Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 34 - 46)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng độ

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân của

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ công nhân và chủ trƣơng của Đảng bộ ngũ công nhân và chủ trƣơng của Đảng bộ

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân của Đảng bộ Đảng bộ

Khái niệm về GCCN được đề cập ngay khi GCCN xuất hiện trên vũ đài chính trị. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tùy thuộc ở lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận khác nhau đưa ra nhiều ý kiến không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về GCCN vẫn hàm chứa tính khách quan và khoa học hơn cả, bởi nó dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề giai cấp, đồng thời, xuất phát từ thực tiễn cách mạng và đời sống kinh tế - xã hội, các nhà nghiên cứu thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra khái niệm GCCN như sau:

“Giai cấp công nhân hiện đại là tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với cách mạng công nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến trong nền sản xuất hiện đại, lao động trong môi trường công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, động lực chính của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” [172, tr. 65].

Từ khái niệm GCCN hiện đại này, xuất phát từ thực tiễn đất nước, các nhà nghiên cứu tiếp tục đưa ra khái niệm về GCCN Việt Nam như sau:

Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm cơng, hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất; là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên

tiến; lực lượng xã hội nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” [172, tr.69-70].

Như vậy, GCCN Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều bộ phận, đang có mặt ở mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, đã và đang tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH, là lực lượng xã hội nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt là con đường để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong tiến trình lãnh đạo, Đảng ln quan tâm chăm lo xây dựng GCCN lớn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước.

Từ cách tiếp cận trên, NCS đưa ra khái niệm ĐNCN Thái Bình như sau: ĐNCN Thái Bình là một bộ phận của GCCN Việt Nam, gồm những người làm công hưởng lương, trực tiếp lao động sản xuất hoặc tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ có tính chất cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình, có mặt trong mọi thành phần kinh tế và có vai trị to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế, xã hội quy định mà ĐNCN Thái Bình có những điểm riêng đặc thù, đó là: số lượng cơng nhân ít, chủ yếu làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, và chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp nhẹ, thiếu một ĐNCN cơ khí, cơng nhân hiện đại; ĐNCN Thái Bình thường sống phân tán ở các vùng nơng thơn; cơng nhân Thái Bình chưa thật sự gắn bó với nghề nghiệp. Đó là một số nét làm nên tính đặc thù của ĐNCN tỉnh Thái Bình, địi hỏi Đảng bộ và các tổ chức quần chúng cần nắm vững để có những biện pháp phù hợp nhằm xây dựng ĐNCN ngày càng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương và của cả nước, trong đó, đặc biệt phải nhận thức đúng đắn đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử văn hóa truyền thống địa phương để có hướng lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng nằm ở phía nam châu thổ sơng Hồng với ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển và là tỉnh đồng bằng duy nhất khơng có rừng núi, với diện tích tự nhiên 1.570, 79 km² [29, tr.21]. Phía Đơng tỉnh giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Hà Nam, Nam Định; phía Bắc và Tây Bắc giáp với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng. Tỉnh có thành phố Thái Bình là trung

tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và 7 huyện lị. Do nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, lại có hệ thống đường giao thơng thuận tiện như: có quốc lộ số 10 đi qua tỉnh nối liền 2 thành phố lớn là Hải Phòng và Nam Định; đường số 39 nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Hà Nội với các tỉnh phía Bắc; tỉnh đang đầu tư xây mới và nâng cấp nhiều tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện…Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống đường giao thơng phát triển tương đối tồn diện đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hố, thơng tin, kĩ thuật và là cơ sở để Đảng bộ chỉ đạo thực hiện thành công việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Thái Bình có các loại tài nguyên cơ bản: Tài nguyên đất phì nhiêu, màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sơng Hồng và

sơng Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha [174, tr.3]. Tài nguyên nước

tương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất công nghiệp ở mức độ cao, chủ yếu là nguồn nước của các sơng lớn. Đặc biệt, nguồn nước khống ở độ sâu từ 350 - 400 mét có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m³. Tài ngun khống sản chủ yếu là khí đốt và nước khống với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, Tiền Hải được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao (cả 2 đều tập trung chủ yếu ở huyện Tiền Hải) và than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng [174, tr.4]. Về tài nguyên thủy sản, tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Với hơn 50 km bờ biển, có 5 cửa sơng lớn (cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Lân, Ba Lạt), nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km² vùng lãnh hải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi biển khá lớn. Khu vực cửa sơng và ven bờ có khả năng lớn về ni trồng thủy sản như tơm, cua, sị, nghêu... Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lực lượng lao động, tăng thêm số lượng công nhân của tỉnh.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Về số lượng, chất lượng của lao động tỉnh:

Thái Bình là tỉnh có nguồn dân cư và lao động dồi dào. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1989, tồn tỉnh có 840. 100 lao động (chiếm 51,4% dân số), tuổi đời của lao động rất trẻ, bình quân 32,6 tuổi [173, tr.9]. Tỷ lệ lao động đông đảo và trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động như nông

nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ, là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh nhận thức và chỉ đạo xây dựng, phát triển ĐNCN cho phù hợp. Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh được xếp vào loại khá so với các tỉnh trong vùng và cả nước, thể hiện: số người có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 13,5%; đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật khá đông đảo, với trên 12 000 cơng nhân kỹ thuật (trong đó, bậc 5 trở lên là 5000 người), trên 12 000 cán bộ trung cấp, trên 6 000 cán bộ đại học và cao đẳng, gần 40 cán bộ trên và sau đại học. Số lao động này có trình độ tay nghề tương đối khá và có tác phong cơng nghiệp [173, tr.9]. Đối với một tỉnh thuần nông, bước vào thực hiện đường lối đổi mới thì trình độ lao động trên được coi là nhân tố rất thuận lợi cho việc xây dựng ĐNCN của tỉnh trong thời kỳ đầu đổi mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển thì trình độ của lực lượng lao động của tỉnh vẫn cịn nhiều bất cập, nhất là trình độ nghề nghiệp của cơng nhân vẫn cịn nhiều hạn chế: có rất ít chun gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; phần lớn cơng nhân có trình độ nghề thấp, lao động giản đơn, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động cịn hạn chế [137]. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, đòi hỏi phải nâng cao trình độ của người lao động, nhất là trình độ nghề nghiệp của người cơng nhân. Thêm vào đó, tỉnh có số lượng trẻ em ở độ tuổi 10 -15 rất lớn, đến năm 1995 sẽ có khoảng 160 000 lao động bổ sung vào nguồn lao động của tỉnh [173, tr.9]. Đây là một thuận lợi cơ bản cho việc bổ sung nguồn lực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song cũng đặt ra những thách thức lớn cho vấn đề giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp nên lao động tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, các khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động của tỉnh cũng chủ yếu được xây dựng ở các vùng nông thôn, thuộc các huyện trong tỉnh. Đa số công nhân tỉnh làm việc ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề thủ công ở các vùng nông thơn, chỉ có một số ít cơng nhân làm việc trong các nhà máy lớn, những khu công nghiệp tập trung ở thành phố Thái Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng khối liên minh công - nông, song do sống trong môi trường nông thôn, gần nông dân nên cơng nhân Thái Bình cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ nề nếp, tác phong của người sản xuất nhỏ, hạn chế việc phát triển tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, thiếu nhạy bén với cơ chế thị trường; phần lớn cơng nhân cịn hạn chế về nhận thức chính trị, pháp luật cũng như hiểu biết về các quyền lợi, nghĩa vụ.

Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân cản trở việc nâng cao chất lượng ĐNCN và sự phát triển của sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, do cịn gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp nên ngồi giờ làm việc, rất nhiều cơng nhân cịn tranh thủ làm thêm nhiều nghề khác nhau như làm ruộng, buôn bán, làm nghề để tăng thêm thu nhập; thêm vào đó, do tình trạng thiếu việc làm của một số doanh nghiệp sản xuất đã làm cho một bộ phận công nhân trong tỉnh chưa thật sự thiết tha với nghề nghiệp, với doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho những người làm cơng tác quản lý và cho chính bản thân người công nhân. Bởi lẽ, khi công nhân chưa thực sự tâm huyết sống chết với nghề nghiệp, với doanh nghiệp thì họ khơng nỗ lực vươn lên nâng cao trình độ, không phát huy sáng kiến, không chịu khắc phục trở ngại để cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của dân cư và nguồn lao động của tỉnh Thái Bình, đặt ra cho Đảng bộ và các cấp chính quyền cần nghiên cứu kỹ để có chủ trương và giải pháp phù hợp, góp phần tác động thúc đẩy sự phát triển của ĐNCN tỉnh.

Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

Năm 1986, khi mới bắt tay vào thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế - xã

hội tỉnh về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, cơng nghiệp nhỏ bé, số ít lao động của địa phương phát triển nghề kinh doanh nhỏ lẻ và làm nghề thủ công truyền thống. Sau 10 năm đầu đổi mới, nền kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển rõ rệt: Tổng giá trị bình quân 3 năm 1991-1993 tăng 11,6%, giá trị tăng thêm GDP bình quân 9,5% [32, tr. 4]; đến năm 1996, Tổng sản phẩm GDP toàn tỉnh đạt 950 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 1990; nhịp độ tăng GDP hàng năm 1991-1995 là 12,5% gấp 3,56 lần so với nhịp độ tăng bình quân 5 năm 1986-1990 [33, tr. 6]. Đáng lưu ý, lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá sau 10 năm đầu đổi mới, thể hiện: giá trị sản xuất bình quân 5 năm 1991-1995 tăng 30% so với giai đoạn 1986-1990, trong đó, cơng nghiệp quốc doanh tăng 54,24%; công nghiệp quốc doanh tăng 21,85%; trong 16 ngành công nghiệp tỉnh quản lý có 11 ngành tăng từ 65% trở lên so với năm 1990, nổi bật là cơng nghiệp khai thác sử dụng khí mỏ, vật liệu xây dựng, sành sứ thủy tinh, dệt may, chế biến... Kết quả này phản ánh rõ tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm đầu đổi mới, là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục nhận thức và lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là những thuận lợi cơ bản tạo điều kiện cho ĐNCN tỉnh phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm trên, tỉnh Thái Bình cịn có những hạn chế và thách thức lớn bắt nguồn từ cả hai phía, chủ quan và khách quan.

Thực hiện CNH, HĐH ở một tỉnh thuần nông với điểm xuất phát kinh tế thấp, mặc dù tỉnh Thái Bình đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực… nhưng về cơ bản, Thái Bình vẫn là tỉnh có nhiều khó khăn: kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao; tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao (trên 30%); sản xuất công nghiệp có bước phát triển nhưng quy mơ cịn nhỏ, chủ yếu theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, phần lớn cơ sở quy mô nhỏ, sản xuất gia công, lắp giáp, giá trị gia tăng thấp, chưa có nhiều cơ sở quy mơ lớn, kỹ thuật cao, công nghiệp chế biến nông, thủy sản phát triển chậm…; ngành dịch vụ phát triển chưa mạnh; nguồn thu ngân sách hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội lớn nên hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng CNH, HĐH; lao động cịn tập trung q nhiều trong nơng nghiệp (hơn 60%), trình độ học vấn, trình độ chun mơn tay nghề của người lao động chưa cao… Cùng với đó, q trình hội nhập khu vực và quốc tế vừa là cơ hội, song cũng là thách thức lớn đối với tỉnh trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, thực hiện và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai. Đó là những rào cản cơ bản trong quá trình tỉnh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)