Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Nguyên Hồng và thể tài hồi ký-tự truyện
4.1.1. Nguyên Hồng Nhà văn của những người cùng khổ
Nguyên Hồng (1918 - 1982) là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. 18 tuổi (năm 1936) ông bắt đầu viết văn, trình làng với truyện ngắn "Linh hồn" (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7). Nhƣng ông chỉ thực
sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay “Bỉ Vỏ” khi mới 19 tuổi. “Bỉ
Vỏ” đƣợc đánh giá là “bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người
nhỏ bé dưới đáy" nhƣ Tám Bính, Năm Sài Gòn... “Bỉ Vỏ” không chỉ có ý nghĩa là
một giải thƣởng văn chƣơng danh giá của "Tự lực văn đoàn, 1937", mà điều quan
trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Với gần 50 năm lao động nghệ thuật, Nguyên Hồng có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông xứng đáng là nhà văn chân chính của “Những ngƣời khốn khổ”. Ông sống giản dị, chân chất hồn hậu và giàu xúc cảm. Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng đƣợc đồng nghiệp và bạn đọc ƣu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Nam Định, ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ đi bƣớc nữa trong sự ruồng bỏ, hắt hủi của gia đình nhà chồng, không đƣợc gần gũi, chăm sóc con mình. Thiếu tình yêu thƣơng, Nguyên Hồng sống nhờ cô và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của ngƣời bà. Vốn là ngƣời rất nhạy cảm, dễ xúc động, ông cảm thông, chia sẻ những nỗi khổ đau, oan trái với những con ngƣời cùng khổ, bất hạnh trong gia đình và cả ngoài xã hội và cũng bất bình trƣớc hành vi vô nhân đạo.
103
Năm 16 tuổi khi mới học hết bậc tiểu học, ông cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Có thể nói, Hải Phòng đã trở thành quê hƣơng thứ 2 của ông. Hải Phòng đã chứng kiến những năm tháng hàn vi nhất của cuộc đời. Hải Phòng là nơi tác động, ảnh hƣởng sâu sắc đến nghiệp văn chƣơng của ông. Nguyên Hồng sớm đƣợc tiếp xúc với sách báo cách mạng tiến bộ từ thời kì Mặt trận Dân chủ. Năm 1943, ông tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc, sau cách mạng ông tiếp tục hoạt
động trong Hội văn hóa cứu quốc. Năm 1955 Nguyên Hồng về Hải Phong làm tờ Tin
Hải Phòng. Hải Phòng là nơi ông cho ra đời với hàng loạt tác phẩm văn xuôi. Đó là 20.000 trang in 4 tập bộ tiểu thuyết "Cửa biển" đồ sộ trong thời gian dài từ 1961-
1976: Sóng gầm (1961), Cơn bão đã đến (1963), Thời kỳ đen tối (1973), Khi đứa con
ra đời (1976) ngồn ngộn hơi thở cuộc sống lao động, đấu tranh ở miền đất đầy sóng và gió. Đây cũng là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất, dài nhất của đời văn Nguyên Hồng. Và có lẽ cũng là một trong những tiểu thuyết dài nhất của văn học hiện đại Việt Nam. Trái tim đồng cảm với mọi mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống lam lũ đã khiến ông gắn bó với những con ngƣời chân đất, những con ngƣời dƣới đáy xã hội. Trong cuộc sống đời thƣờng, nhiều ngƣời đƣợc tiếp xúc với nhà văn đều khẳng định rằng Nguyên Hồng rất dễ xúc động, dễ khóc. Ông khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt, khóc khi nghĩ đến đời sống cực khổ của nhân dân mình ngày trƣớc, khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hƣơng đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lý tƣởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi
kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa continh thần do
chính mình hƣ cấu nên,...
Năm 1956, ông lên Hà Nội làm báo Văn nghệ, năm 1957 tham gia Đại hội
thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách tuần báo Văn. Tháng 1 năm 1964
Nguyên Hồng tham gia Đại hội thành lập Chi hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng, giữ chức Chủ tịch cho đến khi mất. Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại ấp Cầu Đen, Yên Thế. Trong cuộc đời năm mƣơi năm hoạt động nghệ thuật của mình, Nguyên Hồng để lại một số lƣợng tác phẩm đồ sộ, có giá trị. Ông vinh dự đƣợc Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng Độc lập và Giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 năm 1996).
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, trong đó mảng hồi ký ông
đã để lại nhiều tác phẩm: Những ngày thơ ấu (1938); Bước đường viết văn (1970),
Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978).
Các tác phẩm hồi ký Nguyên Hồng đã mở ra một cách nhìn tham chiếu cần thiết để ngƣời đọc và công chúng rộng rãi chia sẻ một cách tƣờng minh, nhân ái và thể tất về những cái đƣợc và những điều bất cập của những ngƣời cầm bút, những kỹ sƣ tâm
hồn, những con ngƣời dấn thân nhƣng luôn luôn tự nhắc mình tìm cách đi đúng
đƣờng vì đang “vác trên vai mình của quý vô hạn là những gói bạc vàng của tâm hồn
con người”.