Các nghiên cứu về nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoạt động khám chữa bệnh của người dân đắk lắk hiện nay (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe và hoạt động khám chữa

1.1.3 Các nghiên cứu về nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh

người dân

Nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh của người dân đã được các nghiên cứu xã hội học y tế chú ý trong các nghiên cứu của Cockerham WC (1975), Sarah Nettleton (1995), Blendon RJ, Brodie M, Benson J (1995), Mai Kim Thanh (2003), Trịnh Hòa Bình (2008), Hồng Bá Thịnh (2010), Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thiềng (2010)...

Trong ấn phẩm “Xã hội học y tế”, Cockerham (1975) đã trình bày các

nghiên cứu so sánh về hoạt động khám chữa bệnh, ơng đưa ra ví dụ, hệ thống y tế ở Đức nhấn mạnh ―bản hợp đồng xã hội‖ giữa người dân và chính phủ. Do đó, ở Đức, chăm sóc sức khỏe là quyền của người dân và họ có thể sử dụng quyền này khi có nhu cầu [Cockerham WC, 1975].

Năm 1995, nhà xã hội học người Anh Sarah Nettleton viết cuốn ―Xã hội học sức khỏe và bệnh tật‖ với nội dung phân tích các cuộc tranh luận trong xã hội học sức khoẻ và bệnh tật. Với các phương pháp nghiên cứu liên ngành sinh học, y học và xã hội học, cuốn sách tích hợp các nguyên lý cốt lõi của xã hội học y học cổ truyền với một số hiểu biết mới mẻ từ các tài liệu hiện hành. Phạm vi cuốn sách tương đối rộng, nó đề cập đến từ di truyền học, thực phẩm và ăn uống, nghiên cứu tế bào gốc, phôi… Những chủ đề được đưa ra đa dạng và các phương pháp phân tích cũng phong phú. mơ hình mới về hoạt động khám chữa bệnh, trong đó cá nhân khơng cịn thụ động điều trị khi ốm đau, mà phải là người tham gia tích cực trong việc duy trì sức khỏe của chính họ [Sarah Nettleton, 1995].

Nghiên cứu “Quan điểm công chúng về hoạt động khám chữa bệnh” của

Blendon và cộng sự (1995) cho thấy trong hơn hai thập kỷ, người Mỹ luôn không hài lòng với các hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi được hỏi về năm hệ thống chủ yếu ở Mỹ, mọi người đánh giá hệ thống chăm sóc sức khỏe kém nhất, sau hệ thống thuế, an sinh xã hội, và các hệ thống pháp luật và giáo dục [Blendon RJ, 1995, tr.7-23].

Trong nghiên cứu “Sức khỏe và lối sống: Nghiên cứu trường hợp tại Alameda”, Berkman (1983) đã đề cập tới mạng lưới xã hội của người bệnh được sử

dụng khi thực hiện hành động khám chữa bệnh. Cần phải tăng cường hỗ trợ xã hội như mối quan hệ của bệnh nhân và gia đình, cộng đồng và sử dụng mối quan hệ này

trong việc can thiệp vào quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra người bệnh bị cơ lập sẽ có mức độ rủi ro cao hơn [Berkman, 1983].

Nghiên cứu “Quan điểm của người Mỹ về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và

người già” của Berk và cộng sự (2004) chỉ ra người Mỹ cảm thấy rằng nhu cầu của

cả hai nhóm đều khơng được thỏa mãn và cần có sự hỗ trợ rộng rãi hơn của chính phủ trong việc bảo đảm chăm sóc sức khỏe đầy đủ của các nhóm cụ thể. Khoảng 59% người trưởng thành không tin rằng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ em đã được giải quyết, và 67% không tin rằng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đã được đáp ứng [Berk ML, 2004, pp.336-454].

Theo Belcher và Chassin (2001), trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe: Ai sẽ dẫn đường?”, khi tìm hiểu sự chọn lựa của một số bệnh

nhân về các dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với nhu cầu của mình, theo nhận thức của họ, đây là những dịch vụ đáp ứng mong muốn nhưng thực tế các dịch vụ được cung cấp lại không phù hợp với họ. Trong số đó, trung bình một nửa số bệnh nhân khơng được tư vấn phịng bệnh trước đó, 30% khơng được chăm sóc khi có bệnh cấp tính, và 40% khơng được chăm sóc cho các bệnh mãn tính. Điều này chứng tỏ khi nhận thức của người dân về bệnh tật và chữa trị không đầy đủ thì hành động khám chữa bệnh của họ nhiều khi sẽ đem lại kết quả không đáp ứng được đúng nhu cầu [Belcher. EC, Chassin MR, 2001, tr.164–179].

Ở Việt Nam, một số tác giả xã hội học lựa chọn hướng nghiên cứu nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh của người dân. Ví dụ như nghiên cứu ―Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Kim Thanh (2003) phân tích thực trạng nhận thức và hành động của cha mẹ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ em, nguyên nhân dẫn tới hành động của họ và xu hướng chăm sóc trẻ em trong thời gian tới, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm phát huy vai trị của gia đình trong lĩnh vực này [Mai Kim Thanh, 2003].

Gần đây, nghiên cứu “Cơng bằng sức khỏe ở Việt Nam, Góc nhìn xã hội dân

sự” của Nhóm hành động về cơng bằng sức khỏe PAHE (2011) đề cập tới khía cạnh

cơng bằng sức khỏe từ góc nhìn của bệnh nhân. Trong nội dung này, nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu những lựa chọn của bệnh nhân để được khám chữa bệnh kịp thời và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân có ba lựa chọn khi thực hiện hoạt động khám chữa bệnh không được như ý, phù hợp và kịp thời: thay đổi địa điểm

khám chữa bệnh, hối lộ nhân viên y tế, nhờ cậy quan hệ xã hội để được đáp ứng nhu cầu [PAHE, 2011].

Trong cuốn “Xã hội học sức khỏe”, khi nghiên cứu về hành vi chăm sóc sức khỏe, tác giả Hoàng Bá Thịnh (2010) đã chỉ ra hai cấp độ hành vi tìm kiếm sức khỏe, cấp độ cá nhân thể hiện ở hành vi tìm kiếm sức khỏe của cá nhân liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi người. Cấp độ công đồng/xã hội thể hiện ở ý thức, tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng đối với việc bảo vệ, giữ gìn mơi trường sống [Hồng Bá Thịnh, 2010, tr.45].

Một ví dụ khác, nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội” của

Lưu Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thiềng (2010) đã chỉ ra mặc dù đánh giá chủ quan của nhóm di cư về sức khỏe của bản thân tương đối tốt song thực tế không hẳn vậy, các nhóm này bị hạn chế trong khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của họ cũng thiếu hụt nên nhu cầu và hành vi chăm sóc sức khỏe cần có những tác động từ phía nhà nước để điều chỉnh [Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thiềng, 2010, tr. 22-35].

Khi nghiên cứu nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh của người dân, có thể thấy, xã hội càng văn minh, tiến bộ, điều kiện sống tốt hơn, nhu cầu và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoạt động khám chữa bệnh của người dân đắk lắk hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)