Khái niệm hồi ký

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hồi ký văn học (của nhà văn) trong Văn học Việt nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 32 - 35)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thuyết về hồi ký, hồi ký văn học

2.1.1. Khái niệm hồi ký

Cho đến nay, nhận định về khái niệm hồi ký là gì, đã có rất nhiều những định nghĩa đƣợc đƣa ra, nhằm giúp sáng tỏ khái niệm thể tài này ở những mức độ khác nhau.

Lí luận văn học đã xác định: “Hồi ký là thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đƣơng sự thực hiện, cũng là một hình thức văn học riêng tƣ, mình nói về mình, một dạng tự truyện của tác giả.” [101]

Tƣơng đồng với cách nhìn nhận nhấn mạnh vào đặc trƣng chính của hồi ký là

ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua, trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê

cũng đã nêu rõ: “Hồi ký là thể văn ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [45]. Cách định nghĩa theo kiểu chiết tự từ Hán Việt này (hồi là quay trở lại, ký là ghi chép) có phần ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu cho số đông ngƣời đọc.

Lấy đối tƣợng đƣợc phản ánh làm điểm qui chiếu để định nghĩa về thể loại này,

tác giả Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt (Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội, 1999) đƣa ra cách hiểu: “Hồi ký: là thể văn thuật lại theo thứ tự thời gian những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến một phần nào trong những mối quan hệ với thời đại” [28]. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng hồi ký luôn đƣợc thuật lại theo trật tự biên niên của thời gian. Tuy nhiên, trên nguồn cứ liệu phong phú các hồi ký trong thực tế, đặc biệt là các tác phẩm hồi ký hiện đại tiêu biểu nhƣ Tô Hoài, chúng ta lại nhận thấy rằng kết cấu của hồi ký là nhiều vẻ, vô cùng phong phú và đa dạng. Dòng hồi tƣởng của ngƣời thuật lại có thể luôn bị đứt vá, chắp nối và ký ức đƣợc tổ chức lại nhƣ những mảnh ghép các sự kiện. Cũng trong cuốn từ điển này,

tác giả đã đồng nhất khái niệm hồi ký và khái niệm tự truyện vốn là hai khái niệm rất

gần nhau nhƣng không hoàn toàn trùng khít.

Nhìn từ đặc trƣng thể loại, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn

Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục Hà Nội xuất bản năm

một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là ngƣời tham dự hoặc chứng kiến. Xét về quan hệ giữa tác giả với sự kiện đƣợc ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phƣơng thức diễn đạt, hồi ký có nhiều chỗ giống với nhật ký. Còn về phƣơng diện tƣ liệu, về tính xác thực không có hƣ cấu thì hồi ký lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học. Khác với sử gia và nhà viết sử, ngƣời viết hồi ký chỉ tiếp nhận ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên những ấn tƣợng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân ngƣời viết hồi ký luôn đƣợc mô tả trình bày ở bình diện thứ nhất. Hồi ký thƣờng khó tránh khỏi tính phiến diện và ít nhiều chủ quan về thông tin, tính không đầy đủ của sự kiện, song sự không đầy đủ của nó do sự diễn đạt sinh động trực tiếp của tác giả lại có giá trị nhƣ một tài liệu xác thực đáng tin cậy” [51].

Từ điển văn học (bộ mới - Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên; Nxb Thế giới, 2004) cũng thống nhất với quan điểm trên: “Hồi ký gần nhật ký ở hình thức giãi bày, ở chỗ không dùng thủ pháp cốt truyện, ở cách kể thƣờng theo thứ tự thời gian, ở việc chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử. Xét về chất liệu, về tính xác thực, không hƣ cấu, thì phần lớn hồi ký gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, ký sự tƣ liệu lịch sử. Tuy vậy, khác với sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, ngƣời viết hồi ký thƣờng chỉ tái hiện phần hiện thực thƣờng nằm trong tầm nhìn của mình, chỉ căn cứ chủ yếu vào những ấn tƣợng và hồi ức của bản thân mình... Do vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân ngƣời viết hoặc cái nhìn của ngƣời viết vào tất cả những gì đƣợc kể lại, miêu tả lại. Hồi kí mang đậm tính chủ quan khiến cho các sự kiện trong hồi kí không thể so bì với các tƣ liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tƣợng miêu tả trong hồi kí lại đƣợc bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tƣởng trực tiếp của cá nhân tác giả điều này cũng có giá trị nhƣ một “tƣ liệu” của đƣơng thời. Giống nhƣ các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, hồi ký rất đa dạng về kiểu loại; nó cũng tƣơng đối ít định hình về cấu trúc và định hƣớng thẩm mỹ…”[44, tr.646-647].

Cùng với quan niệm đó, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn

học (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003) cũng khẳng định: “Hồi

ký là một dạng trứ tác thuộc nhóm thể tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hƣ cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng

28

kiến.” và chỉ ra dấu hiệu nhận diện thể loại này đó là: “Hồi ký là một hình thức văn học viết nhằm ôn lại một hoặc nhiều sự thật của quá khứ, mà tác giả của nó là ngƣời trong cuộc, hoặc là ngƣời chứng kiến. Vì vậy, tính chất sống của hồi ký rất quan trọng để phân biệt với việc ghi chép quá khứ thông qua những sử liệu đã thành văn hay truyền miệng. Với ý nghĩa nhƣ trên, gần đây, trong đời sống văn học Việt Nam, hồi ký xuất hiện nhiều, dù ngƣời ta có đƣa ra những cái tên khác nhau, nhƣ: ký ức, hồi ức, kỷ niệm...” [6].

Bên cạnh đó, lấy tâm điểm là vai trò của ngƣời sáng tác để soi chiếu, các tác giả

của cuốn Lý luận văn học (do Phƣơng Lựu chủ biên), Nxb Giáo dục, (2002), dù

không trực tiếp đƣa ra định nghĩa về hồi ký nhƣng đã dành một chƣơng nghiên cứu về tác phẩm ký văn học. Các tác giả cho rằng: “Phải là loại văn xuôi tự sự trần thuật những ngƣời thật việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hƣ cấu, trong vai trò của ngƣời trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện … thì mới làm nên đặc trƣng của ký.” [101, tr.423]. Cũng trong cuốn này, các nhà lý luận văn học nhấn mạnh: “Chủ thể trần thuật phải là ngƣời trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi ký có thể nặng về ngƣời hay việc, có thể theo dạng kết cấu - cốt truyện hoặc kết cấu liên tƣởng” [101, tr.26]. Nhƣ vậy, trong quan niệm của các nhà nghiên cứu, hồi ký là một thể loại văn học luôn đề cao tính chính xác và độ chân thực của các sự kiện.

Quan tâm đến vấn đề này, các tác giả của cuốn Lí luận văn học do Hà Minh

Đức chủ biên đã dành một chƣơng nghiên cứu về tác phẩm kí văn học. Các tác giả

cho rằng: “Dù đƣợc hình thành và chọn lọc từ nguồn ghi chép và sáng tạo nào, kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật” [37, tr.211]. “Phải là loại văn xuôi tự sự trần thuật những ngƣời thật việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hƣ cấu, trong vai trò của ngƣời trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện …thì mới làm nên đặc trƣng của kí” [37]. Có thể thấy điểm chung của thể kí:

“những sự kiện và con ngƣời có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tƣợng miêu tả” [37, tr.216]. Cũng trong cuốn này, các nhà lí luận văn học khẳng định: “Xét từ gốc và bản chất, thì kí không nhằm thông tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật” [36].

Trong thực tế, ngƣời ta viết hồi ký để đề cập đến những hiện tƣợng xã hội, những sự kiện lịch sử của những lĩnh vực khác nhau. Hồi ký của các tƣớng lĩnh, hồi

ký của các nhà văn, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế... cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin chân thực và bổ ích về lĩnh vực hoạt động của họ. Giá trị của một hồi ký gắn liền với vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết, năng lực hoạt động, những giao tiếp xã hội rộng rãi và sự phong phú về tâm hồn của tác giả. Nhƣ vậy, viết hồi ký không chỉ là một hoạt động văn học và đƣơng nhiên không phải chỉ là công việc của nhà văn.

Nhìn chung những ý kiến bàn bạc về hồi ký đều thống nhất xác định những đặc điểm cơ bản của thể loại này ở một số điểm nhƣ: hồi ký là những ghi chép chính xác

và trung thực về những biến cố có ý nghĩa đã xảy ra trong quá khứ và có nhiều liên

hệ với hiện tại; tác giả hồi ký là ngƣời trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các biến cố

đó và kể lại những hồi ức, những kỷ niệm và những điều mắt thấy tai nghe của chính

mình - đó là những điều tuy có thể chỉ là riêng tƣ nhƣng có nội dung xã hội phong phú và gợi lên những ý nghĩa cần thiết, những nhận thức sâu xa cho nhiều ngƣời; trong hồi ký, nhân vật trần thuật giữ vai trò là trung tâm giữa các biến cố và các mối

quan hệ xã hội nên lối viết thường giàu suy nghĩ và tình cảm cá nhân của tác giả...

Điều này cho thấy hồi ký có tính chất chủ quan hơn so với ký sự hay phóng sự. Lợi dụng đặc điểm viết về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ và trong một số chi tiết chỉ có tác giả là ngƣời duy nhất chứng kiến, ở các nƣớc phƣơng Tây thƣờng xuất hiện loại hồi ký tô vẽ bịa đặt, đƣợc viết ra để tự đề cao vai trò cá nhân, hạ thấp ngƣời khác theo ý đồ riêng của ngƣời viết...

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hồi ký văn học (của nhà văn) trong Văn học Việt nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)