Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh về số lượng, đa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 94 - 100)

7. Kết cấu của luận án

3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ công nhân

3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh về số lượng, đa

dạng về cơ cấu

Phát triển công nghiệp và xây dựng ĐNCN là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau thể hiện ở chỗ: phát triển công nghiệp là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt của ĐNCN; còn ĐNCN lớn mạnh sẽ là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhận thức rõ ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp đối với việc xây dựng ĐNCN, trong những năm 2001- 2013, Đảng bộ tỉnh luôn khẳng định nhiệm vụ tập trung phát triển sản xuất công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, là chìa khóa quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Song song với việc ban hành các Nghị quyết chuyên đề về vấn đề phát triển sản xuất công nghiệp, Đảng bộ rất chú trọng đến việc chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan triển khai và thực hiện có hiệu quả chủ trương đã đề ra.

Ngay sau khi ban hành Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, XVIII, trực tiếp nhất là Nghị quyết 04- NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010, Tỉnh ủy Thái Bình đã tổ chức hội nghị triển khai quán triệt tinh thần Nghị quyết và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Đồng thời, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng và ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách để mở đường cho ngành cơng nghiệp tỉnh phát triển, cụ thể: ngày 23/11/2006, ban hành Quyết định 68/2006/QĐ-UBND về việc thực hiện cơ chế một cửa trong hoạt động đầu tư; ngày 31/12/2009, ban hành Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong hoạt động đầu tư tại Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào cho phát triển cơng nghiệp; Cùng với đó, UBND tỉnh cịn ban hành một số văn bản nhằm khuyến khích sản xuất cơng nghiệp phát triển như: Quyết định 25/2006/QĐ- UBND ngày 27/3/2006 về việc khuyến khích áp dụng các thành tựu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; Quyết định 31/2006/QĐ-UBND ngày 31/3/2006, Quyết định 02/2008/QĐ-UBND ngày 7/4/2008 về quản lý sử dụng kinh phí khuyến cơng; Quyết định 11/2009/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản thực phẩm giai đoạn 2009-2015… UBND xác định việc làm trước mắt là phải tiến hành quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu, cụm công

phê duyệt các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020; ngày 6/12/2010, UBND phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 với 15 khu công nghiệp, 43 cụm công nghiệp, 31 điểm công nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sau khi đã quy hoạch xong các khu, cụm công nghiệp, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành trực tiếp là UBND và Sở Công thương triển khai cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ huyện, thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010, các ngành cơng nghiệp tỉnh có bước phát triển tương đối mạnh mẽ, tạo tiền đề quan trọng cho ĐNCN Thái Bình tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, cụ thể: tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng tăng từ 8,9% (năm 2000) lên 22,5% (năm 2009). Tính đến năm 2009, khối sản xuất kinh doanh có 70 858 công nhân, chiếm 55% tổng số cán bộ cơng nhân, viên chức, lao động tồn tỉnh. Số công nhân nữ là 38.182 người, chiếm 53,89%. Số công nhân ở khu vực doanh nghiệp tư nhân là 62 774 người, chiếm 86%. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có từ vài chục đến vài trăm cơng nhân; một số ít doanh nghiệp có số cơng nhân lên đến hàng nghìn người như: Dệt may, Kinh doanh tổng hợp, Sản xuất Cơ khí... ĐNCN tỉnh nhìn chung tương đối trẻ, chủ yếu ở độ tuổi từ 18-30, chiếm 67,8%, có sức khỏe, tuổi nghề dưới 10 năm chiếm 92,6% [158, tr.2].

Đến năm 2011, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04- NQ/TU, Sở Cơng Thương đã tiến hành tổng kết q trình thực hiện Nghị quyết này, trong đó, chỉ rõ một số kết quả đã đạt được: ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm 2006 - 2010 đã có bước phát triển rõ rệt: tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng 24% (năm 2005) lên 33%/ (năm 2010); giải quyết được nhiều việc làm có thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động: từ 19,5% năm 2005 lên 21,6% năm 2010... [162]. Những kết quả đó cho thấy, chủ trương phát triển cơng nghiệp của Đảng bộ là trúng và đúng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp làm tiền đề cho sự phát triển ĐNCN tỉnh, ngày 2/8/2011, Sở Cơng Thương đã có Tờ trình số 46/TTr-SCT tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp

trong 5 năm tới (2011 - 2015), Tỉnh cần tập trung phát triển một số ngành cơng nghiệp mà tỉnh có thế mạnh như: công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất điện, nước, công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; cơng nghiệp cơ khí, luyện kim, thiết bị điện, điện tử; công nghiệp dệt may, da dày; cơng nghiệp hóa chất. Trong đó, Tỉnh ủy xác định rõ định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh là:

+ Đối với các ngành công nghiệp nặng, hướng phát triển là tập trung vào công nghiệp khai thác khí thiên nhiên tại vùng biển Thái Bình, công nghiệp sản xuất phôi thép và thép cán, sản xuất xi măng trắng loại đặc chủng chịu nhiệt và bền.

+ Đối với các ngành công nghiệp nhẹ: tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất bia, rượu, nước giải khát, nước khống, cơng nghiệp dược, sản xuất vải cao cấp, các sản phẩm may mặc, giày da cao cấp, sản xuất, lắp ráp một số thiết bị điện tử, tin học, máy văn phịng... [111, tr. 12-13]. Định hướng này góp phần làm đa dạng hóa các ngành cơng nghiệp của tỉnh, từ đó làm cho ĐNCN tỉnh cũng trở lên đa dạng về cơ cấu ngành nghề.

Riêng ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và công nghiệp dệt may, da dày được xác định là 2 ngành công nghiệp mũi nhọn định hướng xuất khẩu của tỉnh. Việc phát triển 2 ngành này đã, đang và sẽ góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ. Q trình tổ chức thực hiện Đề án địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và sự vào cuộc của các cấp, ban, ngành, đồn thể có liên quan như: Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ, Sở LĐTB&XH, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Quản lý khu công nghiệp, UBND huyện, Thành phố...

Việc thực hiện chủ trương đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động: Năm 2008, cả tỉnh cịn 10- 15 % cơng nhân thiếu việc làm, tập trung ở các ngành xây dựng, công nghiệp và một số doanh nghiệp nhỏ của tỉnh [83]; Đến năm 2013, chỉ cịn khoảng 7% cơng nhân thiếu việc làm, tập trung ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng, công thương, các đơn vị tiểu thủ công nghiệp [96]. Lao động được tạo việc làm cũng đồng nghĩa với sự phát triển của ĐNCN.

Với chủ trương tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và công nghiệp dệt may, da dày cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã tác động mạnh đến sự phát triển của ĐNCN tỉnh, làm cho ĐNCN tỉnh tăng lên về số lượng và đa dạng về cơ cấu.

Về số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh liên

tục tăng qua các năm:

Bảng 3.1. Số công nhân lao động công nghiệp phân theo loại hình và theo ngành của tỉnh Thái Bình những năm 2001-2013

Đơn vị tính: người

2001 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 92 621 108300 168 612 174 324 176 604 189 524 193 599 196 344 I.Phân theo loại

hình 1. Kinh tế nhà nước 8 587 7 141 4 184 3 984 3 992 3 998 -Trung ương 874 1 893 978 1 418 1 422 1 425 -Địa phương 7 713 5 248 3 206 2 566 2 570 2 573 2. Kinh tế ngoài Nhà nước 156 115 160 421 163 422 171 253 167 067 168 905 -Tập thể 3 144 2 732 2 947 3 594 2 952 2 960 -Tư nhân 27 184 30 286 31 296 36 488 42 615 44 745 -Cá thể 125 787 127 403 129 199 131 171 121 500 121 200 3. Kinh tế đầu tư

nước ngoài 3 910 6 762 8 978 14 287 22 540 23 441 II.Phân theo ngành 1.Công nghiệp khai thác mỏ 1 230 1 286 1 756 1 542 1 629 1 282 1 854 1 920 2.Công nghiệp chế biến 90 210 105 122 166 651 171 066 173 900 185 391 188 795 191 469 Công nghiệp điện, nước 1.181 1 892 205 1.716 1.075 2.851 2.950 2 955 (Nguồn: [110, tr.32], [21 tr.26]

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, cơng nhân tỉnh đã tăng lên qua các năm, đó là kết quả của việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, tính đến năm 2010, Thái Bình vẫn là tỉnh nơng nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn chiếm 33%, tỷ trọng công

nghiệp xây dựng chiếm 33%; lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 62,3%, trong khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 22% [36, tr.11]. Kết quả đó cho thấy, Thái Bình vẫn là tỉnh có tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, do đó, số lượng công nhân cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số. Đến năm 2013, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 20/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) và Chương trình số 31- Ctr/TU của BTV tỉnh Thái Bình, ĐNCN của tồn tỉnh có 132 299 cơng nhân làm việc tại các doanh nghiệp và 155 000 lao động đang làm việc tại các làng nghề [165].

Về cơ cấu thành phần của ĐNCN tỉnh, nhìn chung, cơng nhân tỉnh phân bố ở

khắp các thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế, tuy nhiên, phân bố không đồng đều: chủ yếu tập trung trong thành phần kinh tế ngồi nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, cụ thể: năm 2010, giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh đạt 10 194 tỷ đồng (tính theo giá năm 1994), trong đó, các doanh nghiệp quốc doanh đóng góp 615 tỷ (bao gồm cả kinh tế Trung ương và địa phương), còn ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 9 579 tỷ. Như vậy, kinh tế nhà nước đóng góp tỷ lệ nhỏ trong GDP [111, tr. 18]. Do vậy, việc thu hút lao động trong các doanh nghiệp này cũng cịn khiêm tốn, cụ thể: số cơng nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh năm 2005 là 168 612 người (trong đó: lao động trực tiếp khu vực Nhà nước là 8 587người, ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 160 065 người), năm 2010 là 196 344 (trong đó: lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp Nhà nước là 3 998 người, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 192 346 người) [110, tr.32]. (Xem thêm phụ lục 1- bảng1)

Về cơ cấu ngành nghề, tuổi đời, tuổi nghề của ĐNCN

Công nhân tỉnh chủ yếu làm việc trong các ngành cơng nghiệp chế biến vì đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2005 thì năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 2 054 176 triệu đồng (trong đó riêng ngành cơng nghiệp chế biến đạt 2.006.073 triệu, chiếm 97,66%), đến năm 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 5 714 000 triệu đồng (trong đó riêng ngành cơng nghiệp chế biến đạt 5.543.906 triệu, chiếm 97,02%). Với tỷ lệ chiếm trên 97% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh, ngành công nghiệp chế biến của tỉnh được coi là ngành công nghiệp chủ đạo. Ngành công nghiệp chế biến phát triển đã thu hút nhiều lao động vào làm việc, làm cho công nhân chế biến của tỉnh

chiếm đa số. Năm 2000, ngành công nghiệp chế biến thu hút 90 210 người, đến năm 2005 thu hút 166 651 người, đến năm 2010 thu hút 191 469 người [110, tr.32]. Công nhân trong lĩnh vực khai thác mỏ, điện, cơ khí chỉ chiếm gần 3% tổng số lao động. Về

cơ cấu giới tính của cơng nhân, với đặc điểm của các ngành công nghiệp tỉnh chủ yếu

là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và phụ trợ, do vậy đã thu hút nhiều công nhân nữ làm việc, làm cho tỷ lệ công nhân nữ chiếm phần lớn trong cơ cấu ĐNCN của tỉnh (xem phụ lục 1- bảng 2); Về tuổi đời và tuổi nghề của công nhân, nhìn

chung, do đặc điểm của một tỉnh thuần nơng nên q trình CNH, HĐH của tỉnh diễn ra muộn hơn so với các tỉnh khác, do vậy, các ngành công nghiệp của tỉnh hầu hết là mới được thành lập trong những năm đổi mới, nhất là từ năm 2000 đến nay, đó là lý do vì sao tuổi đời và tuổi nghề của công nhân của tỉnh còn trẻ (xem phụ lục 1- bảng 3, 4).

Tóm lại, trong hơn 10 năm đầu của thế kỷ XXI (2001 - 2013), Đảng bộ tỉnh

Thái Bình đã chỉ đạo UBND, Sở Cơng thương, các cấp chính quyền, ban, ngành tiến hành các hoạt động cụ thể để triển khai thực hiện chủ trương thúc đẩy sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển, trong đó, chú trọng tập trung phát triển các ngành nghề mà tỉnh có thế mạnh như cơng nghiệp chế biến, may mặc, khai thác khí mỏ… đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa các thành phần kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế cá thể, tư nhân phát triển. Những việc làm đó một mặt làm tăng số lượng công nhân trong các doanh nghiệp, mặt khác, làm đa dạng cơ cấu ngành nghề và cơ cấu thành phần kinh tế của ĐNCN tỉnh. ĐNCN tỉnh trong thời gian này có sự lớn mạnh về số lượng, có sự phân hóa về ngành nghề: cơng nhân tập trung nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến - kết quả trên phù hợp với chủ trương tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến của Đảng bộ tỉnh, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một tỉnh thuần nông đang từng bước vươn lên trên con đường thực hiện CNH, HĐH đất nước. Cơng nhân tỉnh có tuổi đời, tuổi nghề trẻ và chủ yếu là công nhân nữ. Tuy nhiên, cơng nhân vẫn cịn chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số và lao động của tỉnh, số đông công nhân chưa thực sự gắn bó với nghề nghiệp, biểu hiện là cịn nhiều cơng nhân làm việc theo mùa vụ, có tư tưởng làm việc tạm thời, chưa gắn bó với doanh nghiệp. Đó là những đặc điểm điển hình của cơng nhân tỉnh, địi hỏi Đảng bộ tiếp tục quan tâm nghiên cứu để có hướng lãnh đạo, chỉ đạo mới cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)