Chỉ đạo từng bước xây dựng đội ngũ công nhân về số lượng và cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 55 - 73)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Sự chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ công nhân của Đảng bộ tỉnh Thá

2.2.1. Chỉ đạo từng bước xây dựng đội ngũ công nhân về số lượng và cơ cấu

Để triển khai thực hiện phương hướng, nhiệm vụ sản xuất công nghiệp mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII, XIV đề ra, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo các Sở, ban, ngành, trực tiếp nhất là Sở công nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh đổi mới cơ cấu đầu tư, tập

trung khai thác chiều sâu và sử dụng tốt các cơ sở cơng nghiệp hiện có, đồng thời, phát triển thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thu hút thêm lao động.

Vốn là một tỉnh thuần nông, nên khi bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là tập trung phát triển nơng nghiệp. Với tư duy đó nên trong những năm đầu đổi mới, ngành công nghiệp của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên chưa có điều kiện phát triển. Sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ thực sự phát triển mạnh từ khi có Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và công nghệ đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH. Đây được coi là mốc quan trọng, mở ra hướng phát triển mới cho các ngành công nghiệp trong tỉnh. Để triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 27/8/1994, Tỉnh ủy thông qua Kế hoạch số 33-KH/TU hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy, các huyện, thị và các ngành đã tổ chức triển khai, quán triệt Nghị quyết. Một số huyện, thị và ngành đã xây dựng được đề án, kế hoạch để thực hiện. Ngày 25/3/1995, Tỉnh ủy ra Thông báo số 38-TB/TU về một số ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy nhằm tăng cường chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU.

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết 09 -NQ/TU được tiến hành nghiêm túc, sâu rộng ở các huyện, thị, các ngành và thực tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó, Sở Cơng nghiệp được xác định là cơ quan trực tiếp triển khai Nghị quyết. Để giúp UBND Tỉnh thể chế hóa Nghị quyết 09 -NQ/TU của Tỉnh ủy, từ tháng 10/1994 đến tháng 3/1995, Sở Công nghiệp tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ mà UBND giao như: xây dựng phương hướng phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 1995 và kế hoạch phát triển 5 năm 1996- 2000; Xây dựng xong Đề án phát triển nghề, làng nghề; Dự thảo quy hoạch phát triển ngành cơ khí đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH; Tham gia xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp… làm cơ sở giúp các huyện, thị và các cơ sở sản xuất xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn của mình; Cùng với đó, Sở Cơng nghiệp tỉnh cịn tăng cường kiểm tra giúp các huyện, thị và các cơ sở xác định phương hướng sản xuất, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với các ngành, các cơ sở, các lĩnh vực Sở được phân công quản lý. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 20/6/1995, Sở Công nghiệp tỉnh tổ chức Sơ kết về tình hình thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy. Ngày 20/10/1996, BTV Tỉnh ủy tiến hành sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-

NQ/TU, trong đó đã đánh giá: giá trị sản xuất công nghiệp năm 1995 tăng 19,5% so với năm 1994; năm 1996 tăng 14,6% so với năm 1995 và 36,9% so với năm 1994; Nhịp độ tăng bình quân 2 năm 1994-1996 là 17% (trong đó khu vực quốc doanh là 4%, khu vực ngoài quốc doanh là 20,3%) (một số ngành tiêu biểu đạt kết quả cao như: ngành dệt may tăng 16%; ngành cơ khí, điện tử tăng 27%; ngành cơng nghiệp sành sứ thủy tinh và vật liệu xây dựng tăng 13,4% so với năm 1994); Đặc biệt, “một số sản phẩm có tốc độ tăng nhanh như: quần áo may mặc tăng 59,8%, xi măng các loại tăng 33,7%, khăn mặt xuất khẩu tăng 133%, chiếu cói tăng 35,6%...” [146]. Kết quả đó bước đầu cho thấy chủ trương tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp xây dựng mà Đảng bộ tỉnh đề ra là đúng hướng.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TU, trong đó, nhấn mạnh phải tập trung thực hiện thắng lợi 6 chương trình kinh tế trọng điểm; quy hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp tập trung (Thị xã, Diêm Điền, Tiền Hải). Chủ trương này của Tỉnh ủy thể hiện rõ quyết tâm đưa cơng nghiệp của tỉnh phát triển lên quy mơ, trình độ mới để sớm trở thành một tỉnh có cơ cấu cơng - nơng nghiệp- thương mại dịch vụ.

Trong các ngành công nghiệp mà Đảng bộ tỉnh xác định là mũi nhọn, ngành cơng nghiệp Dệt - May chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành cơng nghiệp của tỉnh, góp phần thu hút nhiều lao động, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Nghị quyết 09-NQ/TU đã chỉ rõ hướng phát triển cơng nghiệp của tỉnh Thái Bình đến năm 2000 là tập trung phát triển 6 ngành cơng nghiệp mà tỉnh có lợi thế về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động, trong đó có ngành Dệt - May. Triển khai thực hiện chủ trương đó của Tỉnh ủy, ngày 22/4/1998, Sở Công nghiệp tỉnh Thái Bình ra Báo cáo về “Tình hình sản xuất ngành Dệt - May tỉnh Thái Bình

trong những năm qua và hướng phát triển trong những năm tới”. Trong đó, chỉ rõ vị

trí của ngành Dệt - May trong sản xuất cơng nghiệp của tỉnh và những thế mạnh của tỉnh về phát triển ngành công nghiệp này. Tuy Thái Bình có nhiều thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động, trình độ tay nghề nhưng trên thực tế ngành Dệt - May của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tính đến năm 1998, các ngành cơng nghiệp Dệt, May, Thêu của tỉnh nhìn chung có phát triển nhưng cịn tản mạn, chưa nhận được sự đầu tư thỏa đáng về vốn và khoa học nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Điển hình là ngành May của tỉnh, tính đến năm 1998, tồn tỉnh có 13 doanh nghiệp sản xuất hàng may, trong đó có 8 đơn vị quốc doanh, 5 đơn vị ngồi quốc

doanh, thì hầu hết các đơn vị đều sản xuất khép kín, duy chỉ có 3 doanh nghiệp liên doanh với Công ty may 10 là phát triển (với tỷ lệ vốn góp vào liên doanh của Cơng ty may 10 chiếm từ 10-51%) [107]. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của ngành may thể hiện ở chỗ, trong khi thị trường đang có nhu cầu rất lớn về áo sơ mi xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp may của tỉnh chưa thể đảm bảo được yêu cầu sản xuất mặt hàng này với lí do là thiếu các thiết bị chuyên dùng, ĐNCN tay nghề thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hầu như các doanh nghiệp may của tỉnh chưa đủ điều kiện để sản xuất độc lập mà chủ yếu làm vệ tinh cho các cơng ty ngồi tỉnh. Tính riêng ngành sản xuất đồ may mặc của tỉnh, đến năm 1998, ngành May của tỉnh mới thu hút 3 098 lao động vào làm việc, trong đó may quốc doanh thu hút 2 230 lao động, chiếm 71,98%, ngoài quốc doanh là 868 lao động, 28, 02% chiếm [107]. Một số doanh nghiệp may điển hình của tỉnh thu hút nhiều lao động như: xí nghiệp may Việt - Thái thu hút 500 lao động, Cty may xuất khẩu thu hút 400 lao động, xí nghiệp may 369 thu hút 378 lao động, Cty may Thái Hà thu hút 260 lao động… Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh quy mơ nhỏ hơn nên thu hút ít lao động hơn, điển hình là Hợp tác xã Đại Đồng thu hút 300 lao động, xí nghiệp may Bình Minh thu hút 198 lao động [107]… Với trình độ và quy mơ sản xuất như vậy, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chưa góp phần tạo ra sự đột phá về phát triển các ngành cơng nghiệp của tỉnh. Vì vậy, phương hướng phát triển các ngành cơng nghiệp Dệt - May trong thời gian tới được Sở Công nghiệp xác định là: đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh ồ ạt; từng bước liên kết các đơn vị sản xuất thành Tổng Công ty; phấn đấu đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng 23%, chiếm tỷ trọng 32%; năm 2010, tốc độ tăng trưởng 25%, chiếm tỷ trọng 33-35% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp [107].

Riêng về ĐNCN trong lĩnh vực Dệt - May được xác định là: “chú trọng đào tạo cơng nhân, đặc biệt với những người có tay nghề cao”, “có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí khơng hồn lại cho việc đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn” [107]. Việc xác định chú trọng đào tạo nghề cho công nhân ngành Dệt - May là rất cần thiết, vì mặt bằng chung của cơng nhân ngành này chưa qua đào tạo, còn thiếu ĐNCN lành nghề. Do vậy, để hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả, nhất thiết phải quan tâm đào tạo cho lao động, trong đó hướng tới đối tượng lao động ở nông thôn là hợp lý. Việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp Dệt - May là phù hợp với thực tế của tỉnh, đặc biệt, góp phần phát triển ĐNCN tỉnh, do đó đây được coi là hướng đi đúng đắn, phù hợp.

Trong Định hướng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Thái Bình thời kỳ

1991-1995 và đến năm 2000 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Thái Bình thơng qua ngày

25/7/1990 đã chỉ rõ mục tiêu: sau vài thập kỷ xây dựng Thái Bình thành một tỉnh cơng - nơng nghiệp, có nơng nghiệp tồn diện, cơng nghiệp phát triển. Để cụ thể hóa chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy, trước mắt, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và các ngành công nghiệp nhẹ khác để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, ngành cơng nghiệp Dệt - May và công nghiệp Chế biến lương thực - thực phẩm được xác định là các ngành mà tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động, cũng là ngành có thể giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TU của Tỉnh ủy, sản xuất công nghiệp của tỉnh nói chung, tình hình xây dựng ĐNCN nói riêng đã đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 2.1: Số liệu lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Thái Bình qua các năm 1987-2000 Năm 1987 1991 1992 1995 1997 1998 1999 2000 Tổng số 153 292 119 988 86 003 162 108 150 706 133 131 110 391 109 196 Công nghiệp quốc doanh 8 563 7716 7074 7771 7584 8191 8382 7912 Cơng nghiệp ngồi quốc doanh 144729 11227 2 78929 154337 143122 124825 10200 9 10128 4 Tập thể 9 451 4 628 3 862 4 989 5 128 Xí nghiệp tư nhân 5 506 4 584 2 421 2 374 2 315 Cá thể 138 187 130 967 116 498 91 843 90 022 Hỗn hợp 1 193 2 943 2 044 2 803 3 819 Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 115 (Nguồn: [14],[15],[16, tr.75])

Kết quả này phản ánh đúng thực trạng phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh, góp phần tác động làm cho số lượng cơng nhân cơng nghiệp của tỉnh có sự thay đổi đáng kể qua các năm. Trong đó, số công nhân của tỉnh đã giảm từ 153 292 người (năm 1987), xuống còn 119 988 (năm 1991) và 86 003 (năm 1992), lý do là năm 1991, các doanh nghiệp thực hiện chủ trương sắp xếp lại sản xuất kinh doanh theo Quyết định 176/HĐBT làm cho công nhân tỉnh bị xáo trộn. Đến những năm 1995, 1996, số lượng công nhân tỉnh lại tiếp tục tăng trở lại do thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp của Tỉnh ủy được nêu lên trong Nghị quyết 09-NQ/TU. Tuy nhiên, đến do năm 1997, 1998 trên địa bàn tỉnh xảy ra mất ổn định chính trị, vì vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh và sự biến động của ĐNCN tỉnh. Có thể nói, thời kỳ 1986-2000, số lượng cơng nhân tỉnh có sự xáo trộn, biến động, do tác động của tình hình kinh tế - xã hội tỉnh.

Về cơ cấu thành phần và cơ cấu ngành nghề của ĐNCN tỉnh cũng có sự thay đổi qua các năm. Với chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã cho phép các đơn vị kinh tế phát triển đa dạng, tập trung nhiều là các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH tăng từ 95 đơn vị năm 1990 đến năm 1995 tăng lên 182 đơn vị [71, tr. 227]. Sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh đã thu hút lực lượng lớn lao động xã hội vào làm việc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến việc phát triển mạnh thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc. ĐNCN của tỉnh làm việc ở các thành phần kinh tế, quốc doanh và ngồi quốc doanh, trong đó, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thành phần kinh tế ngồi quốc doanh, cơng nhân chủ yếu tập trung làm việc trong loại hình kinh tế tư nhân, cá thể, do thực hiện chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.

Cùng với đó, việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp Dệt - May và công nghiệp Chế biến lương thực - thực phẩm của Đảng bộ tỉnh, một mặt góp phần làm tăng số lượng công nhân công nghiệp của tỉnh, mặt khác làm cho ĐNCN tỉnh trở nên đa dạng có mặt ở khắp các thành phần và các ngành nghề.

Điều đáng lưu ý, trong khoảng 10 năm đầu sau đổi mới, do thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp bị sáp nhập, hoặc giải tán, do vậy, tác động làm cho công nhân bị nghỉ việc, vì vậy, cơng nhân bị biến động mạnh, thể hiện:

Bảng 2.2: Số công nhân, lao động phân theo ngành cơng nghiệp của tỉnh Thái Bình những năm 1987-1992

Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992

Tổng số công nhân 144729 88 026 83 450 85 771 112 272 78 929 Công nghiệp sản xuất thiết

bị, máy móc, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng

27 740 15 576 15 717 16 607 28 355 22 367

Công nghiệp Chế biến 43 344 18 162 22585 24 557 40 862 28 067 Công nghiệp Dệt may 71 958 52 820 44 263 43 849 40 910 27 423 Các ngành công nghiệp

khác

1 437 1 468 1 065 762 2 145 1 072

(Nguồn: [14], [15]) Đến giai đoạn 1995-2000, do thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, may mặc được nêu ra trong Nghị quyết 09-NQ/TU nên công nhân tỉnh lại có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên không nhiều.

Bảng 2.3: Số công nhân, lao động phân theo ngành cơng nghiệp của tỉnh Thái Bình những năm 1995-2000

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số lao động công

nghiệp địa phƣơng (gồm cơng nghiệp quốc doanh và ngồi quốc doanh)

158 994 145 026 146 589 127 917 104 737 108 623

- Công nghiệp khai thác mỏ 10 079 3 622 3 827 3 657 4 799 3 275 - Công nghiệp chế biến 148 875 141 352 142 699 124 197 99 846 105 265 - Công nghiệp sản xuất, phân

phối điện, khí đốt và nước

40 52 63 63 92 83

(Nguồn: [16, 76-79]) Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy, cơng nhân tỉnh Thái Bình khá đa dạng, có mặt ở các ngành nghề công nghiệp như: Công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, cơng nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt… do chủ trương đa dạng hóa các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 55 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)