Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
4.2.5. Phát huy vai trò của tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp
Tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cơng nhân, vận động công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng doanh nghiệp ổn định và phát triển GCCN. Trong quan hệ lao động, cơng đồn là đại diện duy nhất cho người lao động được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức cơng đồn vững mạnh là điều kiện quan trọng để xây dựng GCCN lớn mạnh. Vì vậy, Đảng rất chú trọng lãnh đạo cơng đồn, qua đó, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng đến GCCN, góp phần xây dựng công nhân ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi đâu làm tốt công tác xây dựng và phát triển cơng đồn thì ở đó quan hệ lao động được đảm bảo, cơng nhân có điều kiện phát triển.
Nhận thức rõ vai trị của các cấp cơng đồn, trong q trình xây dựng ĐNCN, Đảng bộ tỉnh rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển cơng đồn tại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để cơng đồn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân, qua đó, góp phần xây dựng ĐNCN của tỉnh ngày càng vững mạnh. Trong gần 3 thập kỷ (1986-2013), nhất là từ năm 2000 đến nay, nhờ thực hiện chủ trương CNH, HĐH của Đảng, của Tỉnh ủy, thực hiện Luật Doanh nghiệp, chính sách cổ phần hố, thu hút vốn đầu tư nước ngồi đã tạo mơi trường thuận lợi cho sự lớn mạnh của ĐNCN tỉnh. Gắn với những kết quả đạt được đó, khơng thể khơng kể đến vai trị của tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp.
Xác định chức năng tuyên truyền giáo dục là chức năng trọng tâm của tổ chức cơng đồn, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức và hành động của
ĐNCN, của chủ doanh nghiệp cũng như của các cấp ủy, chính quyền, đồn thể tại các doanh nghiệp đó. Vì vậy, tổ chức cơng đồn đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, vận động công nhân, trọng tâm là Nghị quyết 20- NQ/TW, Đề án tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cơng nhân lao động và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy, các gương điển hình trong cơng nhân; tun truyền để cơng nhân hiểu rõ những khó khăn cũng như thuận lợi của đất nước, của Tỉnh, của doanh nghiệp, hướng công nhân vào việc thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp, của Tỉnh;
Nhận thức rõ thực tế tại nhiều doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp ít tạo điều kiện cho công nhân được tham gia việc học tập nâng cao trình độ và tham gia các tổ chức đồn thể cũng như chưa đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cơng nhân theo luật định, tổ chức cơng đồn tại đó đã tổ chức khảo sát nắm vững trình độ học vấn, chun mơn nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ của cơng nhân trong doanh nghiệp mình, tuyên truyền vận động và tổ chức cho cơng nhân đăng ký học tập nâng cao trình độ; xây dựng kế hoạch, bàn với người sử dụng lao động xây dựng chỉ tiêu nâng cao trình độ người lao động vào thỏa ước lao động tập thể của đơn vị; tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho người lao động tham gia học tập; tổ chức sơ, tổng kết khen thưởng cơng nhân có nhiều thành tích trong học tập, phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất. Tổ chức cơng đồn đã vận động chủ doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích của việc quan tâm chăm lo đảm bảo tốt các quyền lợi cơ bản cho cơng nhân, tạo điều kiện phát triển trình độ mọi mặt cho công nhân là biện pháp tốt nhất để gắn kết công nhân với sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo hướng phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của chủ doanh nghiệp, coi đó là một việc làm thiết thực tác động mạnh đến việc đời sống, việc làm của cơng nhân.
Từ thực tế, để xảy ra tình trạng ngừng việc tập thể của công nhân tại một số doanh nghiệp do nguyên nhân phía chủ doanh nghiệp vi phạm các chế độ về tiền lương, thưởng, phụ cấp, thời gian làm việc và chế độ BHXH, điển hình như sự việc ở Công ty TNHH điện tử Woolley tại huyện Hưng Hà, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Gia tại huyện Quỳnh Phụ Nhà máy gạch Tuynel tại huyện Kiến Xương… LĐLĐ tỉnh đã kịp thời nắm bắt tình hình và cử cán bộ xuống trực tiếp lắng nghe ý kiến của công nhân và điều tra thực tế vụ việc, từ đó đề xuất, kiến nghị với
UBND tỉnh, huyện, với cơng ty, với CĐCS nhanh chóng kiểm tra thủ tục, giấy cấp phép hoạt động của doanh nghiệp. Việc làm đó của tổ chức cơng đồn đã góp phần hạn chế những vụ tranh chấp hợp đồng, đình cơng, lãn công xảy ra trong doanh nghiệp. Do đó, trong thực tiễn lãnh đạo xây dựng ĐNCN của tỉnh, nhất là trong điều kiện mối quan hệ chủ - thợ ngày càng phức tạp địi hỏi Đảng bộ và các cấp cơng đoàn phải chú trọng hơn vấn đề này.
Cùng với đó, tổ chức cơng đồn cịn gắn kết các hoạt động đó với việc tổ chức có hiệu quả nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động sản xuất, học tập rèn luyện, góp phần hồn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đơn vị; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, luật pháp liên quan đến quyền và lợi ích của cơng nhân. Trên thực tế, nhiều CĐCS đã tổ chức cho công nhân tham gia ý kiến đóng góp xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách chế độ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Cơng đồn tỉnh tham gia với các cấp quản lý như: UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH, Sở Bảo hiểm, Ban Quản lý khu công nghiệp xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, ngành, tỉnh, trong đó đề xuất những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của ĐNCN như vấn đề tiền lương, bảo hộ lao động, BHXH, chế độ nghỉ ngơi… Đồng thời, Cơng đồn là người tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách trong thực tế, đảm bảo cho ĐNCN được hưởng các chế độ, chính sách do Nhà nước quy định, CĐCS còn tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của một số doanh nghiệp nhằm khắc phục, hạn chế vi phạm và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Với việc thực hiện các chức năng đó, cơng đồn các cấp đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo quyền và lợi ích cho cơng nhân cũng như tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của chủ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về trách nhiệm của mình trong việc xây dựng ĐNCN tỉnh ngày càng vững mạnh.
Bên cạnh đó, hoạt động của một số tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động chưa thật sự hiệu quả, biểu hiện ở chỗ: chưa có nhiều hình thức, biện pháp, cách thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng; sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên, Cơng đồn chưa nhịp nhàng, chặt chẽ; công tác kiểm tra, giám sát, công tác nữ công, hiệu quả chưa cao; đời sống cơng nhân cịn nhiều khó khăn… Đặc biệt, vấn đề xây dựng, phát triển tổ
chức cơng đồn tại các doanh nghiệp tư nhân còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xây dựng cơng nhân ở đó.
Từ những ưu điểm trong hoạt động của các tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp cho thấy, nếu nơi nào chú trọng phát triển cơng đồn, tạo điều kiện cho cơng đồn hoạt động thì nơi đó cơng nhân phát triển và doanh nghiệp ổn định. Vì vậy, để góp phần xây dựng ĐNCN tỉnh lớn mạnh về mọi mặt, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất thiết phải quan tâm đến việc phát huy vai trò của tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp, trong đó, cần tập trung vào một số nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phát triển đoàn viên trong tất cả các thành phần kinh tế nhằm thu hút ngày càng đông đảo công nhân, nhất là công nhân ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vào tổ chức cơng đồn với nhiều hình thức và biện pháp phù hợp; tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong cơng nhân, qua đó, tác động khơi dậy ở họ mọi tiềm năng, trí tuệ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng ĐNCN; Chủ động tổ chức đối thoại giữa công nhân với người sử dụng lao động về các vấn đề việc làm, tiền lương, thu nhập, BHXH, đời sống và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động, thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho công nhân; Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp để nắm tình hình tư tưởng đời sống, việc làm của công nhân, phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh để có căn cứ kiến nghị trực tiếp với chủ doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cơng nhân; đặc biệt, cần tập trung phát triển cơng đồn, để thực hiện cầu nối giữa công nhân và chủ doanh nghiệp.
Tiểu kết chƣơng 4
Trong giai đoạn 1986 - 2013, thực hiện chủ trương xây dựng GCCN của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã quán triệt đúng đắn và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn xây dựng ĐNCN của tỉnh. Đảng bộ luôn coi việc chăm lo xây dựng ĐNCN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH là nhân tố quan trọng để phát triển cơng nghiệp và góp phần xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh. Từ việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trị của ĐNCN trong tiến trình CNH, HĐH của tỉnh, Đảng bộ đã đề ra chủ trương xây dựng ĐNCN với phương hướng, mục tiêu, giải pháp cụ thể, đồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, đồn thể có liên quan từng bước cụ thể hóa chủ trương đó trong thực tiễn.
Từ thực tiễn gần 3 thập kỷ lãnh đạo xây dựng ĐNCN (1986-2013), có thể thấy điểm nổi bật trong chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình là lãnh đạo tập trung phát triển các ngành công nghiệp mà tỉnh có ưu thế, tạo tiền đề cho sự phát triển của ĐNCN; đồng thời, trong quá trình chỉ đạo, đã tập trung lãnh đạo tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp làm tốt các chức năng tuyền truyền, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cơng nhân. Nhờ đó, ĐNCN tỉnh Thái Bình đã khơng lớn mạnh về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, việc xây dựng ĐNCN của tỉnh cịn nhiều bất cập, hạn chế, do cơng tác triển khai thực hiện chủ trương xây dựng ĐNCN của Đảng bộ trong một số cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đồn thể chậm chạp, cịn mang tính hình thức, chưa cụ thể hóa thành các chương trình hành động cụ thể, chưa tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chưa tổng kết, đúc rút kinh nghiệm… Đó là những ưu điểm, hạn chế trong cơng tác lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ.
Những ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo xây dựng ĐNCN tỉnh Thái Bình trong gần 30 năm đổi mới bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng đã để lại cho Đảng bộ tỉnh những kinh nghiệm quý nhằm tiếp tục hoàn thiện chủ trương xây dựng ĐNCN của tỉnh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, góp phần xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng giàu đẹp.
KẾT LUẬN
Trải qua gần 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (1986-2013), nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển, nhất là sản xuất cơng nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho GCCN Việt Nam có điều kiện phát triển về cả số lượng và chất lượng, vươn lên trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Hiện nay, GCCN Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Xuất phát từ vị trí, vai trị của GCCN trong suốt tiến trình lịch sử, Đảng chỉ rõ cần quan tâm chăm lo xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực tiễn xây dựng và phát triển GCCN Việt Nam trong gần 30 năm đổi mới cho thấy, công tác xây dựng GCCN Việt Nam nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế. Trong gần 30 năm đầu đổi mới (1986-2013), Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể tiến hành nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm từng bước xây dựng ĐNCN tỉnh ngày càng lớn mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Thái Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.
1. Trong gần 30 năm (1986 - 2013), Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, phát triển GCCN. Đồng thời, phân tích sâu sắc đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh, từ đó, đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, thơng tư, chương trình hành động cụ thể nhằm hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành, trực tiếp nhất là UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh triển khai thực hiện chủ trương về xây dựng ĐNCN của tỉnh. Trong đó, đáng chú ý, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị quan trọng của ĐNCN đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và của cả nước, trên cơ sở quán triệt đường lối xây dựng GCCN của Đảng, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng linh hoạt vào thực tiễn của địa phương, thể hiện ở chỗ: đã nghiên cứu và đề ra Nghị quyết 09-NQ/TU và Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển cơng nghiệp; Chương trình số 31- CTr/TU và phê duyệt Đề án xây dựng đội ngũ cơng nhân, lao động Thái Bình thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và
nhiều chủ trương quan trọng về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cơng nhân trong các doanh nghiệp như: chính sách nhà ở, chính sách BHXH, BHYT, chính sách đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân… Sau khi đề ra chủ trương, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương đó thơng qua hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đồn thể trong tỉnh, trực tiếp nhất là UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Sở Cơng nghiệp…một cách có hiệu quả trong thực tiễn. Trong đó, Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ trọng tâm công tác là tập trung phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đồng thời, chỉ đạo các ngành, các tổ chức phối hợp thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cơng nhân để qua đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, hoạt động xây dựng ĐNCN của tỉnh trong những 1986-2013 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, làm cho: “Đội ngũ công nhân của tỉnh ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng; trình độ học vấn, tay nghề được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện; tinh thần làm chủ, ý thức công dân, tác phong cơng nghiệp, kỷ luật lao động đang dần được hình thành, đã và đang là nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH, HĐH” [157, tr.6]. Đó là những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác lãnh đạo xây