7. Kết cấu của luận án
3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ công nhân
3.2.2. Chỉ đạo không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cơng nhân trong tình hình mớ
Đi đôi với việc tăng cường chỉ đạo xây dựng ĐNCN lớn mạnh về số lượng, đa dạng về cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh cũng rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng mọi mặt cho ĐNCN.
Trước hết, chỉ đạo làm tốt cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, ý
thức pháp luật lao động, ý thức làm chủ cho cơng nhân đáp ứng u cầu trong tình hình mới
Trong những năm 2001 - 2013, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐNCN luôn được Đảng bộ, các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Trong đó, tổ chức cơng đồn được coi là tổ chức trực tiếp đảm nhiệm vai trò xây dựng nội dung giáo dục, tổ chức triển khai và tổng kết quá trình thực hiện.
Thực tế, Cơng đồn các cấp đã bám sát các sự kiện lịch sử, truyền thống trọng đại của đất nước, của địa phương, của ngành, từ đó, chủ động phối hợp với các ngành, đồn thể có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, chỉ đạo mạng lưới báo cáo viên, tổ chức cho công nhân học tập các Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, các cấp Cơng đồn đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị với những chủ đề khác nhau như: tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, về Lịch sử Đảng bộ Thái Bình; tìm hiểu đường lối đổi mới của Đảng; tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiều biện pháp, phương thức phù hợp
với từng đối tượng công nhân như: chiếu phim về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức giao lưu “Làm theo lời Bác” nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (19/5), trong đó, có chương trình tọa đàm về việc thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát báo và tạp chí đến tận CĐCS, phối hợp với Đài phát thanh truyền hình và Báo Thái Bình xây dựng chuyên mục “Lao động và Cơng đồn” phát và đưa tin định kỳ 2 lần/ tháng; tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Cơng đồn Việt Nam 80 năm - một
chặng đường lịch sử”, “80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”; phát động cuộc
thi viết “Công nhân và người lao động thời kỳ CNH, HĐH” giai đoạn 2008-2010; tuyên truyền về cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - một trong những cán bộ xuất sắc của Đảng. Năm 2003, BTV LĐLĐ tỉnh tổ chức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Lịch sử phong trào công nhân,
viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn tỉnh Thái Bình từ năm 1945 đến năm 2003” nhằm tuyên truyền một cách sâu rộng trong toàn bộ CNVCLĐ tỉnh về truyền
UBND, LĐLĐ đã hoàn thành xây dựng tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vào 28/1/2003. Đây là là một cơng trình có ý nghĩa về chính trị, lịch sử và văn hóa mang tính giáo dục cao về truyền thống cách mạng đối với ĐNCN tỉnh. Đặc biệt, Nghị quyết 20 của BCHTW “Về tiếp tục xây dựng GCCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước” được các cấp cơng đồn tỉnh tổ chức qn triệt nghiêm túc. Sau khi Tỉnh
ủy ban hành Chương trình 31-CTr/TU “Về xây dựng phát triển đội ngũ công nhân lao
động giai đoạn 2010-2015”, ngày 10/6/2010, LĐLĐ tỉnh đã cụ thể hóa tinh thần chỉ
đạo của Đảng, Đảng bộ bằng Đề án số 531/ĐA-LĐLĐ về tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐNCN theo Chương trình 31 của BTV Tỉnh ủy. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của ĐNCN về chủ trương của Đảng, nhiệm vụ, giải pháp của Tổng Liên đoàn về xây dựng GCCN. Việc phát động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, về đồng chí Nguyễn Đức Cảnh… đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống trong ĐNCN tỉnh.
Bên cạnh đó, Đảng bộ và LĐLĐ tỉnh rất quan tâm đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho ĐNCN, trang bị những kiến thức về Hiến pháp và pháp luật lao động, đặc biệt là Luật lao động, Luật cơng đồn, Luật đầu tư, các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động như chính sách việc làm, tiền lương, BHXH… cho ĐNCN. Ngày 21/11/2002,BTV Tỉnh ủy ra Chỉ thị 13-CT/TU“về tăng cường công tác
phổ biến giáo dục pháp luật” đến các cấp, các ngành nhằm nâng cao trình độ hiểu
biết pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
Để thực thi Bộ Luật Lao động (BLLĐ), Tỉnh ủy đã chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức triển khai hướng dẫn các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thực hiện kịp thời. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng hướng dẫn việc thi hành Bộ luật, cụ thể: ngày 8/2/1995 ban hành Chỉ thị số 16/CT-UB về việc triển khai thi hành Bộ luật Lao động trong phạm vi toàn tỉnh; ngày 11/11/2003, ban hành Chỉ thị số 17/2003/CT-UB về việc tăng cường thực hiện Bộ luật Lao động và triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002; ngày 7/4/2006, ban hành Chỉ thị số 05/2006/CT- UBND về thực hiện pháp luật lao động theo Chỉ thị 06/2006/CT-TTg ngày 6/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp; ngày 26/11/2007, ban hành Chỉ thị số 15/2007/CT- UBND về việc tăng cường thực hiện Bộ luật Lao động và triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 và các luật Luật BHXH,
đánh giá kết quả 13 năm thực hiện BLLĐ trong các doanh nghiệp (1995-2008), trong đó, Tỉnh ủy đã chỉ rõ chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp ủy, chính quyền và các đồn thể trong cơng tác triển khai thực hiện BLLĐ.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật lao động cho ĐNCN, ngày 21/9/2009, UBND tỉnh đã có Cơng văn số 1427/UBND-VX chỉ đạo Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện BLLĐ. Trên cơ sở đó, Sở LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với LĐLĐ tỉnh, BHXH tỉnh và các ngành liên quan xây dựng Kế hoạch số 39/KH-SLĐTBXH ngày 14/10/2011 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động; Kế hoạch số 06/KH-SLĐTBXH ngày 28/2/2012 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Các cấp cơng đồn trong tỉnh đã cộng tác chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị và thường xuyên tuyên truyền giáo dục, vận động ĐNCN cùng chủ doanh nghiệp thực hiện BLLĐ, đồng thời thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Ngành BHXH tỉnh với chức năng, nhiệm vụ của mình đã phối hợp tuyên truyền và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, lập sổ theo dõi q trình tham gia BHXH, quản lý BHXH, đảm bảo quyền lợi của người lao động, người nghỉ hưu, góp phần tích cực trong việc thi hành BLLĐ trên địa bàn.
Để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, , Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Sở LĐTB&XH tỉnh, Sở Tư pháp… nhanh chóng quán triệt tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TW góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, thân thiện trong các doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ĐNCN vừa thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống công nhân. Ngày 10/10/2008, LĐLĐ tỉnh đã thông qua bản Báo cáo số 405/BC-LĐLĐ về “Kết
quả thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”. Cụ thể hóa sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp công
đồn tăng cường cơng tác khảo sát, lấy ý kiến của cơng nhân nhằm nắm tình hình tư tưởng đời sống, việc làm của ĐNCN, phát hiện kịp thời, tham gia giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong sản xuất và đời sống của người lao động và người sử dụng lao động tạo mối quan hệ thân thiện hài hòa trong doanh nghiệp.
Vấn đề xây dựng ý thức làm chủ tập thể cho công nhân cũng được các cấp cơng đồn quan tâm và triển khai có hiệu quả. Quán triệt Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết của BTV Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và kiểm tra thực hiện Nghị định 07/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tổ chức và hoạt động của đại hội CNVCLĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước… LĐLĐ tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn các cấp cơng đồn tiến hành tập huấn những nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở đó, cơng nhân trong các doanh nghiệp được biết và tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, được phát huy quyền dân chủ của mình. Trong nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa, quyền làm chủ của cơng nhân được nâng lên, công nhân đã trở thành những cổ đông, trở thành người làm chủ tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp, do vậy công nhân quan tâm hơn tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình thực hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp trong những năm qua cũng được thực hiện nghiêm túc, công nhân được biết và được tham gia vào hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp (phụ lục - bảng 11).
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, tổ chức công đồn đã làm tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị, pháp luật bằng các hình thức, biện pháp phù hợp với từng đối tượng. Qua đó góp phần xây dựng, củng cố niềm tin, ổn định tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức trách nhiệm, hiểu biết về pháp luật lao động, ý thức làm chủ tập thể trong ĐNCN, từ đó, động viên họ hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, vững tin theo con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục trong cơng nhân tại các khu cơng nghiệp vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, do chưa thành lập được CĐCS, phía chủ doanh nghiệp chưa tạo điều kiện để công nhân được học tập nâng cao trình độ; những nơi có tổ chức cơng đồn nhưng hoạt động tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, các biện pháp tun truyền cịn đơn điệu, hiệu quả tun truyền chưa cao. Do vậy, tình trạng cơng nhân chưa hiểu đúng, đủ về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình khá phổ biến, khi bị chủ doanh nghiệp chèn ép lại có tư tưởng cam chịu. Đó là những khó khăn, trở ngại lớn trong việc lãnh đạo nâng cao chất lượng công nhân tại nhiều doanh nghiệp.
Để xây dựng ĐNCN tỉnh lớn mạnh, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tập trung các nguồn lực cho đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt của cơng nhân. Đảng bộ tỉnh đã nhận thức rõ thực trạng của ĐNCN của tỉnh còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác giáo dục - đào tạo nói chung, cơng tác dạy nghề cho ĐNCN nói riêng trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo của công nhân, ngày 25/2/2002, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU “Về phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo giai đoạn 2001-
2010”. Trong đó, có đề cập đến nhiệm vụ:
“Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề thích hợp với từng loại hình và phương thức đào tạo; Thành lập trường đào tạo nghề chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cung cấp lao động kỹ thuật công nghệ cao cho tỉnh… quy hoạch lại và nâng cao năng lực đào tạo nghề của các trường thuộc các ngành, tăng cường dạy nghề, truyền nghề của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và ở các địa phương trong tỉnh” [148, tr.6-7].
Ngày 21/10/2004, BTV Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 13-NQ/TU “Về phát triển
đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2004 - 2010”. Đây là lần đầu tiên Tỉnh ủy Thái Bình ra
một Nghị quyết riêng về vấn đề phát triển đào tạo nghề, điều đó cho thấy Tỉnh ủy đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Nghị quyết 13 đã chỉ rõ:
“Một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là lao động. Song, muốn phát huy được thế mạnh này phải tập trung đào tạo, nhất là dạy nghề để nâng cao trình độ và khả năng hành nghề của người lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Đa dạng hố hình thức đào tạo nghề; tạo cơ hội cho mọi người lao động được học nghề; khuyến khích, huy động các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế, cá nhân có khả năng dạy nghề, truyền nghề tham gia đào tạo nghề cho người lao động [151, tr.2].
Nghị quyết số 13-NQ/TU có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động phát triển đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2004 - 2010 ở tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp.
cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quy hoạch mạng lưới dạy nghề cịn có những bất cập, trong đó, đáng chú ý là thiếu sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo theo địa chỉ và giải quyết việc làm sau đào tạo. Đó cũng là ngun nhân cơ bản làm cho trình độ chuyên môn nghề nghiệp của ĐNCN tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Vì vậy, ngày 25/6/2012, BTV Tỉnh ủy ra Kết luận số 03-KL/TU về kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU về phát triển đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2004 - 2010, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2012 - 2020. Trong đó, chỉ rõ phương hướng, mục tiêu tổng quát về phát triển đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2012 - 2020 là: Quy hoạch, củng cố, hoàn thiện mạng lưới cơ sở dạy nghề. Tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa hình thức, loại hình đào tạo nhằm vừa phổ cập nghề cho người lao động, vừa đào tạo nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh, đất nước; Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 55% trở lên, trong đó qua đào tạo nghề đạt từ 41,5% trở lên; đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70% trở lên, trong đó qua đào tạo nghề đạt từ 56,5% trở lên [163, tr. 2].
Để đạt được phương hướng, mục tiêu đó, Tỉnh ủy chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề + Hoàn thiện mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
+ Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động + Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; tằng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề