7. Kết cấu của luận án
1.2. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
1.2.1. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Các cơng trình nghiên cứu về GCCN, xây dựng và phát triển GCCN, nêu trên đã đề cập đến nhiều nội dung với các góc độ khác nhau, có những đóng góp quan trọng góp phần xây dựng GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Thông qua việc tổng
nhiều nguồn tư liệu phong phú, đặc biệt, có thể học hỏi được cách giải quyết các vấn đề về xây dựng GCCN để phát triển trong luận án của mình.
Về mặt nội dung, các cơng trình nghiên cứu trên đều tiếp cận và làm rõ một số
vấn đề liên quan đến GCCN Việt Nam như: khái niệm GCCN và nội hàm của nó; vai trị to lớn của GCCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thực trạng của GCCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước ở nhiều góc độ như trình độ học vấn, tay nghề, ý thức chính trị và hiểu biết pháp luật của công nhân, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân; sự biến đổi của GCCN Việt Nam dưới sự tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế; sự cần thiết phải trí thức hóa cơng nhân; đặc biệt, một số cơng trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng với xây dựng GCCN, qua đó, khẳng định tính tất yếu phải xây dựng GCCN lớn mạnh về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; trong đó, nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể thơng qua việc đề ra các quan điểm, chủ trương về xây dựng GCCN cũng như chỉ đạo việc thực thi các chủ trương đó. Như vậy, thông qua việc tiếp cận nội dung các cơng trình nghiên cứu này, tác giả kế thừa được một số nội dung trong lãnh đạo xây dựng GCCN của Đảng như: xây dựng về ý thức chính trị, về trình độ chun mơn tay nghề, về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cơng nhân, về xây dựng đảng trong công nhân... để vận dụng vào luận án của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiếp cận được các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong xây dựng GCCN làm nền tảng cho việc soi rọi vào điều kiện cụ thể của địa phương. Đó là những luận cứ khoa học quan trọng để tác giả tiếp tục phát triển trong luận án của mình.
Về cách tiếp cận, các cơng trình trên cùng hướng vào làm sáng tỏ nhiều vấn đề
xung quanh việc xây dựng GCCN Việt Nam, tuy nhiên, mỗi cơng trình trên có cách tiếp cận và lý giải khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu. Có cơng trình đi từ việc trình bày các quan niệm chung về GCCN, GCCN Việt Nam, về thực trạng của GCCN Việt Nam, từ đó, chỉ rõ các giải pháp nhằm xây dựng GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Có cơng trình bắt đầu từ việc làm rõ q trình hình thành, phát triển và vai trị, sứ mệnh của GCCN Việt Nam trong tiến trình xây dựng đất nước, đến trình bày hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng GCCN Việt Nam, trình bày thực trạng của GCCN Việt Nam, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng GCCN Việt Nam của Đảng. Có cơng trình chỉ trình bày một mặt cụ thể trong xây dựng
thành được mục đích nghiên cứu của mình, các cơng trình đó đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: lơ gíc, lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phỏng vấn sâu, khảo sát thực tiễn, hồi cứu tư liệu... Qua đó, tác giả có thể học hỏi được cách tiếp cận vấn đề cũng như kế thừa và vận dụng các phương pháp nghiên cứu phong phú đó giải quyết các vấn đề trong luận án của mình.
Về nguồn tư liệu, các cơng trình nghiên cứu trên, nhất là các cơng trình nghiên
cứu về sự lãnh đạo của Đảng với xây dựng GCCN Việt Nam, về tỉnh Thái Bình đã cung cấp cho tác giả nhiều tư liệu phong phú về các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng GCCN qua các thời kỳ, về mảnh đất, con người, truyền thống, phong tục tập quán, lề lối sinh hoạt của con người Thái Bình; về đặc điểm dân cư, lao động, việc làm, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh với các số liệu cụ thể, dựa trên các nguồn tin cậy... Đây được coi là nguồn tư liệu quý cho tác giả có thể kế thừa đề đưa vào nội dung luận án một cách hợp lý.
Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu về phương thức lãnh đạo xây dựng GCCN, chưa chỉ rõ nội dung lãnh đạo gồm những vấn đề gì? trách nhiệm của các cấp uỷ đảng trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên và chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với GCCN. Nhất là vai trò, nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn, lãnh đạo các loại hình doanh nghiệp trong việc góp phần xây dựng GCCN vững mạnh, hiện đại, chưa được cụ thể hoá, thiếu sự tổng kết thực tiễn để chỉ đạo. Hoặc có cơng trình đề cập nhưng chưa rõ ràng, chưa mang tính hệ thống, khái quát cao. Một số cơng trình nghiên cứu về thực trạng xây dựng và phát triển GCCN ở các thành phố lớn, về một bộ phận của GCCN nói chung ở các địa phương điển hình, nhiều cơng trình đưa ra các giải pháp quan trọng nhằm định hướng cho sự phát triển của GCCN Việt Nam nhưng các giải pháp đó mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mơ chứ ít quan tâm đến các biện pháp mang tính vi mơ. Rất ít cơng trình đề cập đến hoạt động lãnh đạo xây dựng, phát triển GCCN ở các địa phương cụ thể; hầu như khơng có cơng trình nào so sánh, đối chiếu một cách có hệ thống vấn đề xây dựng và phát triển GCCN giữa địa phương này với địa phương khác. Vì vậy, tác giả luận án cần tìm được điểm tương đồng và điểm khác biệt với các tỉnh khác để so sánh làm rõ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
nghiên cứu khác nhau nên các cơng trình đó chỉ cập đến những vấn đề chung chung, hầu hết mới chỉ dừng lại ở chỗ khái quát những vấn đề lớn, trọng tâm trong phát triển công nghiệp của tỉnh, chưa đi sâu làm rõ quá trình xây dựng của ĐNCN dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Đối với một số cơng trình của các tác giả nước ngoài cũng đã luận giải một số vấn đề liên quan đến GCCN như: khái niệm và nội hàm GCCN; phân tích đặc điểm, vai trị, xu hướng biến đổi GCCN ở các nước hiện nay và những nhân tố tác động tới xu hướng biến đổi đó, thực trạng đời sống, lao động, thu nhập, trình độ học vấn, tay nghề của GCCN ở các nước. Thơng qua các cơng trình nghiên cứu này, tác giả luận án có cơ sở để hiểu hơn về thực trạng đời sống của GCCN ở các nước; những tác động của tình hình thế giới đến sự biến động của GCCN hiện nay; sự cần thiết phải đào tạo nâng cao tay nghề cho GCCN đáp ứng yêu cầu mới; triển vọng phát triển của GCCN thế giới... Đó là những luận cứ quan trọng để tác giả kế thừa và tiếp tục phát triển trong luận án của mình. Tuy nhiên, các cơng trình này mới chỉ tập trung làm rõ được một số vấn đề cơ bản nhất liên quan đến GCCN ở các nước, chưa đề cập đến quá trình xây dựng và phát triển GCCN Việt Nam. Về vấn đề này, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án của mình.
Như vậy, qua thực tế khảo sát tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy, cho đến thời điểm này, chưa có một cơng trình khoa học nào, kể cả luận án tiến sĩ đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện về q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng ĐNCN của tỉnh trong những 1986-2013 dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng. Nhưng những cơng trình nghiên cứu có liên quan là những nguồn tư liệu và luận cứ khoa học quan trọng để luận án kế thừa, luận giải mục đích và nhiệm vụ của luận án.
Vì vậy, để góp phần tổng kết thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNCN tỉnh nói riêng, tác giả một mặt kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan, mặt khác nghiên cứu làm rõ những mặt hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong xây dựng ĐNCN của tỉnh.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu
Như đã đề cập trên, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Tập trung làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhận thức và vận dụng quan điểm của Đảng về vấn đề xây dựng GCCN vào thực tế ở tỉnh Thái Bình; đánh giá kết quả xây dựng ĐNCN
từ năm 1986 đến năm 2013; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Luận án của tác giả là một cơng trình nghiên cứu dưới giác độ khoa học lịch sử Đảng về một vấn đề điển hình ở một địa phương cụ thể, vì vậy, trong cơng trình này, tác giả sẽ đi sâu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, các yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng
bộ tỉnh. Các yếu tố đó chính là bối cảnh lịch sử của đất nước, của địa phương và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đặt ra đối với việc xây dựng GCCN Việt Nam và của tỉnh Thái Bình.
Thứ hai, quá trình Đảng bộ tỉnh vận dụng chủ trương xây dựng GCCN của Đảng
vào việc hoạch định chủ trương xây dựng ĐNCN từ khi đổi mới đến năm 2013. Việc hoạch định chủ trương của Đảng bộ được thể hiện thông qua việc ban hành các văn bản như: Nghị quyết, Chương trình hành động, Thơng tư, Chỉ thị...
Thứ ba, quá trình chỉ đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua 2 giai
đoạn 1986 - 2000 và 2001 - 2013. Quá trình chỉ đạo này của Đảng bộ được thể hiện ở chỗ, thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủy trên các mặt cụ thể như: xây dựng về số lượng và cơ cấu công nhân, xây dựng ý thức chính trị và hiểu biết pháp luật lao động của cơng nhân, về nâng cao trình độ chun môn, tay nghề cho công nhân, về thực hiện các chế độ, chính sách đối với cơng nhân…
Thứ tư, trên cơ sở khái quát những kết quả về xây dựng ĐNCN của tỉnh Thái
Bình từ năm 1986 đến năm 2013, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm tổng kết thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng ĐNCN tỉnh Thái Bình trong tình hình mới.
Tiểu kết chƣơng 1
Từ việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu về GCCN trên đây cho thấy, vấn đề xây dựng GCCN luôn được coi là vấn đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, của các nghiên cứu sinh. Vì vậy, trên thực tế có nhiều cơng trình nghiên cứu được triển khai dưới dạng sách, báo, đề tài khoa học, luận án, luận văn và dưới góc độ của các ngành khoa học khác nhau như: khoa học lịch sử, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, chính trị học, dân tộc học, xã hội học, kinh tế học... Tuy mục đích và
nhiều nội dung xung quanh vấn đề xây dựng GCCN như: khái niệm GCCN và nội hàm của nó; sự biến đổi của GCCN do tác động của xu thế trong nước và quốc tế; thực trạng và các giải pháp xây dựng GCCN; sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCCN… Một số ít cơng trình đề cập đến tình hình xây dựng, phát triển của ĐNCN tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới. Thơng qua việc tiếp cận các cơng trình đó, tác giả có thể kế thừa và học hỏi được nhiều nội dung quan trọng về cả mặt nội dung, nguồn tư liệu cũng như phương pháp nghiên cứu để phát triển trong luận án của mình.
Nhìn từ góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, cho đến nay, chưa có cơng trình nào đề cập một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng ĐNCN từ năm 1986 đến năm 2013. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những cơng trình trên, tác giả đi vào giải quyết các nhiệm vụ: làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNCN của tỉnh; làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh vận dụng chủ trương xây dựng GCCN của tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương để hoạch định chủ trương xây dựng ĐNCN trong giai đoạn 1986 - 2013; làm rõ sự chỉ đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh trên một số mặt cụ thể và kết quả đạt được; đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh; đúc rút một số kinh nghiệm lãnh đạo làm nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng ĐNCN tỉnh trong tình hình mới. Đó là những nhiệm vụ chính được tác giả giải quyết trong luận án này.
Chƣơng 2
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CƠNG NHÂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH (1986 - 2000)