Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Sự thể hiện sâu đậm cái tôi tác giả
3.1.4. Nhu cầu dựng lại chân dung bạn bè, đồng nghiệp
Nổi bật trong nhiều trang hồi ký văn học là dựng chân dung bạn bè văn nghệ sĩ. Tô Hoài đã tâm sự: viết hồi ký là một cuộc đấu tranh để viết ra, đấu tranh để nói lên sự thật và một nhà văn thực sự dũng cảm mới thử tài mình trong thể loại này.
Trong cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, ông cũng chân thành bộc bạch quan điểm khi
dựng chân dung về bạn bè, đồng nghiệp: “Ngƣời ta ra ngƣời ta thì phải là ngƣời ta chứ”. Và có lẽ không ở thể loại nào chân thực nhƣ hồi ký. Hồi ký không chấp nhận sự hƣ cấu, tƣởng tƣợng, phóng đại, nói quá, bởi nhƣ vậy là xuyên tạc sự thật. Vì vậy, chúng ta muốn biết “con ngƣời bên trong con ngƣời” ở mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ, hãy đến với thể loại hồi ký văn học này và đón nhận những điều thú vị.
Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng thể hiện rõ trạng thái tinh thần đó khi ông viết về bạn bè “một kiếp bên trời”. Sống ở miền Nam, ông luôn đau đáu nỗi nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội, nơi có gia đình, vợ con, nơi trải qua quá nửa đời ngƣời đam mê sống và viết. Theo ông, nhà văn cũng giống nhƣ những nhân vật trong tác phẩm văn học, thậm chí còn đa màu sắc hơn. Bởi lẽ trong tác phẩm văn học, nhận vật chỉ đƣợc phản ánh một khía cạnh nhất định nào đó chứ không giống nhƣ chính các nhà văn ở nhiều chiều, nhiều phƣơng diện phản ánh một cách trung thực đúng với đặc điểm của hồi kí. Với Vũ Bằng, Nguyễn Tuân là “Đứa con nuông của thiên thần và ác quỷ”, bởi những hành động của Nguyễn Tuân không thể chấp nhận đƣợc. Đó là khi ông bày ra trò thi ngƣời đẹp giữa các ả đào, đến ngƣời xấu quá thì ông bắt lại để phân tích những nét xấu trên khuôn mặt rồi mạt sát sao có thể làm mất vệ sinh con mắt ngƣời ta đến thế. Còn là một Nguyễn Tuân lập dị, tai ách, khinh bạc “đến điều”. Một Vũ Trọng Phụng nghèo khổ, túng quẫn nhƣng cũng lắm tài, nhiều tật. Những kiệt tác của ông có khi ra đời theo lối “viết xổi”: “Cứ đến gần ngày phải nộp bài cho
“Hà Nội báo” - tiểu thuyết Giông tố bắt đầu viết từng kì trên báo này - Vũ Trọng
Phụng lại ngồi ì ra một đống, hút thuốc lào và hỏi ầm lên có ai biết kì trƣớc “Giông
tố” đã viết đến đoạn nào rồi không. Chẳng ai trả lời cả bởi vì chẳng có ai đọc Giông
tố. Vũ Trọng Phụng chán đời hết sức, đành phải đi tìm Hà Nội báo để đọc xem mình
hiếng hẳn đi mà lƣỡi thì thè ra nhƣ lƣỡi con thằn lằn, có khi vừa viết vừa chửi thề sao mình lại khổ đến thế này” [10]. Khi viết về họ, Vũ Bằng ý thức một cách sâu sắc rằng: họ là những con ngƣời của đời thƣờng, của gánh nặng áo cơm, nhƣng đồng thời họ là những nhà văn, nhà báo - mang trong mình tố chất nghệ sĩ không giống ai nên “bạn văn” của Vũ Bằng thƣờng hiện ra một lúc hai phƣơng diện: ngƣời thƣờng và nghệ sĩ. Nguyễn Văn Vĩnh đƣợc ông cho là ngƣời đa tài nhƣng vẫn cho rằng: “Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một ngƣời thƣờng” và chứng minh qua cách tiêu tiền, chiều chuộng vợ con, cách ăn mặc, đi lại bằng xe máy, thói quen lao động viết lách. Ông còn nhớ “Có một lần, tôi đã đƣợc mục kích một cảnh nhƣ sau: Không biết giận gia đình gì đó, ông lên gác nằm khoèo nhờ ông Tụng (một ngƣời quen) mua cho một mẹt bún chả ăn trừ cơm, rồi viết luôn một bài xã thuyết cho Annam Nouveau, thảo một thƣ cho viên toàn quyền Pháp đƣa ra nhà báo nhờ đánh máy luôn, dịch miệng
chuyện "Tê lê Mạc phiêu lưu ký" cho Dƣơng Phƣơng Dực (bút hiệu Đông Lĩnh) ám
tả, trong khi chính ông lại quay sang nói chuyện với ông Tụng về chuyện thống sứ Pháp có ý muốn giúp ông tiền bất cứ lúc nào và bao nhiêu cũng đƣợc, miễn là ông tạm gác ý kiến đả kích Pháp và ngừng chống nhà vua."
Ông cũng nhớ Nguyễn Văn Vĩnh qua một đám tang của nhân tâm: "Đến tin lúc ấy (tin Nguyễn Văn Vĩnh qua đời năm 1936), chúng tôi cảm thấy rõ rệt cái tang đó không phải là cái tang riêng... Đám tang có hai vạn ngƣời đi đƣa đám. Thật là một cái tang lớn, giản dị mà trọng thể, ít thấy trên đất Đông Dƣơng vậy."
Qua hồi ức của Vũ Bằng, Ngô Tất Tố có phong cách trang nghiêm, đạo mạo của một nhà nho, song lại quá thật thà, và dễ bị tổn thƣơng khi có ngƣời đùa ác, đùa dai. Dƣới ngòi bút của Vũ Bằng, Nam Cao là “một nhà văn dí dỏm, chua chát lại sâu xa nhƣng chân thật và hồn nhiên vƣợt mức không có nhà văn, nhà báo nào sánh đƣợc”. Qua những bức chân dung, Vũ Bằng thể hiện tình thƣơng yêu trìu mến đối với những bạn văn một thuở cũng là tự thƣơng xót chính mình. Số kiếp nghệ sĩ hiện lên thật thấm thía.
Văn thi sĩ tiền chiến của Nguyễn Vỹ gắn bó và hiểu biết sâu sắc về lớp nhà văn tài hoa trƣớc cách mạng, Nguyễn Vỹ đã kết dệt nên “một kí ức vàng son” trong
Văn thi sĩ tiền chiến. Thế hệ nhà văn mà ông nói đến đều là những ngƣời tài, có cá tính đáng yêu và mang cái khắc khổ của nhà văn thời ấy.
Nguyễn Văn Vĩnh để lại ấn tƣợng về một con ngƣời to lớn với hình ảnh: “mặc Âu phục trắng, đội mũ trắng bự giống nhƣ cái “mũ thuộc địa”, ngồi trên chiếc xe mô tô kềnh càng, nổ bình bịch và kêu rầm rầm, từ Hàng Bông chạy thẳng xuống Hàng
75
Gai” [162, tr.27]. Một con ngƣời trung trực, liêm khiết ấy, về cuối đời lại bị quẫn bách về tài chính, vỡ nợ: “Trong lúc kẻ biết xu thời đang ngất ngƣởng cân đai ở Huế, vênh váo bên ngai rồng thì một bậc văn hào lỗi lạc, một nhà ái quốc trung trực và liêm khiết, quẫn bách về tài chánh đã vỡ nợ” [162, tr.147].
Vũ Trọng Phụng lần đầu tiên xuất hiện trƣớc mắt Nguyễn Vỹ là một ngƣời “mặc quần áo cũ mèm, tóc trải rẽ một bên, ngƣời dong dỏng cao, gầy, mặt hình chữ nhật, hốc hác, trông tiều tụy” và “Vũ Trọng Phụng nghèo thì ai cũng biết, nhƣng có ai biết là anh nghèo cả nụ cƣời không?” [162, tr.51].
Lê Văn Trƣơng một con ngƣời rất vui tính, hiền lành, tốt bụng, ăn to, nói lớn: “Anh hào hoa, cƣơng trực có vẻ anh hùng mã thƣợng lắm, nhƣng tính lại nhát nhƣ thỏ, mềm nhƣ sứa” [162, tr.70]. Con ngƣời tràn đầy sức sống ấy cũng có một kết cục buồn: “Từ di cƣ vào Sài Gòn, anh nghèo túng, lại mang thêm bệnh nghiện… Thuốc phiện và hoàn cảnh gia đình túng thiếu đã làm khô cạn nguồn cảm hứng văn nghệ của Lê Văn Trƣơng chăng?” [162, tr.78].
Chân dung Vũ Bằng đƣợc dựng lên với nhiều nét vẽ sinh động: “Anh chàng mập tròn quay ấy, nƣớc da ngăm ngăm đen, đôi mắt hí thì thật ranh mãnh, nụ cƣời mỉa mai và trào lộng nở trên đôi môi thâm sì, là ngƣời tinh nghịch nhất của làng văn Bắc Hà thời tiền chiến” [162, tr.239]. Vũ Bằng sa vào thói ăn chơi nơi bàn đèn thuốc phiện, là ngƣời thích ăn ngon và rất háu ăn, thích chơi những cái lẩm cẩm đối với tuổi trẻ: “chơi đồ cổ, chơi núi non bộ, chơi cây thế, ƣa thân với chó, mèo và rùa” [162, tr.241]. Dựng chân dung Anh Thơ với những nét hồn nhiên, tƣơi trẻ của một cô gái mới lớn “Tôi ngắm cô: Trạc mƣời tám tuổi, không đẹp nhƣng có duyên, mặt nhiều mụn. Cô mặc áo màu hồng, mang đôi dày cƣờm, ngồi cắn hạt dẻ, tự nhiên” [162, tr.233].
Tản Đà một thi sĩ tiền bối ngay phút ban đầu đã để lại ấn tƣợng là “một ông mái tóc lâm - râm, cúp dẽ một bên áo lƣơng thâm đai cũ mèm, quần trắng hơi bẩn,
mang đôi giày mòn mỏi. Đôi mắt ông sáng quắc” [162, tr.12]. Năm năm sau gặp lại
vẫn là một ông cụ nghèo khổ với cái áo lƣơng thâm cũ “Một chiếc khăn đóng đã mòn viền, đáng lẽ đội lên đầu ông lại đeo tòn ten trên cánh tay, vẫn chiếc áo lƣơng thâm cũ giống chiếc áo mà tôi đã thấy ông mặc 5 năm trƣớc” [154, tr.13]. Về sau do hoàn cảnh quẫn bách, nghèo túng từ một thi sĩ “Thần tƣợng” xoay sang làm nghề.
Chân dung Nguyễn Tuân hiện lên là một ngƣời “Mập mạp, coi bộ to lớn rềnh rang, có một nét cƣời chúm chím rất hóm hỉnh, và đôi mắt ranh mãnh lạ thƣờng, nhƣng nụ cƣời và đôi mắt vô cùng khả ái”. Một Nguyễn Tuân “gàn lắm” và ƣa phiêu
lƣu, tính nết nghiêm nghị ngoài ra Nguyễn còn có một tính cách khác nữa đó là con ngƣời bao - biến, ƣa công kích với giọng khôi hài…
Còn bao nét hồn nhiên, bao câu chuyện bi hài về những nhà văn tên tuổi một thời: chuyện Lan Khai nghiện nặng nên đánh phấn, bôi son để cho mặt có đôi chút hồng hào; chuyện Nguyễn Vỹ và Lƣu Trọng Lƣ chia nhau món tiền 5 đồng mƣợn của Nhất Linh… Có thể nói, dù thăng hoa trong nghệ thuật hay bị lôi vào vòng xoay
cơm áo, hình ảnh văn sĩ trong mắt Nguyễn Vỹ vẫn là những người thường hồn nhiên,
sống động. Ông đã tạo nên ấn tƣợng sắc nét về một thế hệ, một thời đại. Ông viết về những ngƣời cùng hội cùng thuyền với cái nhìn của ngƣời trong cuộc sẻ chia, trìu mến, khác cái nhìn tỉnh táo, khách quan, đôi khi giễu cợt tinh quái.
Mười khuôn mặt của Tạ Tỵ với con mắt của một họa sĩ, Tạ Tỵ thƣờng khắc họa chân dung những con ngƣời có nét tài hoa vƣợt trội hay cá tính độc đáo. Cách lồng thể văn “thuật kí” và “biên khảo” giúp ngƣời viết làm nổi bật cái hồn của đối tƣợng. Các chân dung ông dựng lên luôn sắc nét, sống động, gợi sự ngƣỡng mộ say mê. Đây là một ngƣời tài hoa khác thƣờng: “Lãng Nhân mang một tinh thần trẻ và tiến bộ, mong vƣợt thóat “lối mòn” để vƣơn cao lên đón bắt từng vùng hào quang của văn học quốc tế đang từ phƣơng Đông lƣớt tới, từ phƣơng Tây ào ạt đổ vào… Lãng Nhân quăng hơi thở, ném cái tài hoa vào đà chung của tiến hóa” [154, tr.283]. Lãng Nhân “thông kim bác cổ”, phong thái “đĩnh đạc”, khiến ngƣời ta kính sợ: “Ông Đắc mặc âu phục, vén tay áo sơ mi lên ngồi rung đùi khảo cứu Nho giáo… xung quanh sách vở chất đống”, “Ngồi xuống ghế, nói với ông câu đầu, máu tôi chảy có một vòng, phần vì sợ văn ông, phần vì vẫn nghe tiếng ông là con nhà giàu ở Nam thành, thạo đời “một cây”, lại có tiếng là ăn chơi “sộp”… tôi luống cuống và cảm thấy tay chân thừa cả”. Chỉ vài nét bút, Tạ Tỵ đã phác họa tầm vóc một con ngƣời “cấp tiến” giỏi giang, phóng túng…
Bức chân dung Văn Cao “Một tinh cầu giá lạnh” tạo ấn tƣợng mãnh liệt cho những ai chiêm ngƣỡng. Sinh ra nơi cửa biển Hải Phòng: “Cửa biển tƣợng hình uất hận. Cửa biển than khóc. Cửa biển nghẹn ngào”, Văn Cao đã sống với tiếng máy và thở cùng than bụi, “đã biết đói, biết rét, biết đau khổ trƣớc khi làm ngƣời lớn”. Ngần ấy gia tài khi vào đời đã biến Văn Cao thành một mẫu ngƣời đặc biệt: “Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cƣời lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ, và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tƣởng”. Lòng say mê, ngƣỡng mộ khiến Tạ Tỵ viết những dòng thật đẹp xứng tầm
77
Văn Cao: “Văn Cao nhập cuộc không phải bằng tài năng đơn độc mà bằng một thác lũ nghệ thuật, trùm lấp vòm trời kinh đô văn nghệ. Từng bƣớc khoảng khóat, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng mẹ Việt Nam và đƣợc tiếp nhận nồng hậu”, “Văn Cao là một nghệ sĩ trên nghệ sĩ. Một mình ôm mấy vùng ánh sáng”. Văn Cao đa tài nổi danh nhƣng mấy ai hình dung nổi một Văn Cao trƣớc những đối nghịch lớn. Con ngƣời sức vóc khiêm nhƣờng ấy cũng có lúc phải quyết liệt trƣớc hoàn cảnh. Tạ Tỵ tiết lộ: “Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng Colt 45 chĩa vào những ngƣời có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí, để mình rút lui, rồi sau ngày 19-8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi”! Văn Cao là con ngƣời tài hoa nhƣng chịu lắm đa đoan, hệ lụy. Khí chất quyết liệt, kiên cƣờng ngày xƣa cũng bất lực trƣớc những trớ trêu của hiện tại. Theo đánh giá riêng của Tạ Tỵ thì chiến tranh cùng những chính sách sai lầm, ấu trĩ đã làm khuất chìm Văn Cao: “Vụ án Nhân văn - Giai phẩm, với kỉ luật tập thể giết dần Văn Cao, biến Văn Cao thành công cụ. Cái không khí “đỉnh cao sáng tác” mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ƣớc mơ thật sự, ƣớc mơ này chắc anh sẽ mang theo về cõi chết”.
Theo Tạ Tỵ, Vũ Bằng là “ngƣời trở về từ cõi đam mê”, đam mê viết văn, làm báo và đam mê mọi lạc thú trên đời. Với Vũ Bằng, văn chƣơng trở thành cái “nghiệp” mà ông không lúc nào rời bỏ: “Trong suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật”. Nghề văn, nghề báo có cái mới lạ, sảng khóai về tinh thần nhƣng cũng lắm tai ách, đau thƣơng. Lao vào nó, Vũ Bằng đã dìm mình vào ăn chơi, sa đọa, bị thuốc phiện hành hạ. Điều làm cho Vũ Bằng buồn phiền nhất là gánh nặng cơm áo. Hoàn cảnh thúc bách đôi khi là cơ hội cho niềm đam mê và bút lực văn chƣơng của ông bùng phát: “Nếu Vũ Bằng không cần tiền để trang trải tiền hộ sinh cho vợ đẻ và trả nợ thì còn lâu độc giả mới đƣợc nghe Vũ Bằng nói láo. Chính vì cần tiền nên cứ vào
khoảng ba giờ sáng, Vũ Bằng một mình một bóng vừa viết Bốn mươi năm nói láo
vừa ngồi hứng từng chậu nƣớc đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ… Nhiều khi Vũ Bằng viết ở ghế đá công viên, nghĩa là chỗ nào và lúc nào anh cũng viết đƣợc vì chữ nghĩa đã có sẵn, chờ dịp trút xuống”. Điểm nhấn của bức chân dung là: “Vũ Bằng thích sống một đời sống nhiều đam mê, dù là tội lỗi, hơn đạo đức… một số nhà đạo đức sẽ chê trách anh về lối sống hƣởng thụ đó, nhƣng không vì thế mà Vũ Bằng từ chối bản chất đích thực của mình” [154, tr.283]…
Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài đã dựng chân dung các nhà văn thông qua dòng hồi tƣởng…Đó là những con ngƣời cụ thể, có thật, những nhà văn tên tuổi, những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Những bức chân dung trong hồi ký của Tô Hoài tuy mỗi ngƣời một vẻ, chẳng ai giống ai, song đều đƣợc dựng lên trên cái nền của đời sống văn học hiện đại. Tác giả hồi ký không chỉ viết, chỉ có cảm hứng về những cây bút mà mình ƣa thích, hâm mộ và có quan hệ thân cận. Vì thế mà chân dung các nhà văn trong hồi ký của Tô Hoài hầu hết là chỗ bạn bè tri âm tri kỉ, những cá tính độc đáo mà ngƣời đọc thƣờng hâm mộ. Đó chính là chân dung Nguyễn Huy Tƣởng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Xuân Diệu…
Nguyễn Huy Tƣởng hiện lên trong dòng hồi tƣởng của Tô Hoài là một nhà nhà văn lão thành là một con ngƣời hiền lành, chân thực, xốc vác với công việc chung. Con ngƣời nghĩ thực, nói thực và bao giờ cũng nhìn ngƣời, nhìn sự vật ở những khía cạnh tốt đẹp nhất, cũng là con ngƣời có kỷ luật trong công việc, thích viết nhật ký, thích sƣu tầm tài liệu, thích ca tụng L.Tônxtôi: “Nguyễn Huy Tƣởng trong miệng trong mắt ca tụng khấn vái L.Tônxtôi, Ifxen…và ở mỗi ngƣời bạn, mỗi cán bộ cấp