Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
4.2.4. Coi phát triển công nghiệp là nhiệm vụ chiến lược
Phát triển công nghiệp và xây dựng GCCN là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng hướng vào một mục đích góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng quan trọng để Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc phát triển công nghiệp sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của cơng nhân, trong đó, phát triển các ngành cơng nghiệp chế biến sẽ thu hút đông công nhân, tạo điều kiện tăng số lượng công nhân và tập trung phát triển các ngành công nghiệp dựa trên kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cơng
nhân, nhất là về trình độ nghề nghiệp, tác phong lao động, ý thức tơn trọng quy trình, quy phạm, kỷ luật tự giác trong sản xuất.
Công nghiệp là tổng hợp các giải pháp cũng như công cụ để chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của con người thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính cơng nghiệp là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, làm nên sự thay đổi xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa công nghiệp và phát triển GCCN. Công nghiệp càng được mở rộng thì số lượng cơng nhân và lao động dịch vụ công nghiệp ngày càng tăng. Trong xã hội hiện đại, vai trị của cơng nghệ ngày càng tăng lên. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ nano, tự động hố đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước. Khơng ai cịn có thể hồi nghi về vai trị của cơng nghệ trong phát triển kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào hay địa phương nào khi xây dựng chính sách trong chiến lược phát triển cơng nghiệp hóa cũng phải chú ý tới vai trị đặc biệt của công nghệ và mối quan hệ mật thiết của chúng với nguồn lực lao động và giải quyết vấn đề việc làm. Biểu hiện của cơng nghiệp hóa là phát triển mạnh công nghiệp, tăng số lượng lao động công nghiệp, nâng cao trình độ, chất lượng cơng nhân.
Nhận rõ mối quan hệ này, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức được sự cần thiết phải tập trung phát triển các ngành công nghiệp, coi đây là tiền đề cho sự lớn mạnh của ĐNCN, cả hai nhiệm vụ này đều nhằm hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đối với địa phương mà nông nghiệp vẫn cịn chiếm chủ đạo như Thái Bình, một mặt cần phát triển cơng nghiệp truyền thống kết hợp với công nghiệp hiện đại, nhằm thu hút lực lượng lao động tại chỗ, phù hợp với trình độ của lực lượng lao động địa phương, mặt khác cần nhanh chóng nâng cao trình độ ĐNCN đáp ứng với sự phát triển chung.
Trong những năm 1986 - 2013, nhất là từ năm 1996, quán triệt đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nên đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng nhằm huy động mọi nguồn lực, thu hút vốn đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và
hình thành các khu, cụm cơng nghiệp tập trung. Từ năm 2000 đến năm 2013, ngành cơng nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong đó, đáng kể là sự phát triển nhanh của các cơ sở công nghiệp, các khu, cụm cơng nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đóng góp thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Rõ ràng, với chủ trương tập trung phát triển các ngành công nghiệp đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ĐNCN, góp phần xây dựng ĐNCN tỉnh ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, một số kết quả phát triển công nghiệp chưa bền vững, tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng của tỉnh mới chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động của tỉnh (khoảng 26,8%), nói chung ĐNCN của tỉnh còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.
So với trước đổi mới, cơng nghiệp Thái Bình đã có bước phát triển khá, nhưng Thái Bình chưa phải là tỉnh “cơng nghiệp”, tỷ trọng nơng nghiệp cịn chiếm đa số trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh, tỷ lệ công nhân cũng cịn ít trong lực lượng lao động của tỉnh. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần cần phát triển công nghiệp mạnh hơn, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, thủy hải sản, cơng nghiệp dầu khí, xây dựng, dịch vụ cơng nghiệp. Nếu các ngành công nghiệp này phát triển mạnh, sẽ góp phần tăng lực lượng lao động cơng nghiệp, một bộ phận nơng đân Thái Bình sẽ trở thành cơng nhân, số thanh niên nông thôn, số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường dạy nghề… sẽ bổ sung vào ĐNCN của tỉnh.
Công nghiệp với đặc trưng lao động bằng máy móc truyền thống, kết hợp với kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại địi hỏi cơng nhân cần nâng cao trình độ nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, lối tư duy nhanh nhạy và khả năng thích ứng cao đối với điều kiện lao động, sản xuất. Chính điều này sẽ làm cho ĐNCN, nhất là công nhân trẻ được nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, lực lượng lao động bổ sung cho công nghiệp là học sinh mới ra trường, thanh niên nông thôn, thậm chí nơng dân lúc nơng nhàn cũng trở thành công nhân “thời vụ”… đặt ra vấn đề đào tạo, tuyên truyền giáo dục của các trường, các doanh nghiệp, các tổ chức đảng, đoàn thể ở địa phương, doanh nghiệp.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, trong đó có phát triển cơng nghiệp và dịch vụ công nghiệp, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện có hiệu quả chiến lược đó.
Điều này cần có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, đặc biệt là về phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho tỉnh trong những năm tới. Đi đôi với chỉ đạo phát triển cơng nghiệp, Đảng bộ Tỉnh Thái Bình cần chỉ đạo cơng tác tạo nguồn, xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực cơng nghiệp có tay nghề cao.
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp và xây dựng ĐNCN cho thấy, muốn xây dựng ĐNCN tỉnh ngày càng lớn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng là Đảng bộ tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc tập trung mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảng bộ tỉnh cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp về cơng tác phát triển cơng nghiệp nhằm tạo ra sự đồng thuận về tư tưởng, nhận thức và hành động đối với phát triển công nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; Đảng bộ tỉnh cũng cần xác định rõ định hướng phát triển công nghiệp tỉnh cho phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội; đồng thời, Đảng bộ tỉnh cần tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết tốt những tồn tại, vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính… để góp phần thúc đẩy sự phát triển cơng nghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của ĐNCN. Tuy nhiên, cần khắc phục lối tư duy đã lỗi thời, như quan niệm lấy nhân cơng giá rẻ để thu hút đầu tư, vì điều này chỉ đúng với thời gian đầu của q trình cơng nghiệp hóa, khi cần vốn đầu tư. Do việc trả lương không tương xứng với sức lao động, tiền lương tối thiểu của công nhân chỉ đáp ứng hai phần ba mức sống tối thiểu, nên đã làm cho cơng nhân rất khổ cực, khó khăn về đời sống. Vì vậy, cần tập trung đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp, nhất là cơng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao để thúc đẩy sự phát triển của ĐNCN trí thức của tỉnh, có chính sách đào tạo nguồn lực lao động cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Như vậy, để góp phần xây dựng ĐNCN tỉnh lớn mạnh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Thái Bình thành tỉnh cơng nghiệp, Đảng bộ tỉnh cần tập trung sức cho phát triển cơng nghiệp, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và thường xuyên của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh trong việc phát triển công nghiệp; Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể mạng lưới phát triển các khu công nghiệp của tỉnh và quy hoạch chi tiết từng
khu công nghiệp để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và kêu gọi thu hút đầu tư; Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp; Tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác quản lý quy hoạch xây dựng, công tác quản lý môi trường... Tập trung phát triển mạnh công nghiệp đối với tỉnh Thái Bình khơng chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn hiện tại mà còn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, được coi là giải pháp hữu hiệu nhất làm cho ĐNCN của tỉnh phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Do vậy, tập trung phát triển công nghiệp được coi là nhân tố quan trọng quyết định sự lớn mạnh của ĐNCN Thái Bình.