư vượt cấp. Trong các năm 2002-2003, thị xã đã mở được 2 lớp tập huấn cho 250 cán bộ làm công tác tôn giáo ở các phường, xã và các chức sắc, chức việc tôn giáo [8, tr. 371].

2.3.2.3. Những hạn chế

Trong những năm đầu tiên ngay sau khi tái lập tỉnh (1997 - 2000), trước bối cảnh mới có nhiều khó khăn, những hạn chế trong công tác xây dựng TCCSĐ về tư tưởng cũng đã bộc lộ rõ:

Nội dung, hình thức của công tác tư tưởng chậm được cải tiến. Một số TCCSĐ chưa thật sự quan tâm, còn thiếu nhạy bén, chưa kịp thời nắm bắt các diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên trong thời gian tái lập tỉnh để giải quyết kịp thời. Trong tổ chức sinh hoạt đảng có nơi vừa thiếu dân chủ, vừa thiếu kỷ cương. Công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình trong TCCSĐ chưa thường xuyên, chưa thẳng thắn chân tình. Một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, nặng về vun vén cá nhân, xa rời quần chúng. Đặc biệt nghiêm trọng là có cán bộ, đảng viên ở cương vị lãnh đạo cố ý làm trái nguyên tắc, gây chia rẽ, bè phái, tham nhũng, quan liêu.

Còn biểu hiện mất đoàn kết, tư tưởng cục bộ, địa phương, cá nhân chủ nghĩa

ngay từ BTV tỉnh và ở nhiều TCCSĐ. Thực hiện Thông báo số 100-TB/TW ngày 24/11/1997 của Bộ Chính trị, BTV, BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh đã tiến hành kiểm điểm việc mất đoàn kết trong BTV tỉnh uỷ và kiểm điểm, phê bình Bí thư và Phó Bí thư - Chủ tịch lâm thời UBND tỉnh do xem nhẹ việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là trong công tác cán bộ, không đấu tranh phê bình và tự phê bình nghiêm túc, làm cho tình hình mất đoàn kết ngày càng nghiêm trọng. Một số thành viên trong Tiểu ban địa điểm, Ban kiến thiết và một số cán bộ, đảng viên ở các cơ quan đơn vị có liên quan đến xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan tỉnh cũng mắc nhiều sai phạm, gây lãng phí, thất thoát. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có các hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với tập thể BTV tỉnh ủy và cá nhân Bí thư tỉnh uỷ, Phó bí thư - Chủ tịch lâm thời UBND tỉnh. Tháng 12/1997, Bộ Chính trị chỉ định ông

Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương tham gia BCH, BTV tỉnh uỷ và giữ chức Bí thư tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Hà Nam [4, tr. 316-318].

Một số cấp ủy chưa coi trọng công tác tư tưởng, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhất là tuyên truyền về chủ trương về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công tác giải phóng mặt bằng... Một số TCCSĐ trong việc tuyên truyền, phổ biến về quy chế dân chủ chưa thường xuyên, mang tính hình thức. Còn một số biểu hiện dân chủ cực đoan của người dân lợi dụng dân chủ để

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)