Luôn coi trọng lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng xây dựng nghị quyết đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 114 - 118)

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm

4.2.1. Luôn coi trọng lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng xây dựng nghị quyết đúng

đúng đắn, phù hợp với địa phương

Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, Nhà nước với thực tiễn phong trào cách mạng của nhân dân, được tập trung nhất trí cao nhất trong các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội và Chính phủ. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng bộ Hà Nam đã lãnh đạo các cấp ủy đảng và tất cả cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ quán triệt, vận dụng và thực hiện, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân nắm vững và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả. Việc quán triệt, thực thi đường lối, chủ trương của Đảng trên địa bàn Hà Nam được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng bộ. Đảng bộ và nhân dân phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường không thụ động trông chờ, ỷ lại vào Trung ương, Chính phủ [4, tr.489-490].

Lãnh đạo TCCSĐ xây dựng nghị quyết đúng đắn, sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã chú trọng trong những năm 1997-2010. Nghị quyết lãnh đạo của TCCSĐ là những quyết định của đảng bộ, chi bộ cơ sở hoặc cấp

uỷ cơ sở về chủ trương, chương trình, kế hoạch hành động về một hay một số vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, phạm vi lãnh đạo của TCCSĐ. Nghị quyết lãnh đạo là sản phẩm trí tuệ, là ý chí, quyết tâm và trách nhiệm của toàn đảng bộ, chi bộ cơ sở và của tập thể cấp uỷ, đồng thời còn phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; là sự cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của cấp trên vào nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của cấp uỷ, TCCSĐ. Một nghị quyết đúng phải bảo đảm các tiêu chí như đúng mục tiêu, phương hướng lãnh đạo; phải dựa trên những căn cứ pháp lý, đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp trên; phản ánh đúng quy luật khách quan, đúng tình hình và yêu cầu thực tế của địa phương; phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; bảo đảm đủ các yêu cầu, điều kiện để thực thi và có tính khả thi; bao quát được toàn bộ các vấn đề có liên quan; đúng thời điểm (thời cơ).

Quá trình xây dựng TCCSĐ tại Hà Nam cho thấy: xác định được đường hướng chính trị chuẩn xác, xây dựng được các nghị quyết lãnh đạo đáp ứng đúng yêu cầu nhiệm vụ của TCCSĐ gắn với việc nâng cao đời sống nhân dân, vị thế của địa phương là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ của TCCSĐ, thu hút, tập hợp được cán bộ, đảng viên đồng thời thúc đẩy hiệu quả hoạt động của toàn bộ HTCT cơ sở, quy tụ và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong những năm đầu tái lập tỉnh (1997 - 2005), do các cấp uỷ đảng còn lúng túng trong xác định các nhiệm vụ chính trị giai đoạn đầu để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chưa định hướng được rõ nét phương hướng phát triển, mới chỉ tập trung vào ổn định tổ chức hệ thống tổ chức là chủ yếu nên Tỉnh chưa đạt được sự phát triển như yêu cầu. Chuyển sang các năm 2006 - 2010, Đảng bộ tỉnh đã có sự chủ động hơn trong xác định phương hướng nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh và lãnh đạo TCCSĐ theo trọng tâm là lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội với những hướng đi mới như xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở, đặc biệt là những triển khai bước đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với chính quyền thì Tỉnh đạt được những bước phát triển

mới rõ nét hơn, đời sống nhân dân và vị thế của địa phương được cải thiện đáng kể, sự đồng thuận trong HTCT và nhân dân được phát huy.

Trong xây dựng nghị quyết, nhiều cấp uỷ đã thực hiện và lãnh đạo TCCSĐ chú trọng tìm tòi các hình thức, phương pháp phù hợp để phát huy nguồn lực tại chỗ và lợi thế so sánh địa phương. BCH Đảng bộ thị xã Phủ Lý rút ra kinh nghiệm: Nắm vững, chủ động vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, nắm chắc tình hình địa phương để đề ra và lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị [8, tr. 427-433]. Kinh nghiệm thực tiễn ở Thanh Liêm cho thấy: muốn lợi thế so sánh được chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, thì vấn đề cốt yếu là trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nhận diện đúng từng khâu, từng dạng tiềm năng và tìm ra hình thức, phương pháp, cách làm phù hợp. Nhờ thấy rõ lợi thế của nguồn lực tài nguyên, thổ nhưỡng, thủy văn, nhân văn, phân biệt rõ những nguồn lực có thể phát huy nhanh chóng và có thể khai thác lâu dài mà Đảng bộ đã biết lựa chọn những hướng đi thích hợpđể phát huy. Vùng đồi đất, núi đá tiếp tục là sự lựa chọn của huyện trong chiến lược phát triển kinh tế. Khi nguồn vốn, nhân lực, vật tư, cơ chế, kinh nghiệm đã được chuẩn bị lại dồn sức thực hiện để hình thành những vùng nguyên liệu rộng lớn cho nhiều ngành kinh tế, tiến tới hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ có vốn đầu tư của cả trong nước và nước ngoài… Điều đó minh chứng cho tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ trong cụ thể hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn [7, tr. 573-574]. BCH Đảng bộ huyện Thanh Liêm khẳng định: Phải nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết của Tỉnh ủy vào điều kiện thực tế địa phương, khơi dậy những tiềm năng sáng tạo của địa phương; Chú trọng tìm tòi các hình thức, phương pháp phù hợp để phát huy nguồn lực tại chỗ và lợi thế so sánh địa phương [7, tr. 572-587].

Đảng bộ huyện Lý Nhân cũng đúc rút kinh nghiệm về quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, tập thể cấp uỷ đã chủ động vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt các chỉ thị, nghị quyết vào điều kiện cụ thể của địa

phương, xây dựng được kế hoạch sát, đúng, đề ra được nhiều chương trình kinh tế - xã hội, nhiều phong trào thi đua, nổi bật nhất là chương trình làm đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất đa canh, phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá… [48, tr.18). Trong chỉ đạo, điều hành phải đầu tư công sức, trí tuệ, tìm ra những giải pháp đúng, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, phải biết khơi dạy tiểm năng, thế mạnh của từng đơn vị, địa phương [50, tr. 15].

Đảng bộ huyện Bình Lục cũng rút ra kinh nghiệm: luôn đặt lên hàng đầu công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thật sự là hạt nhân lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi phong trào cách mạng ở địa phương; tuyệt đối trung thành với đường lối cách mạng và mục tiêu lý tưởng của Đảng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong từng giai đoạn cách mạng [5, tr. 498-512].

Từ thực tiễn lãnh đạo TCCSĐ xây dựng nghị quyết hiệu quả gắn với việc nâng cao đời sống nhân dân, vị thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh cần tiếp tục đảm bảo được những yêu cầu sau:

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ để nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm, sự nhạy bén, năng động của cấp uỷ cơ sở; đảm bảo cấp uỷ cơ sở có đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm lý và năng lực thực tiễn.

Tập thể cấp uỷ cơ sở xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế lãnh đạo dân chủ, được cung cấp thông tin đầy đủ về các nội dung liên quan đến nghị quyết, có tính chuyên nghiệp cao, thống nhất về mục đích của tập thể. Để ra được những nghị quyết đúng đắn đòi cấp uỷ cơ sở phải biết tập hợp trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, HTCT cơ sở và nhân dân. Sự đúng đắn và kịp thời của nghị quyết sẽ làm tăng vai trò và hiệu quả lãnh đạo của tập thể. Trong điều kiện hiện nay, tính chất linh hoạt, phức tạp và quy mô của những vấn đề, nội dung lãnh đạo tăng lên không ngừng, liên tục biến đổi, vì vậy, nhiệm vụ của cấp uỷ cơ sở là phải phát hiện được những vấn đề cốt yếu đang đặt ra đối với TCCSĐ, phải thấy hết những tác động khách quan, chủ quan, mối quan hệ qua lại giữa các vấn đề liên quan để có nghị quyết đúng đắn, kịp thời.

hiện nhiệm vụ chính trị theo đặc thù của từng loại hình: đảng bộ xã, thị trấn; đảng bộ phường; TCCSĐ trong doanh nghiệp; TCCSĐ cơ quan hành chính sự nghiệp; TCCSĐ khối giáo dục; TCCSĐ khối y tế …

Các cấp uỷ hỗ trợ TCCSĐ xây dựng tầm nhìn, xác định đúng định hướng phát triển của địa phương, đơn vị, tập trung trước hết cho xây dựng các mảng nghị quyết cơ bản về phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tập trung giải quyết khiếu kiện của nhân dân. Trong quá trình dự thảo và ban hành nghị quyết, luôn xác định được nhiệm vụ trọng tâm, địa bàn trọng tâm, nguồn lực trọng tâm và giải pháp trọng tâm. Thực tế đã chỉ ra rằng, việc không xác định đúng trọng tâm của những vấn đề cần ra nghị quyết, tình trạng nóng vội, dàn trải, ôm đồm trong quá trình ra nghị quyết của các cấp uỷ, tổ chức đảng là một trong những nguyên nhân của sự thất bại, làm cho vai trò và hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng giảm sút.

Đồng thời, các cấp ủy đảng tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên

ngay từ khâu xác định vấn đề cần xây dựng quyết sách, tổ chức lực lượng xây dựng, thực hiện quy trình xây dựng nghị quyết và kịp thời tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện các quyết sách chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)