Hồi ký Tô Hoà i Những trang viết phác thực, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hồi ký văn học (của nhà văn) trong Văn học Việt nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 122 - 131)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Tô Hoài và thể tài hồi ký chân dung

4.2.2. Hồi ký Tô Hoà i Những trang viết phác thực, hóm hỉnh

4.2.2.1. Từ chất liệu đời thường...

Tô Hoài sáng tác hồi ký từ rất sớm. Năm 1943, ông đã cho ra đời tập Cỏ dại - tập

hồi ký kể lại quãng đời thơ ấu của mình. Theo ông, dù sáng tác theo thể nào cũng phải “nói đƣợc sự thực để khiến cho ngƣời đọc cảm xúc từ đó gây suy nghĩ cho họ” [60].

Ai cũng có quyền viết hồi ký song không phải ai cũng có thể viết hồi ký thành công. Tô Hoài đƣợc coi là ngƣời viết hồi ký thành công trƣớc hết đó là những cuốn hồi ký văn học đƣợc viết bởi một cây bút dày dặn vốn sống, đã từng gắn bó với đời sống văn học từ hơn nửa thế kỷ qua.

Hồi ký Tô Hoài đã dựng lại cả một không khí văn học ở một thời kỳ lịch sử với một loạt các chân dung của các nhà văn. Đó là “một thứ hồi ký, dựng lên nhân vật sống động hẳn hoi xuất phát từ ngƣời thật việc thật” [106]. Còn Tô Hoài thì cho rằng các chân dung văn học trong hồi ký của mình là những “bóng dáng thần thái văn nhân, những câu nói cái cƣời, bƣớc đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy từng biết”. Nhƣ vậy, việc dựng lại hồi ký chân dung văn học trong hồi ký của Tô Hoài thực ra là một sáng tạo nghệ thuật trong đó vẫn có nét hƣ cấu, tƣởng tƣợng của nhà văn. Song dù có hƣ cấu, tƣởng tƣợng đến đâu chăng nữa cũng không đƣợc phá vỡ khuôn khổ của ngƣời thật việc thật. Hƣ cấu có tác dụng bồi đắp làm nổi lên đậm hơn đƣờng nét của điển hình, bồi đắp những khoảng trống, tô điểm cho sự sống có da có thịt nhƣng không đƣợc hƣ cấu trong phạm vi và khuôn khổ của những yếu tố quá xác định. Đó là những yếu tố cụ thể mà mọi ngƣời có thể kiểm tra về hình dáng, màu sắc, số liệu, lai lịch cá nhân, cấu tạo gia đình, trình độ văn hóa chuyên môn, những mối liên hệ xã hội cụ thể. Nhƣ vậy, dựng chân dung văn học không đƣợc phép “tƣởng tƣợng”, “hƣ cấu” những chi tiết không có thật trong tiểu sử, sinh hoạt, làm việc, ứng xử... của nhà văn đó.

Tô Hoài đã làm đƣợc điều đó trong hồi ký của mình. Dòng hồi tƣởng của ông chân thực đến từng chi tiết tỉ mỉ. Nhiều sự việc, nhiều chi tiết mà bạn đọc chƣa đƣợc biết, hoặc nếu biết còn lơ mơ thì nay đƣợc tác giả hồi tƣởng lại trong từng không gian, thời gian và địa điểm cụ thể. Những hồi tƣởng cụ thể ấy đã trở thành kỷ niệm ăn sâu vào máu thịt, vào tâm hồn nhà văn và trở thành một mảng của cuộc đời quá khứ. Nó lại đƣợc giàu thêm do những tình cảm suy nghĩ cũ mới, do những ƣớc vọng ôm ấp thiết tha, tóm lại do cả cuộc đời, sự nghiệp từng trải của tác giả. Đọc hồi ký Tô Hoài, ngƣời ta thấy rằng nhà văn hầu nhƣ chẳng nói nhiều về tác phẩm văn chƣơng, sự nghiệp sáng tác của họ, song tuy “không nói văn mà ngƣời đọc hiểu đƣợc văn, không phải cái văn ở câu, ở chữ hay ở tác phẩm cụ thể, mà cái văn ở con ngƣời, ở cá tính, ở thái độ sống hàng ngày của ngƣời nghệ sỹ” [106]. Cách dựng chân dung này, so sánh với các giai đoạn văn học trƣớc đây, ngƣời ta thấy chƣa thật nhiều.

Hồi ký văn học của Tô Hoài không thiên về dựng cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trƣờng quan sát lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, tƣ thế để hồi tƣởng và dựng lại bộ mặt tinh thân của một con ngƣời, vì thế mà nhân vật trong tác phẩm của ông tuy vẫn là nhân vật ngoài đời, song thực sự là những hình tƣợng nghệ thuật trên trang sách. Ngƣời đƣợc dựng chân dung trong hồi ký của ông thƣờng là những nhà văn tên tuổi, những cây bút lớn trong nền văn chƣơng song cũng là chỗ bầu bạn tri âm tri kỷ của chính nhà văn. Chính vì thế mà chủ thể cái tôi sáng tạo của nhà văn đƣợc bộc lộ rất rõ. Cái “tôi” chủ thể của nhà văn còn đƣợc thể hiện rõ hơn ở cách khai thác và phát hiện riêng về đối tƣợng. Cách phát hiện nay rất gần với sáng tạo nghệ thuật của nhiếp ảnh hay hội họa trong việc dựng chân dung, đúng nhƣ Vũ Ngọc Phan từng nói: “Ngƣời soạn chân dung văn học cũng phải nắm đƣợc yêu cầu của truyền thần”.

Hồi ký Tô Hoài đã chứng tỏ qua những chân dung sống động nhƣ chính bản thân con ngƣời thật ngoài đời mà còn thể hiện ở những trang viết thấm đƣợm chất trữ tình, chất thơ vốn là sở trƣờng trong phong cách nghệ thuật của ông. Nhiều đoạn miêu tả những cuộc đời, số phận éo le bất hạnh nhƣ đoạn kể về mối tình và cái chết đầy oan nghiệt của cô Bảy làng dệt (Tự truyện). Ngƣời đọc xúc động bởi số phận bi thƣơng của nhân vật và còn xúc động bởi cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ của nhà văn. Có những trang, những đoạn rất gần với cách viết của tiểu thuyết: đầy kịch tính, căng thẳng song không thiếu những trang giầu chất thơ, chất trữ tình đậm đà. Đọc hồi ký Tô Hoài, ngƣời đọc không những hiểu biết hơn về cuộc đời của những nhà văn là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng trong xã hội mà còn bắt gặp cuộc đời của chính tác giả với biết bao tình cảm vui buồn, những cảnh sinh hoạt làng xóm, tình nghĩa cha con, bạn bè, anh em. Ngƣời đọc thấy đƣợc hồi ức tuổi thơ còn tƣơi rói

117

kỷ niệm, những bồi hồi bâng khuâng man mác về một đời ngƣời, cả những bức tranh thiên nhiên tƣơi đẹp đƣợc phác họa bằng vài nét của một ngòi bút tài hoa. Nó về hồi

ký của mình, Tô Hoài tâm sự: “Từ Cỏ dại đến Tự truyện rồi Cát bụi chân ai, Chiều

chiều - tất cả đều là cái bóng tôi, là tôi giữa dân làng trong mỗi hoàn cảnh của xóm giềng và của chính mình” [68].

Tóm lại, hồi ký Tô Hoài đầy ắp những ký ức, những kỷ niệm thể hiện một tài năng nắm bắt và sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật. Đó là một sáng tạo văn học thực sự dựa trên cơ sở ngƣời thật việc thật. Đây là một trong những thành công của Tô Hoài về mặt sáng tác văn học.

Hồi ký của Tô Hoài dung dị, đời thƣờng mà đậm “chất” tiểu thuyết. Chất tiểu thuyết không phải đƣợc thể hiện ở chỗ tác giả đã xây dựng đƣợc những cuộc đời, những số phận đầy éo le, bất hạnh mà ở việc tác giả đã phản ánh trong tác phẩm của mình cuộc sống với tất cả tính chất sinh động, phức tạp, nhiều màu nhiều vẻ của nó. Chất tiểu thuyết còn đƣợc thể hiện trong cái nhìn cuộc sống của nhà văn, đó là cách nhìn ở một cự ly gần, cho nên ngƣời ta thấy cuộc sống trong tác phẩm nhƣ bản thân nó đang tồn tại có cái cao cả, vĩnh hằng, có cái thô nhám, xù xì, góc cạnh. Không thấy những biến cố lớn lao, những bức tranh sử thi hoành tráng, mà cuộc sống hiện ra trong sự xô bồ gần gặn, có cái vất vả lam lũ, cái nhếch nhác lầm than... Đó là một bức tranh xã hội hết sức sinh động và phức tạp, một cuộc sống chƣa trọn vẹn và hoàn tất, không có những áng mây hồng mà tác giả thời đó tô vẽ. Không phải một cuộc sống đang phơi phới đi lên chủ nghĩa xã hội “ngƣời yêu ngƣời sống để yêu nhau” (Tố Hữu) mà là cuộc sống vất vả, cơ cực, thiếu thốn, khó khăn. Mà trong khó khăn hoạn nạn thì những cái đáng yêu của con ngƣời cũng có, song những thói xấu vụn vặt, những tiêu cực của con ngƣời không phải không bộc lộ. Ngòi bút của Tô Hoài đã không hề tránh né tất cả những điều đó, ông đã tạo dựng nhân vật của mình nhƣ là những con ngƣời bình thƣờng trong xã hội, những con ngƣời đã nếm trải, đã có va vấp với đời sống, có cả một quá trình hình thành tính cách nhân vật. Ở đây ta bắt gặp tất cả mọi thứ trong cuộc đời những vấn đề về văn hóa, tƣ tƣởng, những vấn đề về đạo đức xã hội có cả sự phức tạp trong tâm hồn, tính cách của nhân vật hay những bi kịch cá nhân.

Đọc hồi ký Tô Hoài, ngƣời ta không tìm thấy bóng dáng sử thi hay chất anh hùng ca nhƣ ở các hồi ký cách mạng, cũng ít tìm thấy chất trữ tình, đậm dấu ấn lịch sử nhƣ trong hồi ký của Nguyên Hồng, Lƣu Trọng Lƣ... Ở Tô Hoài ta thấy tác giả luôn tôn trọng đời sống khách quan và trình bày nó nhƣ một dòng chảy đời thƣờng, các biến cố lịch sử, mặc dù vẫn gắn với đời sống hàng ngày, song không phải là cái

gì đó đã hoàn tất, vĩnh hằng, mà sự kiện biến cố đƣợc hiện ra qua con mắt quan sát khách quan, nhiều khi tỉnh táo nó không bị trữ tình hóa, không rực rỡ trong màn sƣơng kỷ niệm mà giữ một khoảng cách, một cái nhìn nhất định.

Với Cỏ dạiTự truyện, ngƣời đọc thấy tác giả không chỉ tái hiện lại cuộc đời của chính mình mà còn tái hiện cả bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt trong môi trƣờng sống của cá nhân nhà văn. Một không khí u buồn, đen tối đè nặng trong tác phẩm thông qua những sự việc và con ngƣời hiện qua trang sách. Tác giả không đi vào phản ánh những mâu thẫu giai cấp dữ dội, quyết liệt, song ngƣời ta thấy đƣợc tất cả sự buồn chán về một kiếp ngƣời, buồn về sự cùng quẫn, bế tắc. Đâu đó trong tác phẩm cũng le lói một chút hy vọng và niềm tin. Hình ảnh tác giả trong những ngày lang thang kiếm sống ở trƣờng đời và xã hội: hết bán giầy ở hiệu giày Ba ta đến làm kế toán sổ sách giấy tờ cho hãng rồi những ngày thất nghiệp lang thang vất vƣởng, thậm chí cả đến mức phải đi ăn mày ở cửa chùa để kiếm “miếng cơm manh áo”, những ngày phiêu bạt ra Hải Phòng... Tác giả đã kể lại hết sức chân thực cuộc đời cảnh ngộ của mình và của những nhân vật khác... Ngƣời đọc hồi hộp dõi theo cả một quá trình khôn lớn, trƣởng thành của nhân vật “tôi”, qua trình nhận thức, khám phá xã hội, qua trình hình thành nhân cách của thằng Cu Bƣởi - hình bóng của Tô Hoài sau này.

Nhân vật tôi nhƣ một sợi dây xâu chuỗi biết bao cảnh đời số phận. Giống nhƣ bộ ba tự truyện của Goorky, sự trƣởng thành về ý thức, sự hình thành tƣ cách công dân và bản lĩnh xã hội của cậu bé Aliosa là kết quả của sự tiếp xúc với nhân dân và học hỏi ở họ. Qua trình hình thành nhân cách của Cu Bƣởi cũng vậy. Bắt đầu từ ngày tháng đến trƣờng, chứng kiến những cảnh bất công vô lý ngoài xã hội, rồi lớn lên một chút cậu bé nhận thấy rằng những ngƣời nghèo khổ sống xung quanh ta mặc dù sống trong đen tối song “vẫn biết mơ ƣớc” và “khi hiểu đƣợc nguyên do những tác hại của họ, nhiều ngƣời trong chúng tôi đã vứt đi cái hào hoa, ngông nghênh dở, thấy ra mình đƣơng ở đâu và phải làm gì cho đáng là con ngƣời” [66, tr.272]. Kể từ đó nhà văn đã bƣớc vào cuộc đời với ý thức “phải làm gì cho đáng là con ngƣời”. Tác giả đã tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc, đã viết những tác phẩm với ý thức “miêu tả xã hội đau khổ”.

Nhƣ vậy khi nói về mình, tác giả đã miêu tả không phải nhƣ một cái gì đã hoàn tất và cố định mà nhƣ một nhân cách biến chuyển đổi thay, đƣợc cuộc sống dạy dỗ. Điều đó cũng chính là một trong những nét đặc trƣng cơ bản của tiểu thuyết mà ta tìm thấy ở trong hồi ký của Tô Hoài.

Hồi ký của Tô Hoài, mặc dù không xây dựng đƣợc những nhân vật điểm hình kiểu nhân vật hƣ cấu nhƣ trong tiểu thuyết, song trên trang sách ngƣời ta vẫn thấy

119

bóng dáng của những nhân vật cụ thể những ngƣời thật việc thật với thái độ, tâm lý, số phận của nhân vật. Ở đây ngƣời ta bắt gặp những cuộc đời thật với tất cả những đƣờng nét xù xì góc cạnh và cả những tình cảm trong sáng xuất phát từ một lý tƣởng thẩm mỹ cao đẹp của nhà văn. Đọc hồi ký của Tô Hoài ngƣời ta bắt gặp bức tranh đời sống hiện ra trong nhiều chiều. Có những đoạn ngƣời đọc thấy dƣờng nhƣ cả một thời kỳ lịch sử nhƣ hiện về trong trang sách: cảnh chết đói năm 1945, ngƣời chết đói nhƣ ngả rạ khắp đầu đƣờng xó chợ, cảnh bọn thực dân Pháp Nhật đi tuần tiễu và đàn áp đồng bào, cảnh chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám với biết bao náo nức rạo rực,...

Hồi ký của Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt. Nếu hồi ký Nguyên Hồng thu hút ngƣời đọc bằng giọng điệu và ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc, tâm trạng thì hồi ký của Tô Hoài hấp dẫn bạn đọc bởi sự linh hoạt, năng động. Từ sự lựa chọn sự kiện trong cách kể chuyện khách quan, tỉnh táo và chân thực đến giọng điệu dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa, đôi chút mỉa mai, tinh quái nhƣng cũng rất nghiêm trang và thâm thúy. Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài là “ngôn ngữ văn xuôi” - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái. Chất hài hƣớc, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của Tô Hoài cũng bộc lộ thật sâu sắc trên các trang hồi ký của mình.

4.2.2.2. Đến những bức chân dung văn học chân thực, độc đáo

Trong hồi ký của mình, Tô Hoài thiên về tự sự. Nhà văn xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ theo hƣớng khách quan, để cho nhân vật tự bộc lộ hơn là có sự tham gia trực tiếp của chủ quan tác giả. Khi viết chân dung, Tô Hoài vẫn luôn là cây bút hiện thực bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống. Hồi ký là viết về những gì đã qua, đã trải trong quá khứ, nhƣng với cái nhìn tỉnh táo, giọng kể tự sự, hồi ký Tô Hoài là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá khứ và hiện tại. Từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tƣợng. Nhà văn luôn tìm cách phá vỡ trình tự không gian - thời gian, hay nói cách khác, đảo ngƣợc, xen kẽ không gian - thời gian trong thế giới hoài niệm của mình từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tƣợng. Ngoài những đặc điểm trên, chúng ta còn nhận thấy nếu cái “tôi” trong hồi ký Nguyên Hồng là cái “tôi” của chính tác giả thì trong hồi ký của Tô Hoài cái “tôi” có sự phân thân do đó nó tạo nên lối kể chuyện khách quan, tỉnh táo. Sự hòa nhập những câu chuyện riêng chung đã làm nên đặc trƣng phản ánh hiện thực của hồi ký Tô Hoài.

Trong cảm quan về hiện thực của nhà văn còn có chân dung những ngƣời nghệ sĩ mà ta rất yêu mến. Với cái nhìn nhân bản đời thƣờng ấy, nhà văn đã rút ngắn đến mức thấp nhất khoảng cách giữa ngƣời đọc với ngƣời kể, giúp chúng ta đƣợc tiếp cận, đƣợc bƣớc vào một thế giới đời thƣờng phía sau thế giới nghệ thuật lung linh,

huyền ảo mà ta vẫn thƣờng biết đến qua tác phẩm của những nhà văn. Điều đáng nói ở đây là ngay cả khi viết về những thói tật của những ngƣời nghệ sĩ lớn, Tô Hoài vẫn viết bằng tất cả tấm lòng chân thành của một nghệ sĩ chân chính, bằng cái nhìn cảm thông chân tình nên chúng ta không cảm thấy nhà văn hạ thấp họ hay cố tình “đập vỡ” những thần tƣợng của bạn đọc. Trái lại, càng hiểu về cuộc đời riêng của họ, ta càng cảm thấy cần phải cảm thông, chia sẻ, hiểu ngƣời để từ đó hiểu văn của họ nhiều hơn, nhƣ Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,...

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hồi ký văn học (của nhà văn) trong Văn học Việt nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)