Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 133 - 137)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

4.2.1 Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo trong thực tiễn

Tuyên truyên, giáo dục được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng, nhằm tác động để thay đổi nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng GCCN, vấn đề quan trọng là cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, người sử dụng lao động, bản thân người cơng nhân và tồn xã hội về vị trí, vai trị của GCCN, về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng GCCN trong thực tiễn, về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, nếu vấn đề tuyên truyền, giáo dục được quan tâm và thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại, bởi nhận thức là cơ sở của mọi hành động, nhận thức đúng vị trí, vai trị của GCCN và hoạt động xây dựng GCCN sẽ góp phần quan trọng giúp các cấp ủy, chính quyền, đồn thể, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng GCCN, nhất là trang bị cho người công nhân những kiến thức về chính trị, pháp luật để họ hiểu và thực hiện đúng. Đó là cơ sở quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng một GCCN vững mạnh về mọi mặt. Vì vậy, trong thực tế lãnh đạo xây dựng GCCN, Đảng rất coi trọng công tác này và thường xuyên chỉ đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam tích cực triển khai với nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, hiệu quả.

Trong quá trình lãnh đạo, trên cơ sở nhận thức đúng về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, Đảng bộ đã xác định hướng đi của tỉnh là tập trung phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, gắn với phát triển các ngành công nghiệp mà Tỉnh có ưu thế về lao động, nguyên liệu và thị trường, để từng bước đưa Thái Bình trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển cơng nghiệp khá của khu vực đồng bằng sông Hồng. Để thực hiện mục tiêu đó, ngay từ đầu, Đảng bộ Tỉnh đã xác định nguồn lực con người là nhân tố quan trọng quyết định thành cơng của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh CNH, HĐH. Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức rõ vai trị của ĐNCN đối với sự thành cơng của sự nghiệp ấy, Đảng bộ đã chỉ rõ cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng cần thiết cho công nhân. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu, Đảng bộ đã có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trị, vị trí của ĐNCN và sự cần thiết phải xây dựng ĐNCN. Ở 10 năm đầu đổi mới, mặc dù Đảng bộ xác định cần tập trung phát triển công nghiệp, nhưng chưa đánh giá đúng

vai trị của ĐNCN, theo đó, Đảng bộ mới bước đầu đánh giá về thực trạng của ĐNCN nhưng những đánh giá đó cịn mang tính chủ quan và chưa cụ thể. Do đó, vấn đề xây dựng ĐNCN trong thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức, biểu hiện rõ nhất là chưa ban hành văn bản riêng về vấn đề xây dựng công nhân của tỉnh, chưa chỉ đạo sát sao các ngành chức năng thực hiện, chưa tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm. Bước vào thời kỳ 2000-2013, trước những tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế, vấn đề xây dựng GCCN được Đảng đặc biệt quan tâm, Đảng coi đó là “lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh GCCN với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của GCCN là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước” [45]. Quán triệt quan điểm của Đảng, Đảng bộ tỉnh xác định ĐNCN: là lực lượng đại diện cho nền sản xuất tiên tiến của tỉnh và đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước mắt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Từ đó, Đảng bộ xác định: cần phải xây dựng ĐNCN Thái Bình khơng ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, vững vàng về chính trị, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có cơ cấu đội ngũ hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường và từng bước tiếp cận, nắm bắt được cơng nghệ sản xuất hiện đại. Đó là những đánh giá đúng đắn về vai trò của ĐNCN tỉnh, là cơ sở để Đảng bộ hoạch định chủ trương lãnh đạo cho sát thực. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn tồn tại một số quan điểm chưa đúng về vị trí, vai trị của GCCN, có khơng ít ý kiến cho rằng, ĐNCN của tỉnh chủ yếu xuất thân từ nông dân nên ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa có tác phong cơng nghiệp thích ứng với một nền sản xuất lớn, trình độ học vấn và chun mơn nghề nghiệp cịn hạn chế, do đó, ĐNCN khơng thể trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Bên cạnh đó, cũng cịn tồn tại quan điểm cho rằng ĐNCN là sản phẩm tất yếu của của quá trình CNH, HĐH, vì vậy, khơng cần quan tâm lãnh đạo xây dựng thì ĐNCN cũng vẫn phát triển. Do vậy, trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ thì cơng tác tun truyền, giáo dục được coi là một biện pháp quan trọng, cần được quan tâm, chú trọng hơn.

Nhận thức chưa đúng, chưa đủ là nguyên nhân dẫn đến hành động sai hoặc kém hiệu quả, thực tế này vẫn đang tồn tại khá phổ biến trong nhận thức và cách làm của số đông công nhân ở các khu công nghiệp trong tỉnh. Nâng cao nhận thức, ý thức

chính trị và trình độ hiểu biết pháp luật lao động cho ĐNCN là một việc làm quan trọng góp phần thay đổi bản thân người công nhân, để họ tự giác vươn lên học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, biết tự bảo vệ mình trong mối quan hệ chủ - thợ. Đó là một địi hỏi của công tác giáo dục công nhân trong các doanh nghiệp hiện nay. Trong thực tế, vấn đề tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ cho ĐNCN của tỉnh chưa được quan tâm thỏa đáng, biểu hiện ở chỗ: nhiều cấp ủy chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho cơng nhân về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, chưa tạo cơ chế cho cơng tác này hoạt động; tại nhiều doanh nghiệp ngồi nhà nước, chủ doanh nghiệp khơng tạo điều kiện cho cơng đồn được tiếp xúc với công nhân nên chưa kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cơng nhân; nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục cịn nghèo nàn, mang nặng tính hình thức, thiếu tính thiết thực, chưa phù hợp với từng đối tượng; đội ngũ cán bộ cơng đồn cịn hạn chế về năng lực tun truyền, do đó, chưa tác động đến tư tưởng, niềm tin, tình cảm của cơng nhân, chưa làm thay đổi được nhận thức, thái độ, hành vi của họ; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm tạo điều kiện cho công nhân được tham gia học tập nâng cao trình độ, chưa có sự hỗ trợ về thời gian và kinh phí đào tạo, dẫn đến thực tế cơng nhân có trình độ tay nghề thấp, thiếu thợ bậc cao và thợ lành nghề; nhận thức về vai trị, vị trí của GCCN, sự giác ngộ giai cấp, sự tiếp nhận và hiểu biết chủ trương đường lối của Đảng còn hạn chế; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của bộ phận lớn công nhân chưa tốt, ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả sản xuất… dẫn đến kết quả xây dựng ĐNCN trên thực tế cịn hạn chế. Kết quả đó là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm để tiếp tục vận dụng vào điều kiện mới.

Từ thực tiễn đó cho thấy, trong những năm tiếp theo, bên cạnh việc nhận thức đúng vị trí, vai trị của ĐNCN cũng như sự cần thiết phải xây dựng ĐNCN, nhất thiết phải làm tốt khâu tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể, cán bộ, đảng viên, người chủ doanh nghiệp và bản thân người công nhân bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, đồng thời, hạn chế, khắc phục dần những điểm yếu, những tồn tại trong quá trình tuyên truyền, giáo dục tại các doanh nghiệp.

Trước hết, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng hướng tới của mỗi cán bộ, đảng viên trong các cấp ủy, chính quyền, đồn thể liên quan đến hoạt động xây dựng ĐNCN để họ nhận thức rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ: “ĐNCN là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH; sự lớn mạnh toàn diện của ĐNCN là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [158, tr. 6]. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên sẽ tích cực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tìm ra các giải pháp phù hợp để xây dựng ĐNCN tỉnh cho ngang tầm với nhiệm vụ mới. Đồng thời, cần khắc phục những tư tưởng, quan điểm khơng đúng về vị trí, vai trị của giai cấp cơng nhân. Theo đó, các cấp ủy cần thấm nhuần sâu sắc chủ trương, nhiệm vụ xây dựng GCCN của Đảng và cụ thể hóa các chủ trương đó thành các kế hoạch, chương trình cơng tác, tạo cơ chế và bố trí một khoản ngân sách cần thiết để phục vụ cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân hoạt động. Đi đơi với việc nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch, các cấp ủy cần chú trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương đó trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền phải tác động làm thay đổi nhận thức của người sử dụng lao động để họ thấy được rằng việc xây dựng, phát triển ĐNCN không chỉ là trách nhiệm mà cịn là quyền lợi của họ. Chính sự phát triển vững mạnh của ĐNCN trong các doanh nghiệp là nhân tố đảm bảo cho việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động, tạo ra thu nhập cao, ổn định và phát triển lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ tích cực phối hợp với CĐCS thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cơng nhân, đầu tư thời gian chi phí cho cơng nhân được học tập, nâng cao trình độ, góp phần xây dựng ĐNCN ngày càng lớn mạnh.

Bản thân những người công nhân trong các doanh nghiệp vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình xây dựng và phát triển ĐNCN. Do vậy, ĐNCN tỉnh có phát triển vững mạnh được hay khơng phụ thuộc rất lớn vào sự tự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người cơng nhân. Vì vậy, cơng tác tuyên truyền, giáo dục cần quan tâm đến tính đặc thù về trình độ, tâm lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp của cơng nhân để tìm ra phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp. Chú trọng sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: bảng tin, áp phích, băng zơn với những nội dung dễ nhớ, dễ làm; tổ chức tọa đàm trong tổ, nhóm, phân xưởng đến doanh nghiệp; tổ chức đối thoại giữa người sử

dụng lao động với người đại diện CĐCS, công nhân về những vấn đề liên quan đến việc làm; tổ chức chiếu phim tại doanh nghiệp, thành lập đội thông tin lưu động tuyên truyền vào các giờ ăn ca, nghỉ ngồi giờ, tổ chức giới thiệu sách báo, tạp chí và các ấn phẩm văn hóa, qun góp báo, tạp chí cung cấp cho cơng nhân. Để hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả hơn, thì vấn đề tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí, trang bị các loại sách, báo, tạp chí, nối mạng internet, hệ thống loa đài, bảng tin, xây dựng tủ sách pháp luật cũng cần được quan tâm ở mọi nơi, nhất là những nơi tập trung đông công nhân, đặc biệt, chú trọng đầu tư kinh phí cho phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại cơ sở, xây dựng các thiết chế văn hóa ngay tại các khu cơng nghiệp như sân tập thể dục, Nhà văn hóa, thư viện, bể bơi nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, hiểu biết của cơng nhân; thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, lồng ghép sân khấu hóa các cuộc thi về thực hiện chế độ chính sách cho cơng nhân như cuộc thi An toàn viên giỏi, cán bộ cơng đồn giỏi, cán bộ nữ công giỏi; quan tâm tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ “Hát cùng công nhân lao động” tại các doanh nghiệp; tổ chức khảo sát, điều tra nắm bắt trình độ, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của cơng nhân trong từng thời điểm để kịp thời tham mưu và tháo gỡ những khó khăn, mâu thuẫn nảy sinh từ cơ sở, hạn chế thấp nhất tình trạng ngừng việc tập thể, lãn cơng, đình cơng gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của cơng nhân. Đó là những yêu cầu đặt ra từ chính thực tiễn xây dựng ĐNCN trong các doanh nghiệp của tỉnh Thái Bình hiện nay. Làm tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục là một biện pháp quan trọng góp phần xây dựng ĐNCN vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)