Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoạt động khám chữa bệnh của người dân đắk lắk hiện nay (Trang 88 - 94)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU

3.2 Nhận thức và nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe và khám chữa

3.2.2 Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh

Đoàn Văn Chúc (1997) đã chỉ ra: ―Nhu là cần thiết, cầu là đòi hỏi, mong muốn. Sự đòi hỏi, mong muốn ấy xuất hiện do con người cảm thấy cơ thể thiếu một cái gì đó để duy trì sự sinh tồn, và cảm giác ấy thôi thúc thực hiện những hành động để thỏa mãn sự thiếu thốn đang diễn ra. Nhu cầu có cơ sở sinh vật, nhưng nhu cầu cũng có tính xã hội. Nhu cầu chỉ trở thành hiện thực khi con người hành động. Dù mỗi cá nhân cảm nhận nhu cầu như một thứ gì đó thuộc về riêng mình, nhưng kỳ thực, đó là cái chung, cái phổ biến của mọi người, chỉ có thể được thỏa mãn bằng

những hoạt động tập thể của một xã hội‖ [Đoàn Văn Chúc, 1997, tr.178].

Nhu cầu của người dân về sức khỏe, bệnh tật và khám chữa bệnh là những mong muốn, kỳ vọng cụ thể của họ liên quan đến sự hài lòng về khu vực/cơ sở/địa điểm khám chữa bệnh, tương tác của họ với đại diện các khu vực khám chữa bệnh, mua và sử dụng thuốc, sử dụng BHYT…

Dựa vào nhận thức về sức khỏe, bệnh tật, cá nhân ln có những mong muốn cụ thể về sức khỏe, từ đó họ sẽ lựa chọn hành động để thỏa mãn mong muốn của mình. Từ nhận thức về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh, người dân sẽ có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe như thế nào, chúng ta có kết quả khảo sát ở bảng dưới đây:

Bảng 3.10: Đánh giá về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân

Cần CSSK Cần CSSK khi có bệnh Khơng cần CSSK Tổng Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần số Tần suất Nam 24 7,31 300 91,5 4 1,19 328 100,0 Nữ 23 7,47 282 91,4 3 1,13 308 100,0 Hệ số Phi = 0,305 Sig = 0,002 Ngƣời dân tộc Kinh 45 9,35 433 90,0 3 0,65 481 100,0 Ngƣời dân tộc khác 2 1,3 149 96,12 4 2,58 155 100,0 Hệ số Phi = 0,353 Sig = 0,003 N = 636

(Nguồn: Kết quả Khảo sát của đề tài TN3/X070, năm 2013: “Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên” – nhóm người dân)

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân có tính sinh học và tính xã hội, đồng thời có liên quan đến nhận thức của họ về sức khỏe, bệnh tật. Nhận thức về sức khỏe, bệnh tật sai lệch chi phối nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ. Trong bảng số liệu trên, số người được hỏi cho rằng cần chăm sóc sức khỏe khi có bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt ở nhóm người dân tộc (96,12%), thể hiện sự chênh lệch trong nhu cầu của nhóm dân tộc Kinh và dân tộc khác. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhóm nam và nữ khá tương đồng, 91,5% nam giới và 91,4% nữ giới

cho biết có bệnh mới cần chăm sóc sức khỏe. Xem xét mối liên hệ giữa giới, dân tộc với nhu cầu về sức khỏe của người dân, mức ý nghĩa Sig = 0,002 và Sig = 0,003 cho thấy mẫu có thể suy rộng ra cho cả tổng thể, tuy nhiên hệ số tương quan Phi lần lượt là 0,305 và 0,353 lại cho thấy mối liên hệ giữa giới và nhu cầu về sức khỏe cũng như yếu tố dân tộc và nhu cầu chăm sóc sức khỏe là yếu.

Mặc dù vấn đề bảng 3.10 đặt ra là đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, nhưng thực chất lại thể hiện nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe. Đa số người dân do nhận thức chưa rõ về vấn đề sức khỏe dẫn đến việc thể hiện nhu cầu về sức khỏe cũng chưa chính xác. Tỷ lệ người được hỏi cho rằng cần chăm sóc sức khỏe khi có bệnh chiếm đại đa số. Khi có bệnh, vấn đề cá nhân phải xử lý khơng cịn là chăm sóc sức khỏe mà là khám chữa bệnh. Khi sức khỏe bị tổn thương, việc khám chữa bệnh so với phịng ngừa, chăm sóc trước tổn thương sẽ khó hơn và tốn kém chi phí hơn. Có một số người được hỏi trả lời là khơng cần chăm sóc sức khỏe càng khẳng định việc người dân Đắk Lắk chưa có nhận thức đúng về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Một trong những chỉ báo quan trọng thể hiện nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Nội dung đánh giá sẽ cho biết liệu dịch vụ được cung cấp có đáp ứng nhu cầu của người dân hay khơng. Qua khảo sát, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.11: Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế địa phƣơng

Đánh giá Tần số (ngƣời) Tần suất (%)

Tốt 102 16,0

Bình thường 345 54,2

Kém 172 27,0

Không biết 17 2,7

Tổng 636 100

(Nguồn: Kết quả Khảo sát của đề tài TN3/X070, năm 2013: “Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên” – nhóm người dân)

Căn cứ số liệu bảng trên, có 16,0% số người được hỏi thể hiện mức độ hài lòng cao về chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế địa phương thông qua đánh giá ―Tốt‖, 54,2% số người được hỏi đánh giá ―Bình thường‖, nhưng số người được hỏi chưa hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ không nhỏ - 27,0%

cho rằng chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế địa phương ―Kém‖. Con số này cho thấy đối với một bộ phận dân cư, nhu cầu khám chữa bệnh chưa được đáp ứng đầy đủ.

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thường gắn với điều kiện của cá nhân và hoàn cảnh xã hội. Hoàn cảnh xã hội cụ thể chi phối nhận thức của cá nhân, đưa tới định hướng và giới hạn mức độ thỏa mãn nhu cầu. Nhận thức và nhu cầu về khám chữa bệnh dẫn tới những quyết định hành động khám chữa bệnh của chủ thể. Hoạt động khám chữa bệnh, do vậy, có thể coi như một quá trình bắt đầu từ nhận thức, nhu cầu đến các quyết định hành động/tìm kiếm sự hỗ trợ sức khỏe. Sau khi quá trình này kết thúc, chủ thể sẽ tích lũy kinh nghiệm, tri thức về sức khỏe, bệnh tật và khám chữa bệnh để bổ sung vào nhận thức, nhu cầu của bản thân cho các quyết định sau này.

Đa số người dân khi có bệnh sẽ có nhu cầu tìm kiếm trợ giúp tại tuyến cơ sở, do đó, để tìm hiểu nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh, tác giả luận án thực hiện phương pháp quan sát tại khu vực y tế chính thức và phi chính thức tuyến cơ sở với ba địa điểm: trạm y tế xã Đắk Phơi, nhà ông lang Đ.V.H, xã Ea Sô, huyện Ea Kar (đây là ông lang chữa bằng các bài thuốc dân tộc gia truyền của nhà nhưng khơng có bằng cấp và giấy cấp phép hoạt động) và hiệu thuốc NV (hiệu thuốc tầm trung, có mật độ khách vừa phải, vị trí thuận tiện) tại Bn Ma Thuột, Đắk Lắk. Trong đó trạm y tế đại diện cho khu vực chuyên môn, nhà ông lang đại diện cho khu vực dân gian và hiệu thuốc đại diện cho khu vực phổ thông.

Để đánh giá đúng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tác giả luận án đã tiến hành quan sát hành động khám chữa bệnh của người dân. Kết quả phân tích phần nào cho biết nhu cầu người dân thơng qua quan sát việc thực hiện hành động khám chữa bệnh tại các khu vực. Bắt nguồn từ nhu cầu, chủ thể thực hiện hành động khám chữa bệnh, ngược lại, hành động khám chữa bệnh cụ thể của những đối tượng khác nhau diễn ra như thế nào, ở đâu, cũng sẽ cho phép phân tích nhu cầu của họ. Điều này thể hiện thơng qua hộp 3.2 dưới đây:

Hộp 3.2: Tìm hiểu nhu cầu của ngƣời dân thơng qua quan sát việc thực hiện hành động khám chữa bệnh tại các khu vực

Khu vực Khu vực y tế chính thức

(Trạm y tế xã)

Khu vực y tế phi chính thức

Nhà ơng lang Nhà thuốc

Thời gian quan sát 8.30 – 11.30 sáng 8.30 – 11.30

sáng 8.30 – 11.30 sáng Ngƣời khám/mua thuốc Nam Nữ Trẻ em Người già 25 3 7 9 6 6 1 4 0 1 41 15 23 0 3 Mục đích Tiêm phịng: 9 Khám chữa bệnh: 16 Cắt thuốc bổ: 1 Khám chữa bệnh: 5 Mua thuốc theo đơn: 8 Tự mua thuốc: 15 Hỏi tư vấn nhà thuốc và mua: 18 Thời gian khám/mua thuốc trung bình 60 phút (tính cả thời gian chờ, khám, làm thủ tục) 30 phút < 5 phút

Từ kết quả quan sát trình bày ở hộp 3.2, có thể thấy: trong cùng một khoảng thời gian quan sát ngẫu nhiên tại khu vực chính thức và phi chính thức với ba địa điểm khác nhau, số người đến hiệu thuốc mua đông nhất (41), thứ hai là trạm y tế xã (25), thứ ba là nhà ông lang (6). Đối tượng đến khám/mua thuốc là nữ chiếm phần đông (34/71 người). Nhu cầu của những người đến trạm y tế, nhà ông lang và mua thuốc là tiêm phòng (9), bồi bổ (1), khám bệnh (21) và mua thuốc (41), trong đó có 8 người mua thuốc theo đơn có thể đã qua bác sĩ). Hoạt động tương tác của người dân với ba địa điểm đại diện cho ba khu vực chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh nói trên cho thấy có nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại khu vực phổ thơng cao hơn hai khu vực cịn lại.

của người bệnh. Bên cạnh các thông tin từ bảng quan sát hộp 3.2, tác giả khai thác thông tin từ những người mua thuốc tại nhà thuốc không theo đơn đều ở tình trạng bệnh chưa nặng (vì người bệnh cịn tự đi mua thuốc). Những người khám chữa bệnh ở cơ sở y tế thường có tình trạng bệnh mà người bệnh dần mất khả năng kiểm soát bệnh. Mặc dù nhu cầu của số đông người bệnh là mong muốn khám chữa bệnh tại cộng đồng mà không cần đến nhà chuyên môn hoặc nguồn lực khác nhưng chỉ là khi bệnh chưa quá nặng theo nhận thức của họ.

Trên thực tế, việc quan sát nhu cầu của khám chữa bệnh của người dân ở hai khu vực chính thức (chuyên mơn) và phi chính thức (phổ thơng và dân gian) không nhằm tách bạch các khu vực này, mà chỉ nỗ lực lý giải nhu cầu tự chữa trị rất phổ biến ở người dân. Kết quả quan sát này cho thấy sự gắn kết logic giữa nhận thức và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đều bắt đầu bằng khu vực phổ thơng hoặc dân gian (có thể kết hợp cả hai) khi bệnh nhẹ và buộc phải chuyển sang khu vực chuyên môn khi bệnh nặng hoặc tự chữa trị mà không khỏi.

Khi xuất hiện triệu chứng bệnh tật, theo logic, chủ thể hành động có nhu cầu được các nhân viên y tế giúp đỡ. Nhưng trên thực tế, phần lớn những triệu chứng bệnh không chuyển giao cho bác sĩ. Các giai đoạn ốm bị bỏ qua hoặc tự chữa, chỉ một số ít trường hợp ốm được đưa đến bác sĩ.

Tóm lại, nhu cầu của người dân Đắk Lắk về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho thấy: Do nhận thức về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cịn hạn chế, người dân mặc dù có nhu cầu cao về khám chữa bệnh nhưng vẫn cho rằng khi có bệnh mới xuất hiện nhu cầu khám chữa bệnh. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh có sự chênh lệch nhẹ giữa nhóm người Kinh và dân tộc thiểu số, thể hiện nhóm dân tộc thiểu số ít quan tâm đến sức khỏe hơn. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ tại khu vực y tế chính thức. Khi triệu chứng bệnh cịn nhẹ, người dân mong muốn tự chữa trị và được hỗ trợ khám chữa bệnh ở khu vực phi chính thức, khi triệu chứng nặng lên mới tìm đến nhân viên y tế ở khu vực chính thức.

Những phân tích về nhận thức, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ở trên có liên quan đến các quyết định khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk tại khu vực y tế phi chính thức và chính thức trong nội dung 3.3 và 3.4 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoạt động khám chữa bệnh của người dân đắk lắk hiện nay (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)