Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 46 - 55)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng độ

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, thực trạng ĐNCN thời kỳ trước đổi mới, quán triệt sâu sắc đường lối xây dựng GCCN của Đảng, Đảng bộ tỉnh đã từng bước vận dụng đường lối đó vào điều kiện cụ thể của tỉnh và đề ra các chủ trương, biện pháp nhằm từng bước xây dựng ĐNCN tỉnh lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trước thời kỳ đổi mới, do thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên tình hình kinh tế - xã hội tỉnh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, tỉnh có nhiều tiềm năng về tự nhiên và nguồn lao động, về trình độ thâm canh sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, nhưng do xuất phát từ thực trạng thiếu vật tư nguyên liệu nên tính đến năm 1986, ngành nơng nghiệp của tỉnh vẫn cịn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải

giải quyết khó khăn, tiếp tục mở đường cho ngành nông nghiệp tỉnh phát triển. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa việc tập trung phát triển ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (27/10/1986) đã nhấn mạnh đến phương hướng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1986-1990 trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp tỉnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII đã chỉ rõ:

“Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp với nhịp độ cao hơn, trước hết chú trọng các mặt hàng phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu; hướng quan trọng của công nghiệp là tập trung làm tốt nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp nhằm tăng thêm trang thiết bị máy móc và giải quyết tốt các cơng cụ cầm tay; đồng thời, chế biến nông sản thực phẩm; tận dụng hết năng lực hiện có, sử dụng nhanh và có hiệu quả tài nguyên khí đốt.” [136, tr. 21-24].

Chủ trương đó vừa thể hiện sự kế thừa và quán triệt nghiêm túc tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng về việc thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế trọng điểm, vừa phù hợp với yêu cầu hỗ trợ ngành nông nghiệp tỉnh phát triển, vừa xuất phát từ thực trạng lao động và việc làm của tỉnh. Về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã thẳng thắn thừa nhận:

“Nguồn lao động trong tỉnh hàng năm vẫn tăng nhanh, mật độ dân số đơng, đó vừa là tiềm năng, vừa là những khó khăn lớn đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội… Trong tỉnh hàng năm vẫn còn hàng chục vạn người thiếu việc làm. Do cơ cấu kinh tế chưa có những biến đổi hợp lý nên cơ cấu lao động vẫn tập trung chủ yếu trong nông nghiệp với năng suất hiệu quả lao động toàn xã hội cịn rất thấp” [136, tr.7].

Để góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, Đảng bộ tỉnh đã chỉ ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về phát triển các ngành công nghiệp mà tỉnh có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động:

“Trước mắt cần tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm như: cơ sở chế biến sợi đay để lấy sợi gia công dệt bao tải xuất khẩu, cơ sở ép dầu lạc, dầu cám, tích cực xây dựng cơ sở giết mổ lợn đông lạnh xuất khẩu ... mở rộng cơ sở sản xuất thức ăn gia súc”, “tranh thủ thế mạnh từ nguồn khí đốt”, “quy

hoạch lại hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng”, “tổ chức lại ngành cơ khí, nhất là các cơ sở tổ chức sản xuất sửa chữa công cụ thiết bị phục vụ nông nghiệp, phục vụ giao thông vận tải và phục vụ nghề cá” “Q trình phát triển cơng nghiệp phải chú ý các thành phần kinh tế và các hình thức kinh tế, hồn thiện hệ thống cơng nghiệp quốc doanh”... [136, tr. 25].

Chủ trương này của Đảng bộ góp phần mở ra hướng phát triển mới cho các ngành công nghiệp, làm cho ĐNCN tỉnh có điều kiện phát triển. Ở thời kỳ 1986- 2000, ngành công nghiệp chế biến được coi là ngành mũi nhọn của tỉnh, vừa góp phần thu hút và giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh, vừa từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở đường cho ĐNCN tỉnh phát triển, góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu ĐNCN.

Ở thời kỳ này, vấn đề xây dựng ĐNCN chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm, tuy nhiên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII cũng đã bước đầu đánh giá ưu điểm, hạn chế của ĐNCN tỉnh là: “Trước khó khăn về sản xuất và đời sống, số đông vẫn tỏ rõ bản chất cách mạng, vươn lên đẩy mạnh sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”, “Có một bộ phận làm việc chưa tơn trọng kỷ luật lao động và quy trình kỹ thuật, làm dối, làm ẩu, thiếu ý thức và tinh thần trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa”, “công tác đào tạo công nhân và cán bộ quản lý chưa được chú trọng…” [136, tr. 9-12]. Những mặt hạn chế của ĐNCN được nhận định trên các mặt chủ yếu như: ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, trình độ nghề nghiệp… Tất cả trở thành rào cản trên con đường đi lên thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh, bởi lẽ, sự nghiệp CNH, HĐH địi hỏi phải có một lực lượng lao động có ý thức chấp hành kỷ luật lao động cao, có tác phong cơng nghiệp và trình độ kỹ thuật nghề nghiệp cao. Đảng bộ tỉnh cũng chỉ rõ nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn tỉnh trong việc vận động công nhân là:

“Phải hướng vào xây dựng GCCN tỉnh ta có giác ngộ cách mạng cao, có tác phong làm việc cơng nghiệp. Cơng đồn phải tập trung vào việc phát huy quyền làm chủ tập thể của GCCN, thực hiện các mục tiêu kinh tế kỹ thuật, lao động sáng tạo, hoàn thành kế hoạch nhà nước với năng suất chất lượng và hiệu quả cao, tham gia đắc lực vào việc cải tiến cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp, cùng cơ quan quản lý nhà nước chăm lo giải quyết các điều kiện sản xuất đảm bảo đời sống của công nhân viên chức” [136, tr. 33].

Việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của ĐNCN tỉnh là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh xác định phương hướng phát triển ĐNCN tỉnh đến năm 2000 và những năm tiếp theo. Quan điểm này của Đảng bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng ĐNCN của tỉnh phát triển.

Để xây dựng ĐNCN tỉnh trong thời kỳ mới, ngày 9/6/1987, Tỉnh ủy Thái Bình ra Thơng báo số 19 TB/TU về “Một số ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác

vận động công nhân và hoạt động cơng đồn trong tình hình mới”. Trong đó, BTV

Tỉnh ủy đã đánh giá về tình hình cơng nhân trong những năm đầu đổi mới như sau:

Về số lượng: “đội ngũ công nhân viên chức tỉnh Thái Bình khơng ngừng

trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 1987, tồn tỉnh có trên 6 vạn cơng nhân viên chức, trong đó có 52% thuộc khu vực sản xuất vật chất” [137].

Về trình độ chun mơn tay nghề: “Đại bộ phận công nhân viên chức được đào

tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chính trị, chun mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ, do đó đã từng bước đổi mới cơ cấu đội ngũ theo chiều hướng ngày càng tiến bộ” [137].

Về ý thức tổ chức kỷ luật: “Do đặc điểm của một tỉnh có truyền thống cách

mạng, lại được Đảng và tổ chức Cơng đồn giáo dục, giác ngộ, ĐNCN Thái Bình rất cần cù lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động cao, cả trong sản xuất cũng như trong xây dựng và trong bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn giữ vững bản chất GCCN” [137].

Tuy nhiên, do đặc điểm của ĐNCN tỉnh “chủ yếu xuất thân từ tầng lớp nông dân nên khi bước vào làm việc trong các nhà máy xí nghiệp có tính chất cơng nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế, nhược điểm như: trình độ nhận thức và vận dụng các quan điểm, đường lối của Đảng về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế còn yếu, nhất là việc tiếp thu, tiếp cận những vấn đề mới, trao đổi và học hỏi sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm cịn ít hoặc triển khai chậm; tính năng động nhạy bén trong chỉ đạo chưa mạnh; đời sống của số đông cơng nhân viên chức cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là những người trực tiếp sản xuất nên năng suất lao động và ý thức sản xuất chưa cao. Một bộ phận không nhỏ công nhân viên chức tư tưởng làm chủ và ý thức tự phát còn thấp; vai trị của tổ chức cơng đồn chưa chuyển biến kịp với tình hình mới của cách mạng, kể cả về phương thức, phong cách hoạt động chưa phù hợp…” [137].

BTV Tỉnh ủy cũng chỉ rõ một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thật sự quan tâm đến cơng tác chăm lo xây dựng và phát huy vai trị của ĐNCN: “các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo điều kiện cho cơng đồn hoạt động, nhất là việc thể chế hóa các

cơ chế, chính sách để động viên khuyến khích và phát huy tính tích cực của đội ngũ cơng nhân; các cấp ủy đảng chưa khai thác được tiềm năng, chất xám của đội ngũ cơng nhân bằng các hệ thống chính sách địn bẩy kinh tế làm cho đội ngũ công nhân phấn khởi phát huy đầy đủ tài năng, trí tuệ và quyền làm chủ của mình” [137].

Xuất phát từ tình hình ĐNCN và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 1990, BTV Tỉnh ủy đưa ra phương hướng, nhiệm vụ công tác vận động cơng nhân và hoạt động cơng đồn, trong đó, nhấn mạnh phải làm cho “cơng nhân, lao động tỉnh hiểu rõ được những mặt mạnh, yếu của mình” [137]. Bởi ĐNCN muốn lớn mạnh thì bản thân người cơng nhân phải nhận thức rõ về họ, hiểu đúng ưu điểm, hạn chế để nỗ lực vươn lên. Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng chỉ rõ nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn tỉnh: “Tập trung tiến hành khảo sát, nắm vững cơ cấu, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân, lao động, trên cơ sở đó đề xuất với tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp”, “phải làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, phải sử dụng mạnh mẽ hệ thống đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động” [137]. Đây chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, người sử dụng lao động và bản thân người lao động.

Bước vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tỉnh Thái Bình đã xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi… làm cơ sở ban đầu cho quá trình phát triển tiếp theo; đồng thời, tỉnh đã sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bước đầu đầu tư cho các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như: khu cơng nghiệp sử dụng khí mỏ, cơng nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc… Bước đầu hình thành cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng, thu hút nhiều thành phần tham gia, nhất là kinh tế tư nhân, cá thể phát triển nhanh, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 10 vạn lao động; tốc độ phát triển cơng nghiệp có xu hướng tăng khá: tốc độ tăng bình quân ba năm 1991-1993 là 7,6%; đặc biệt, 6 tháng đầu năm 1994 tăng 54,6% so với 6 tháng đầu năm 1993 [72, tr.234-235-236]. Sự phát triển này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và đào tạo được ĐNCN có kiến thức và kinh nghiệm nhất định, đang từng bước thích ứng với cơ chế thị trường; thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia; hoạt động công nghiệp đang ngày càng năng động, đa dạng, từng bước có hiệu quả… Kết quả đó đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho các ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, thực trạng công nghiệp của tỉnh cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết: quy mô

sản xuất nhỏ và phân tán; giá trị sản lượng công nghiệp mới chỉ chiếm gần 20% giá trị sản lượng cơng - nơng nghiệp; chưa hình thành rõ rệt khu cơng nghiệp tập trung, chưa có những doanh nghiệp thu hút nhiều cơng nhân làm việc…[31, tr.5]. Tình trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có ngun nhân từ phía ĐNCN kỹ thuật của tỉnh hầu hết được đào tạo trong cơ chế cũ, do đó trình độ kiến thức, tay nghề chưa theo kịp yêu cầu của cơ chế thị trường.

Xuất phát từ thực trạng đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (31/8/1991) đã đề ra phương hướng sản xuất công nghiệp của tỉnh trong nhiệm kỳ 1991-1995 là: “ Triệt để khai thác các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đi đơi với đầu tư có chiều sâu, để nâng cao sản lượng và chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngồi tỉnh, thay thế một phần hàng hóa phải nhập khẩu và có nhiều sản phẩm xuất khẩu” [31, tr.18]. Sản xuất công nghiệp tỉnh những năm đầu thập kỷ 90 gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ và sự điều chỉnh, sắp xếp lại sản xuất để thích ứng với cơ chế thị trường làm cho đại bộ phận cơ sở sản xuất, kinh doanh thua lỗ, tuy nhiên, một số xí nghiệp đã tìm được hướng đi trong cơ chế mới và vươn lên đứng vững như: xí nghiệp Liên hiệp Dược, ngành vật tư nơng nghiệp, xí nghiệp bia rượu Ong, xí nghiệp Liên hiệp dâu tơ tằm, xí nghiệp Thuộc da, ngành điện... tạo điều kiện giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều công nhân, lao động [30, tr. 257-258]

Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa VII của Đảng về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH và xây dựng GCCN trong giai đoạn mới, ngày 27/8/1994, Tỉnh ủy Thái Bình (khóa XIV) ra Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghệ đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH, trong đó, chỉ rõ mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghệ của tỉnh đến năm 2000 là:

“Xây dựng một số khu công nghiệp tập trung, kết hợp các loại hình cơng nghệ và quy mơ hợp lý, đồng thời, mở rộng phát triển tiểu thủ cơng nghiệp trong tồn tỉnh. Từng bước tham gia vào các tập đoàn sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề hoặc nhóm sản phẩm của Trung ương; tiến tới hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương đủ sức hợp tác, cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp bình qn hàng năm là 20%, đến năm 2000 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 30% trong cơ cấu GDP của tỉnh” [143, tr.5].

Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu phương hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh và xu hướng phát triển vùng và cả nước, trong những năm tới cần hướng vào một số ngành và lĩnh vực chủ yếu:

Công nghiệp chế biến nông sản, hải sản;

Công nghiệp dệt, da may mặc và gia công hàng xuất khẩu; Kinh tế biển;

Cơng nghiệp sử dụng khí mỏ;

Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

Cơng nghiệp cơ khí sửa chữa, lắp ráp và chế tạo;

Nghị quyết 09- NQ/TU đã chỉ rõ phương hướng phát triển các ngành công

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)