Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Hồi ký văn học dƣới góc nhìn thể loại
2.3.1. Tôn trọng sự thật, kết cấu linh hoạt theo dòng hồi ức
Cũng nhƣ hồi ký, hồi ký văn học dùng hình thức văn xuôi ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là ngƣời tham dự hay chứng kiến, nội dung phản ánh mang tính xác thực cao. Hồi ký đƣợc nhiều nhà văn lựa chọn có lẽ do khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu tái hiện một cách chân thực, chi tiết “sự thật quá khứ” mà nếu sử dụng hình thức “văn vần” khó có thể thực hiện đƣợc. Qua hồi ký phải
55
chăng nhà văn muốn chứng tỏ mình là một nhân chứng có thẩm quyền để đánh giá, sự vật, hiện tƣợng con ngƣời đó.
Đối với hồi ký thông thƣờng, việc “kể lại”, “ghi chép lại” không đòi hỏi phải mang tính nghệ thuật. Tác giả có thể hồi tƣởng lại quá khứ theo trật tự từ quá khứ xa đến quá khứ gần trên trục thời gian tuyến tính. Tuy nhiên, đối với hồi ký văn học của nhà văn, tính nghệ thuật là thuộc tính tất yếu, là đặc điểm cơ bản để xác định phẩm chất của tác phẩm. Mỗi tác phẩm hồi ký văn học là một tác phẩm văn xuôi nghệ thuật. Từ chất liệu “ngƣời thật”, “việc thật” trong quá khứ, ngƣời viết phải “gia cố” về cách sắp xếp tình tiết, sự kiện, mạch kể, giọng kể, từ ngữ, lời văn sao cho câu chuyện đƣợc kể lại chuyển tải đƣợc sâu sắc nhất những điều tác giả muốn gửi gắm, in đậm dấu ấn “bản lai, diện mục” của nhà văn. Hồi ký văn học dù phản ánh sự thật nhƣng không thể nào viết đƣợc sự thật xảy ra một cách tuyệt đối. Bởi sự thật đã xảy ra, nhƣ thế cũng có ít nhiều đã biến thành lịch sử. Cho nên dù là ngƣời chứng kiến cũng không thể nhớ lại tƣờng tận mọi diễn biến sự việc, không thể bao quát hết, nhất là khi sự việc đó xảy ra quá lâu. Khác với các sử gia và ngƣời viết tiểu sử, ngƣời viết hồi ký chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tƣợng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Bản thân ngƣời viết hồi ký luôn luôn đƣợc trình bày, mô tả ở bình diện thứ nhất. Vì thế hồi ký thƣờng không tránh khỏi tính chủ quan của thông tin, tính phiến diện, tính không đầy đủ của sự kiện. Tuy nhiên, hồi ký có sự diễn đạt sinh động trực tiếp của cá nhân tác giả, điều này cũng có giá trị nhƣ một tƣ liệu của đƣơng thời.
Vì những lý do trên, ngƣời viết hồi ký không thể tránh khỏi trƣờng hợp phải sử dụng thêm tƣởng tƣợng, hƣ cấu. Tuy nhiên, sự hƣ cấu tƣởng tƣợng đó đều không nằm ngoài mục đích tái hiện một cách xác thực ngƣời thật, việc thật. Hơn nữa suy cho cùng nếu hồi ký muốn vƣơn đến chỗ có giá trị văn học thì không thể nằm ngoài quy luật của nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì không nên đặt ra vấn đề chính xác một cách tuyệt đối, và đã là nghệ thuật thì phải mang tính hƣ cấu. Bởi mọi chân lý nếu đẩy đến chỗ cực đoan đều có thể sai lầm.
Mức độ hƣ cấu trong hồi ký nói chung là ít và thƣờng ở những thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực ngƣời thật việc thật. Vì tính xác thực của nội dung, cho nên ngƣời viết không đƣợc sử dụng hƣ cấu một cách tùy tiện mà phải đảm bảo khuôn khổ của sự thật lịch sử, qua đó làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Tất cả những nhận định trên cho thấy, hồi ký là một thiên trần thuật về diễn biến của những sự kiện theo dòng hồi tƣởng. Vừa chịu sự chi phối của loại hình ký,
hồi ký đồng thời vừa có những nét đặc thù. Thứ nhất ngƣời viết hồi ký - ngƣời trần thuật phải là ngƣời trong cuộc, kể lại những sự việc xảy ra trong quá khứ mà bản thân đã tham dự hay chứng kiến, thậm chí có thể lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình. Thứ hai, hồi ký cũng đòi hỏi phải có tính xác thực và không hƣ cấu.
Một điểm quan trọng của hồi ký là sự hiện diện của cái tôi tác giả trong tác phẩm. Đó là cái tôi tác giả hoặc nhân vật có vai trò là nhân chứng góp phần xác minh sự thật và tính chính xác của sự việc miêu tả, phản ánh.
Tuy nhiên, sự diễn đạt sinh động trực tiếp của cá nhân tác giả - ngƣời trong cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng, mang đến cho ngƣời đọc sự thấu hiểu về tính xác thực và độ tin cậy của nội dung đƣợc kể. Đồng thời, tạo nên hiệu ứng nghệ thuật cho tác phẩm hồi ký từ nghệ thuật kể chuyện và lời văn trần thuật cùng kỹ thuật bố cục, cấu trúc tác phẩm. Cho nên, chính sự diễn đạt sinh động những ấn tƣợng, cảm tƣởng trực tiếp của cá nhân tác giả “có giá trị nhƣ một “tƣ liệu” của “đƣơng thời”.
Xét về mặt phƣơng thức biểu đạt, hồi ký tồn tại dƣới hình thức giãi bày, có thể theo dạng kết cấu cốt truyện hay liên tƣởng. Với cách kể thƣờng theo thứ tự thời gian và chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử.
Ở tác phẩm hồi ký thông thƣờng, cốt truyện đƣợc coi trọng; tình tiết, sự kiện thƣờng đi theo trình tự thời gian tạo nên mạch trần thuật theo trình tự tuyến tính. Theo dõi mạch kể, ngƣời ta có thể dễ dàng nắm bắt đƣợc câu chuyện trong ký ức của tác giả. Đối với hồi ký văn học, vai trò của cốt truyện giảm xuống; tình tiết, sự kiện trong dòng hoài niệm của ngƣời viết có thể không tuân theo logic tuyến tính mà phụ thuộc nhiều vào trƣờng liên tƣởng, sự ngẫu hứng và cảm xúc riêng của tác giả - những yếu tố vốn dồi dào và luôn thƣờng trực trong phẩm chất nghệ sĩ của ngƣời viết hồi ký văn học. Tuỳ theo hƣớng rẽ của hồi ức, ngƣời viết có thể bắt lấy sự kiện này hay sự kiện khác, làm sống dậy quãng đời này hay khoảng thời gian kia một cách bất ngờ, có khi cảm xúc lấn át tình tiết sự kiện… Trong hồi ký văn học, những xúc cảm đƣợc tái hiện một cách trực tiếp, sự kiện đƣợc kể lại có khi rõ ràng, có lúc lại lan man; có khi trôi xuôi, có khi thì đảo ngƣợc, có lúc lại chồng lên nhau, hình thành những kiểu “kết cấu hồi ức” khác nhau. Những điều đó làm cốt truyện trong hồi ký văn học trở nên mờ nhạt. Kết cấu hồi ký thông thƣờng đi theo trật tự biên niên. Kết cấu hồi ký văn học lại vô cùng biến hóa: có khi xếp chồng các lớp thời gian, có khi lắp ghép các mảng hồi ức; trình tự hồi ức thƣờng bị xáo trộn không theo qui luật khách quan mà diễn biến theo quy luật tâm lí. Tuy nhiên, dòng hồi tƣởng dù đi theo hƣớng nào cũng không tránh đƣợc tính chất ngẫu nhiên, tản mạn của quy luật tâm lí (có điều, đằng sau đó vẫn là sự liền mạch, nhất quán về cảm hứng).
57
Thông thƣờng, hồi ký thiên về hƣớng ngoại, đƣợc viết ra nhằm mục đích giãi bày, bộc lộ với ngƣời khác hoặc nhằm mục đích tổng kết và lí giải về một sự kiện, một cuộc đời, một chặng đƣờng, một thế hệ…Hồi ký văn học, theo chúng tôi, nghiêng hơn về hƣớng nội. Đó là những “chuyện đời tự kể”, bộc bạch nỗi niềm tâm sự sâu kín của nhà văn, đƣợc viết theo chiều nghịch của thời gian, hƣớng về dĩ vãng với cảm hứng hồi cố và đặc biệt ở cách thể hiện. Tác phẩm hồi ký văn học không dùng các thủ pháp cốt truyện và chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử. Hồi ký văn học gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học và hồi ký cách mạng về chất liệu, tính xác thực, không hƣ cấu. Song nếu các thể loại này tuân thủ một cách nghiêm ngặt vào tính xác thực của tƣ liệu và tập trung vào việc tập hợp, mô tả, phân tích, nghiên cứu tƣ liệu một cách toàn diện, thì hồi ký văn học sử dụng tƣ liệu một cách linh hoạt hơn, không hƣớng vào mục đích “ôn nghèo, kể khổ” hoặc “ôn cố, tri tân” mà chú trọng việc xây dựng chân dung tác giả văn học, ôn lại những kỉ niệm sâu sắc trên hành trình sáng tác hoặc ký thác những điều tâm huyết về quá trình sinh thành những “đứa con tinh thần” máu thịt của mình (lí giải cội nguồn cảm hứng; tái tạo cảm xúc, tâm trạng; bày tỏ về nguyên mẫu nhân vật …). Điều đó giải thích vì sao nhiều hồi ký văn học cùng viết về các sự kiện nhƣ “chính sử”, nhƣng với một số độc giả, nó lại tạo đƣợc sức hút hơn.
Tính chân thực, xác thực là yếu tố sống còn của một cuốn hồi ký nói chung. Song hồi ký văn học đảm bảo tính chân thực theo cách riêng: nhà văn vừa tôn trọng sự thật khách quan, vừa rất trung thực trong suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Việc thể hiện “ngƣời thật”, “việc thật” trong hồi ký văn học gắn với nhu cầu khám phá đời sống, tìm đến cái sinh động của nó, bộc lộ cái nhìn đa chiều về cuộc đời và con ngƣời. Đó là nét đặc trƣng của sự thật trong hồi ký văn học, cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn riêng của thể loại này.
Dầu vậy, hồi ký nói riêng và các tác phẩm ký nói chung, dù phản ánh sự thực nhƣng không thể nào viết đƣợc sự thật xảy ra một cách tuyệt đối. Bởi sự thật đã xảy ra, nhƣ thế cũng có nghĩa ít nhiều đã biến thành lịch sử. Cho nên dù là ngƣời chứng kiến cũng không thể nhớ lại tƣờng tận mọi diễn biến sự việc, không thể bao quát hết, nhất là khi sự việc đó xảy ra khá lâu. Khác với các sử gia và nhà viết tiểu sử, ngƣời viết hồi ký chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tƣợng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Bản thân ngƣời viết hồi ký luôn luôn đƣợc trình bày mô tả ở bình diện thứ nhất. Vì thế, hồi ký thƣờng
khó tránh khỏi tính chủ quan của thông tin, tính phiến diện, tính không đầy đủ của sự kiện. Tuy nhiên, bù lại, hồi ký có sự diễn đạt sinh động trực tiếp của cá nhân tác giả, điều này cũng có giá trị nhƣ một “tƣ liệu” của đƣơng thời.
Vì những lý do trên, ngƣời viết hồi ký không thể tránh khỏi trƣờng hợp phải sử dụng thêm sự tƣởng tƣợng, hƣ cấu. Tuy nhiên, sự hƣ cấu tƣởng tƣợng đó đều không nhằm ngoài mục đích tái hiện một cách xác thực ngƣời thật, việc thật. Hơn nữa suy cho cùng nếu hồi ký muốn vƣơn đến chỗ có giá trị văn học thì không thể nằm ngoài qui luật của nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì không nên đặt ra vấn đề chính xác một cách tuyệt đối, và đã là nghệ thuật thì phải mang tính hƣ cấu. Bởi mọi chân lý nếu bị đẩy đến chỗ cực đoan đều có thể sai lầm.
Sự thật, đối với bất kỳ tác giả nào khi đặt bút xuống trang sơ thảo đầu tiên cũng chỉ mới tập hợp đƣợc một số tƣ liệu còn nhiều lỗ hổng lộn xộn, chƣa móc nối đƣợc những móc xích hữu cơ, đó là chƣa kể các nhà văn hầu nhƣ viết hồi ký khi tuổi đã cao, sức nhớ giảm sút. Vì thế, nhà văn buộc phải dùng thêm các giác quan gián cách và tổng hợp, đó là sự tƣởng tƣợng và hƣ cấu. Hơn nữa, trong hồi ký, dù thêm hay bớt cũng đều ý hƣớng là tái hiện đúng ngƣời thật việc thật. Mức độ hƣ cấu trong hồi ký nói chung là ít và thƣờng ở những thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực ngƣời thật việc thật.
Vì tính xác thực của nội dung, cho nên ngƣời viết không đƣợc sử dụng hƣ cấu một cách tuỳ tiện mà phải đảm bảo khuôn khổ của sự thật lịch sử, qua đó làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.