Những yêu cầu mới đặt ra với công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 73 - 94)

7. Kết cấu của luận án

3.1. Những yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh

3.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra với công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh

3.1.1.1. Sự chuyển biến của tình hình thế giới, trong nước và tỉnh Thái Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI

Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến phức tạp. Một số vấn đề có tác động mạnh đến công tác lãnh đạo xây dựng GCCN Việt Nam nói chung cũng như xây dựng ĐNCN tỉnh Thái Bình nói riêng, đó là:

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ và xu hướng tồn cầu

hóa, hội nhập quốc tế đã tác động sâu sắc đến tình hình xây dựng GCCN nước ta.

Từ những năm cuối thế kỷ XX, nhân loại từng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển đó cũng làm gia tăng xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đối với tất cả các nước. Trong điều kiện đó, Việt Nam có cơ hội thu hút ngày càng mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy nhanh sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, làm cho cơ cấu GCCN có sự biến chuyển mạnh mẽ. Tuy nhiên, xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của cơng nhân để thích ứng với sự đổi mới nhanh của cơng nghệ, mới đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngồi. Điều đó đặt ra u cầu phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng, trình độ mọi mặt của của GCCN Việt Nam.

Thứ hai, tác động của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đến

việc xây dựng GCCN Việt Nam.

Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh với sự đa dạng về hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, làm cho các ngành công nghiệp phát triển nhanh, kéo theo sự gia tăng số lượng của công nhân ở các ngành nghề, các loại hình, các thành phần kinh tế. So với thời kỳ trước, số lượng công nhân trong khu vực kinh tế

nhà nước giảm đi, trong khi cơng nhân ở các loại hình sản xuất tư nhân tăng nhanh. Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho hoạt động lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng và phát triển GCCN thích ứng với yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra thói quen, phong cách làm việc linh hoạt, lấy hiệu quả làm thước đo, địi hỏi cơng nhân phải thích ứng với kỷ luật lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp nên sẽ đào thải một bộ phận cơng nhân có trình độ thấp, ý thức tổ chức lao động chưa cao ra khỏi guồng máy sản xuất. Vì vậy, địi hỏi công nhân phải nỗ lực nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp và trình độ mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Mặt khác, chính việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường của đất nước cũng làm xuất hiện một bộ phận cơng nhân có lối sống thực dụng, quá coi trọng lợi ích vật chất, phai nhạt ý thức và lập trường giai cấp, xem nhẹ các hoạt động đoàn thể, thờ ơ với các vấn đề chung của đất nước... gây khó khăn cho cơng tác lãnh đạo xây dựng GCCN trong tình hình mới. Điều đó địi hỏi Đảng phải có chủ trương phù hợp nhằm xây dựng được GCCN có giác ngộ về giai cấp, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với giai cấp và dân tộc.

Thứ ba, sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH và mục tiêu xây dựng đất nước trong

tình hình mới cũng tác động mạnh đến việc xây dựng GCCN Việt Nam

Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, một mặt làm tăng nhanh số lượng GCCN Việt Nam, bởi vì q trình đó cho phép kết hợp phát triển các ngành cơng nghiệp truyền thống với các ngành công nghiệp hiện đại, thúc đẩy sự ra đời và mở rộng sản xuất của nhiều ngành cơng nghiệp. Điều đó làm tăng số lượng công nhân, làm thay đổi cơ cấu GCCN, tạo điều kiện cho công nhân được rèn luyện tay nghề, kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và xây dựng tác phong công nghiệp. Mặt khác, q trình đó cũng địi hỏi GCCN phải khơng ngừng nâng cao trình độ, chun môn nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện tác phong công nghiệp, xây dựng ý thức tự giác rèn luyện vươn lên làm chủ khoa học cơng nghệ tiên tiến. Đó là thách thức rất lớn đối với công nhân Việt Nam vốn sinh trưởng ở một nước nông nghiệp, phần lớn xuất thân từ nông dân. Điều này đặt ra yêu cầu cơ bản đối với hoạt động lãnh đạo xây dựng GCCN của Đảng trong thời kỳ mới.

Hơn nữa, để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Việt Nam thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, địi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng xây dựng được một GCCN phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, có trình độ học vấn, tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp và có cơ cấu hợp lý. Trong những năm 1986 - 2000, nhất là từ khi tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH, mặc dù GCCN đã tăng nhanh về số lượng, biến đổi mạnh về cơ cấu theo hướng tích cực và chất lượng cũng từng bước được nâng lên, nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, thì GCCN Việt Nam cịn bộc lộ nhiều bất cập. Trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, cán bộ quản lý và những chuyên gia giỏi đang là tình trạng chung của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Thêm vào đó, đa số công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo có hệ thống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp cịn hạn chế, sự am hiểu chính sách, pháp luật cịn mờ nhạt... Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chính trị là phải coi nhiệm vụ xây dựng GCCN là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Thứ tư, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2000), nền

kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đà cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Bước vào thực hiện đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân phát huy tiềm năng thế mạnh, tạo dựng mơi trường chính trị ổn định, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo được đồng thuận cao trong nhân dân, đặc biệt, với cơ chế khuyến khích, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm thay đổi diện mạo của một tỉnh thuần nông. Trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết XVII của Đại hội Đảng bộ tỉnh, nền kinh tế - xã hội tỉnh có sự phát triển tương đối nhanh: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,24%/năm, gần bằng mức tăng trưởng bình quân của cả nước (7,5%), giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,02%/năm [36, tr.10-11]. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh đã tập trung phát triển các ngành có ưu thế về nguyên liệu, tạo nhiều việc làm như ngành dệt may, chế biến thủy, hải sản, vật liệu xây dựng, gốm, sứ, thủy tinh... mở rộng phát triển các ngành công nghiệp nặng, cơng nghiệp có giá trị cao, tạo ra một số sản phẩm sản xuất cơng nghiệp mới, đóng góp nhiều vào ngân sách của Tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2001 - 2005 (giá cố định năm 1994) tăng

17,8%/năm, góp phần làm tăng tỷ trọng cơng nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế từ 15,04% (năm 2000) lên 22,86% (năm 2005), tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu lao động từ 8,9% (năm 2000) lên 19,5% (năm 2005) [153, tr.1]. Trên địa bàn tỉnh, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp vừa và nhỏ mọc lên nhanh chóng, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của cả nước, nhất là tỷ trọng phát triển công nghiệp liên tục tăng qua các năm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi cơ cấu lao động của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Năm 2010, số dự án đăng ký tăng gấp 11,7 lần so với giai đoạn 2001-2005; giá trị sản xuất các khu, cụm công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh [36, tr.13]. Tính đến năm 2010, tỉnh đã hoàn thành xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Bên cạnh đó, đã hồn thành việc sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước đưa đến kết quả: tồn tỉnh có 2 300 doanh nghiệp đang hoạt động, gấp 2,2 lần so với năm 2005 [36, tr.16]. Đây là những yếu tố thuận lợi tạo đà cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ĐNCN tỉnh. Đây là những kết quả quan trọng để Đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng ĐNCN trong tình hình mới. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp, gây bất lợi cho việc ổn định việc làm và đời sống của ĐNCN; Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới với người công nhân, với hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ và các cấp chính quyền trong tỉnh; Mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, xử lý các tranh chấp lao động, chống lại sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, bảo vệ môi trường làm việc cho công nhân... Đặc biệt, trước thực trạng nguồn lực dân số và lao động dồi dào như: năm 2009, số người trong độ tuổi lao động là 1 389 nghìn người (chiếm 77,8% dân số), đến năm 2013 số người trong độ tuổi lao động là 1 405 nghìn người (chiếm 78,5% dân số) [29, tr.29] đã đặt ra cho Đảng bộ tỉnh nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết, nhất là vấn đề giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho nhân dân. Công nhân chủ yếu sống tập trung ở nơng thơn, trình độ chun mơn nghề nghiệp vẫn cịn nhiều hạn chế đã, đang và sẽ gây khó khăn cho q trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh.

Trong bối cảnh đó, địi hỏi Đảng bộ tỉnh phải nhận thức rõ những thời cơ và thách thức do bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại, đặc biệt, phải nhận thức đúng

đắn, đầy đủ những thuận lợi và khó khăn, cùng các yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó, cần chú trọng đến thực trạng của ĐNCN tỉnh để xác định chủ trương và phương hướng xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và xây dựng ĐNCN tỉnh ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

3.1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam trong tình hình mới

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (Tháng 4 năm 2001) diễn ra trong điều kiện các thành phần kinh tế phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời, thu hút một lực lượng lớn cơng nhân. Trong tình hình đó, Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ định hướng xây dựng GCCN là: “coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp…Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của GCCN trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường” [43, tr. 124-125]. Đây là bước tiến mới trong nhận thức lý luận của Đảng về GCCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp nối bước phát triển tư duy đó, Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa IX (Tháng 1 năm 2003) đã đề ra nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với nội dung xây dựng GCCN là:

“Nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, bồi dưỡng tác phong cơng nghiệp, thực hiện “trí thức hóa cơng nhân”. Giải quyết việc làm, giảm tối đa tỷ lệ công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt pháp luật lao động, bảo hộ lao động và việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe cơng nhân. Sớm tổ chức thực hiện Qũy trợ cấp thất nghiệp. Xây dựng hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT đối với CNVCLĐ; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Tăng cường đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và phát triển Đảng trong công nhân. Nghiên cứu việc giao cho tổ chức Cơng đồn giới thiệu những công nhân ưu tú để kết nạp vào Đảng” [44, tr.15].

Những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới đòi hỏi GCCN phải vươn lên, trở thành lực lượng đi đầu để biến những mục tiêu đó thành hiện thực cuộc sống. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng trong những năm đầu thế kỷ XXI là phải tập trung xây dựng GCCN Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của GCCN và tổ chức Cơng đồn nước ta, Đại hội X của Đảng (tháng 4 năm 2006) đưa ra quan điểm về xây dựng GCCN là: “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc phục hồi sức khỏe đối với cơng nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đồn viên cơng đồn, nghiệp đồn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cơng nhân và người lao động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú” [45, tr.118]. Như vậy, Đại hội X của Đảng đã phát triển, bổ sung đường lối xây dựng GCCN về các vấn đề cụ thể: tổ chức, tập hợp công nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơng nhân, thực hiện trí thức hóa cơng nhân… những quan điểm, chủ trương đó của Đảng góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của GCCN Việt Nam.

Sau Đại hội X của Đảng, ngày 28/1/2008, Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Nghị quyết đã khẳng định

vai trị, những đóng góp to lớn của GCCN vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước cũng như một số hạn chế yếu kém cần khắc phục và những vấn đề bức xúc hiện nay của GCCN. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đó là xây dựng GCCN lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng u cầu phát triển đất nước, có trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật cao, có khả năng tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 73 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)