Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Tô Hoài và thể tài hồi ký chân dung
4.2.1. Tô Hoà i Nhà văn của những cảm hứng đời thường
Tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, Hà Đông, nay là phƣờng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ nay là phƣờng Nghĩa Đô, quận cầu giấy, Hà Nội. Quê nội của ông ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Bút danh Tô Hoài cũng xuất phát từ hai đại danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức của quê ngoại nhà văn ở làng Nghĩa Đô.
Ngay từ khi còn nhỏ ông đã sớm hòa mình vào cuộc sống của gia đình lúc phong lƣu cũng nhƣ khi sa sút, túng quẫn. Với những niềm vui bình dị, đôi khi pha chút buồn thấm thía, xót xa. Gia đình trong ký ức Tô Hoài ngày ấy là ngôi nhà cổ với nhiều kỷ niệm. Mỗi góc nhà, mỗi cột nhà đều gắn liền trong ký ức ông với những câu chuyện kỳ lạ, bí ẩn. Trong gian nhà ấy ông cảm nhận đƣợc niềm vui sum họp và cả nỗi buồn chia ly khi ngƣời cha phải từ giã quê hƣơng vào Sài Gòn kiếm sống. Khi tin tức về ngƣời cha dần dần bặt vô âm tín cũng là lúc thằng cu Bƣởi phải thôi học, rời kẻ chợ về cõng em.
113
Trong ký ức Tô Hoài còn in đậm hình ảnh ngƣời mẹ hiền lành, tần tảo, cam chịu số phận nhọc nhằn mà cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy và cả nỗi đau về tinh thần mà mẹ phải gánh chịu. Đứa con gái xấu số của mẹ đã mất vì bị bệnh sởi, còn cha thì ngƣời làng đồn có vợ trên Sài Gòn. Mảnh đời cay đắng của mẹ đã trở thành hình ảnh sống động ảnh hƣởng sâu sắc đến tâm hồn nhà văn trong những ngày còn thơ dại ngay khi bắt đầu biết cảm nhận những vui buồn trong cuộc sống.
Tuổi thơ Tô Hoài gắn bó với ông bà ngoại và các dì. Ông ngoại “nghiện rƣợu ngữ” khi say thì sinh sự đánh bà vì “cái tội không đẻ đƣợc con trai”, khi thì hiền lành âu yếm cháu kể lại chuyện ngày xƣa. Bà ngoại thì vừa nhiều lời, vừa cam chịu nhƣng cũng chiều chuộng và yêu thƣơng cháu hết lòng. Sống trong bối cảnh gia đình thƣờng xuyên có tiếng xô xát. Ký ức về gia đình trong những ngày ấy khiến Tô Hoài không quên cảm giác: “Nhà tôi êm ấm sao đƣợc nữa khi sự túng thiếu ngày càng gô cổ mỗi con ngƣời lại và mỗi ngƣời đều ngày bẳn gắt nhau, lúc thƣơng, lúc ghét nhau hết sức thất thƣờng”. Hai bên nội ngoại của Tô Hoài đều là những ngƣời lao động lam lũ, nghèo khó, không có truyền thống văn chƣơng nhƣ những nhà văn khác. Hoàn cảnh gia đình của Tô Hoài chỉ trang bị cho ông cảnh nghèo đói, túng quẫn tuy chƣa đến mức tận cùng dƣới đáy xã hội. Nhƣng nỗi lo cơm áo gạo tiền đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra xô xát giữa những ngƣời thân trong gia đình. Do tuổi thơ sớm phải chứng kiến những cảnh buồn nhiều hơn vui của gia đình, sớm nếm trải cuộc sống gian truân đời thƣờng nên cảm quan hiện thực của nhà văn “thấm đƣợc và thấm nhanh nỗi buồn” là vì vậy.
Lớn lên trong hoàn cảnh đất nƣớc chìm đắm trong màn đêm nô lệ. Cuộc sống của các tầng lớp đều cơ cực. Nét đẹp văn hóa bị mai một, trộm cắp vặt thƣờng xuyên xảy ra, làng quê càng trở nên tiêu điều xơ xác. Chứng kiến cảnh sống bất hạnh ấy Tô Hoài sớm trĩu nặng nỗi buồn. Và chính trong những ngày tháng đó, phong trào cách mạng tràn về. Tô Hoài nhanh chóng hòa mình vào không khí thời đại đem hết sức mình phục vụ cách mạng và phong trào văn nghệ cách mạng. Lặng lẽ sống, quan sát, thu vào trong mình tất cả biến động của lịch sử bằng một lăng kính riêng, một cách nhìn riêng không giống với bất cứ ai, Tô Hoài đã khéo léo thể hiện cuộc sống từ nhiều chiều chân thực, vẹn nguyên nhƣ chính cuộc sống đang diễn ra nhƣ thế.
Do hoàn cảnh gia đình, ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi sớm trở thành thợ cửi. Làng nghề lụi bại, ông phải lận đận trong cuộc sống mƣu sinh. Làm đủ mọi nghề để sống: từ bán hàng, phụ kế toán đến coi kho cho hiệu buôn giày, dạy học và trải qua cả tháng ngày thất nghiệp tủi nhục không một xu dính túi. Những ngày tháng ấy hiện
thẩn ở vƣờn hoa. Tôi xem kiến bò đến tận hôm tôi có thể phân biệt rạch ròi ra từng loại kiến xây tổ khác nhau”. Và bi đát hơn, trong hoàn cảnh khốn cùng đó Tô Hoài đã từng theo bạn đến nơi ở của những cô gái nhảy với ý định “sống tạm” theo cách để một cô nào đấy “bao” đến lúc có việc làm hãy hay.
Không khuất phục trƣớc hoàn cảnh, luôn nỗ lực vƣơn lên để khẳng định mình, ông tự trau dồi tri thức bằng việc đọc bất cứ thứ gì có thể đọc đƣợc. Những chồng
Tiểu thuyết thứ bẩy bán cân mua ở hiệu sách cũ khiến Tô Hoài “mải mê đọc mà không hề để ý điều đó”. Niềm ham mê đọc sách giúp ông có vốn sống ngày càng phong phú. Những câu chuyện thƣợng vàng, hạ cám nhƣ giá sinh hoạt, chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng địa phƣơng. . . đều đƣợc ông ghi chép một cách tỉ mỉ, chi tiết và trở thành yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn bó máu thịt với cuộc sống thôn dã, bình dị ở các miền quê mà ông từng gắn bó. Không chỉ đọc nhiều, Tô Hoài còn chịu khó học hỏi cuộc sống đang diễn ra xung quanh. Với khả năng quan sát tinh tƣờng đến mức “con ruồi bay qua cũng không lọt mắt”. Mọi biến động cuộc sống quanh cuộc đời nhân vật đều đƣợc nhà văn phản ánh chân thực góp phần đem lại bản chất vốn có của nó. Đến với nghề văn một cách tự nhiên, Tô Hoài sớm nhận ra văn xuôi chính là mảnh đất canh tác màu mỡ của mình. Ông thực sự say mê cuộc sống sinh hoạt bình dị của làng quê, gia đình, bạn bè, bản thân và phong tục tập quán của các dân tộc. Cả cuộc đời cầm bút, Tô Hoài bám riết lấy cuộc sống trong cảm quan hiện thực để tung hoành và bộc lộ sở trƣờng của mình một cách toàn diện, sâu sắc.
Là ngƣời sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt tình tham gia nhiều công việc đoàn thể, chính quyền từ khi còn rất trẻ, Tô Hoài đã từng giữ nhiều cƣơng vị trong Hội Văn nghệ, Hội Nhà văn. Ông cũng từng là đại biểu Quốc hội, từng tham gia các đoàn thể quốc tế và tham gia cả các hoạt động của khu phố, tổ dân phố, ở cƣơng vị nào ông cũng làm tròn trách nhiệm. Cuộc đời hoạt động cách mạng và quá trình tham gia công tác xã hội là cơ hội thuận lợi giúp nhà văn thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, hiểu đƣợc đời sống của mọi tầng lớp ngƣời trong xã hội mang lại cho những trang văn ông mảng hiện thực chân xác của lịch sử.
Trong 70 năm cầm bút, Tô Hoài viết đủ mọi thể loại: Truyện ngắn, truyện đồng thoại, bút ký, hồi ký, phóng sự, kịch bản phim… Ông thực sự là một tấm gƣơng sáng về lòng say mê học tập, ham hiểu biết tự trau dồi kiến thức cho mình. Tài năng thiên bẩm cùng với sự say mê học hỏi đã giúp nhà văn có đƣợc văn nghiệp đồ sộ nhƣ ngày hôm nay. Trên hành trình ấy, có lẽ ở thể hồi ký ông mới có dịp “tung hoành” ngòi bút bộc lộ phong cách nghệ thuật của mình một cách rõ nhất. Khác với quan niệm chung về hồi ký là “tự truyện”, là nói về mình, tổng kết lại đời mình, Tô Hoài đã
115
Chiều chiều. Ở đây Tô Hoài đã làm nhiệm vụ mà nói nhƣ Vƣơng Trí Nhàn trong Tô Hoài - Hồi ký: “Trƣớc mọi sự việc, mỗi ngƣời đều có cách phản ứng riêng của mình, ngƣời nọ làm nền cho ngƣời kia để trong sự so sánh, mỗi ngƣời lại hiện ra sắc nét hơn. . . và điều nhắn gửi cuối cùng của nhà văn là cái chân lý song đôi, chúng ta mỗi ngƣời một tính, không ai giống ai mà đồng thời chúng ta lại lồng ghép lên nhau, quyến quyện với nhau hoặc nói nhƣ danh từ vật lý ánh xạ vào nhau. Tôi có viết hồi ký cho riêng tôi đâu, tôi viết cho tất cả những ngƣời thân sơ đã cùng tôi chia sẻ cái cuộc đời lạ lùng này”. Và với cách viết hồi ký nhƣ thế Tô Hoài đã gián tiếp bộc lộ ý tƣởng của mình: Dù đời sống có thế nào đi nữa thì tôi vẫn cứ là tôi, cái quá khứ chƣa biết của tôi là sự đảm bảo vững chắc cho điều đó.