CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
3.3 Khám chữa bệnh tại khu vự cy tế phi chính thức
3.3.2 Khám chữa bệnh tại khu vực dân gian
Trong khu vực khám chữa bệnh phi chính thức ở Đắk Lắk, khơng thể không nhắc tới khu vực khám chữa bệnh dân gian. Nhiều người dân Đắk Lắk tin tưởng vào các cách chữa bệnh theo dân gian của các ông lang, bà mế, thầy mo, thầy cúng… Khác với bộ phận Đông y trong khu vực chuyên môn, những người này mặc dù cũng sử dụng những phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam nhưng họ không phải là nhân viên y tế chính thức, họ khơng được cấp giấy phép hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh phòng khám nhưng vẫn thu hút một số bệnh nhân. Đối với khu vực khám chữa bệnh dân gian, tình trạng khơng thể kiểm sốt của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế đối với khu vực này được một cán bộ xã cho biết:
“…Rất khó quản lý, chỗ xã tơi có ơng lang, trước là bộ đội, sau khi giải ngũ, về nhà thường đọc sách thuốc, tự đi rừng tìm lá thuốc,chỉ từng tham gia khóa học ngắn hạn của Hội Đơng y, cũng khơng có giấy phép hành nghề, nhưng khơng có quy định nào để xử lý trường hợp này vì họ khơng treo biển phòng khám, người bệnh tự đến nhà, tự nguyện trả tiền…” (Nam, 44 tuổi, cán bộ xã, dân tộc M’Nông,
Đắk Phơi, huyện Lắk)
Người bệnh chọn khu vực khám chữa bệnh dân gian, với tâm lý trì hỗn vì họ e ngại khi phải đến bác sĩ:
“…Tôi đau lưng lâu q, chườm nóng, chườm lạnh các kiểu rồi, xong khơng khỏi ơng cậu mách đi khám ama Jhao, đắp lá đã đỡ một thời gian rồi, lại bị lại, còn đau hơn, nếu đến cuối tuần mà vẫn đau như thế này, chắc thứ hai đầu tuần tranh thủ chạy ra trạm y tế để bác sĩ xem cho xem thế nào… Nhưng nghĩ đến đi viện ngại quá…” (Nam, 54 tuổi, dân tộc Kinh, Thắng Lợi, Buôn Mê Thuột)
Trích đoạn phỏng vấn trên cho thấy tình trạng bệnh như một biến kiểm soát sự thay đổi trong các quyết định hành động của người được phỏng vấn: đầu tiên tự chữa trị ở khu vực phổ thông, không đỡ chuyển sang khu vực dân gian theo giới
thiệu của người nhà, đến lúc bệnh nặng hơn mới nghĩ đến khu vực chuyên môn. Lý do mà một số người vẫn chọn khu vực dân gian là có người quen, thân giới thiệu, đã đảm bảo uy tín của đại diện khu vực dân gian. Tương tác giữa người bệnh với ông lang, bà mế ở khu vực dân gian vì vậy cũng có phần bớt xa lạ hơn. Mặt khác, nhiều bài thuốc và phương pháp chữa bệnh dân gian mặc dù chưa được cơng nhận chính thức nhưng cũng vẫn đem lại hiệu quả nhất định. Hơn nữa, các tương tác ở khu vực y tế phi chính thức (phổ thơng và dân gian) thường tiết kiệm được thời gian và chi phí so với khu vực y tế chính thức (chuyên môn).
Một điểm đáng chú ý nữa trong trích đoạn phỏng vấn sâu nói trên là tình trạng bệnh, với vai trị biến kiểm sốt còn dẫn tới sự thay đổi kiểu hành động. ―Chườm nóng, chườm lạnh‖ theo thói quen khi bị đau, là kiểu hành động truyền thống, nghe theo kinh nghiệm người khác giới thiệu đến thầy lang, vẫn là hành động theo thói quen có pha trộn cảm tính do e ngại đi gặp bác sĩ, khi bệnh gia tăng, nghĩ đến việc đạt được mục đích làm sao để hết đau, người bệnh phải thay đổi kiểu hành động truyền thống. Hành động truyền thống sẽ chuyển thành hành động hợp lý về mặt mục đích nếu người bệnh đến khu vực chuyên môn khám chữa bệnh. Có thể nhận thấy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của người dân có thể dẫn tới sự thay đổi kiểu hành động của họ cũng như thay đổi lựa chọn khu vực khám chữa bệnh của họ. Đồng thời, ranh giới giữa các loại hành động và các khu vực khám chữa bệnh có sự giao thoa, khó phân biệt rạch rịi.
Một điển cứu khác minh chứng cho sự thay đổi kiểu hành động, thay đổi khu vực khám chữa bệnh là trường hợp sau đây: Người dân tộc sinh nở tại nhà hoặc nhờ bà mụ vườn đến đỡ đẻ theo thói quen, theo truyền thống và cũng do điều kiện gia đình, khoảng cách địa lý tới cơ sở y tế... Khi được tuyên truyền, hỗ trợ và được tạo điều kiện thuận lợi, họ vẫn có thể thay đổi kiểu hành động của mình. Trường hợp dưới đây là câu chuyện về sự thay đổi kiểu hành động (nhưng không phải là kết thúc được mong muốn):
Hộp 3.5 Câu chuyện hai vợ chồng M’nông: chồng đỡ đẻ cho vợ tại bệnh viện đa khoa huyện Lắk
Vợ chồng anh Y.G.M.L và N.A sinh đứa thứ nhất tại nhà do bà mụ vườn đỡ, cháu bé mất do ngôi thai ngược, rau cuốn cổ. Đến cháu thứ hai, được cán bộ y tế tuyên truyền, hai vợ chồng đưa nhau lên bệnh viện đa khoa huyện Lắk sinh con. Anh chồng chia sẻ:
“…Vợ tôi đau từ chiều đến tối. Lúc vợ tơi vỡ ối, trong phịng sinh khơng có ai. Bác sĩ, y tá đi ăn cơm. Tơi tìm thấy một cơ y tá đang xem ti vi, cơ nói chờ đấy. Tơi về thấy đầu con ra rồi nên tôi tự đỡ cho vợ. Tôi đem theo thanh nứa nên cắt rốn cho con. Nhà nào không đi đẻ ở trạm xá, bệnh viện đều có thanh nứa, bà mụ cũng cắt rốn bằng thanh nứa mà người đẻ tại nhà cũng vậy. Sợ trên đường đi đau bụng không kịp đến bệnh viện nên đem theo thanh nứa ai ngờ dùng đến thật. Y tá đến thì vợ tơi đẻ xong rồi, con tơi đã cắt rốn. Lúc đó cũng có mấy chị sắp sinh biết. Y tá đem con tôi đi tắm rửa. Sau các chị ở đó nói kiện y tá vì bỏ mặc vợ tơi tự sinh là họ phải đền tiền. Tôi lên gặp ban giám đốc bệnh viện, cũng chưa làm đơn, vì chưa có ai viết hộ, nhưng sau thấy y tá đến nhà xin lỗi và mang sữa cho cháu nên thôi không làm đơn nữa… Nếu có đẻ tiếp, chắc tự đẻ ở nhà thơi…”
(Nguồn: Thông tin từ phỏng vấn sâu anh YG.M.L, 32 tuổi, dân tộc M’nông, Đắk Phơi, huyện Lắk)
Câu chuyện của anh Y.G.M.L cho thấy sự thay đổi về khu vực khám chữa bệnh và hành động khám chữa bệnh do sự tắc trách của cơ sở y tế chuyên môn, sự cam chịu nhưng khơng bất lực mà linh hoạt ứng phó của người dân.
Gia đình quyết định thay đổi từ khu vực y tế phi chính thức (dân gian) sang khu vực y tế chính thức (chun mơn) vì trong q khứ đã mất một đứa con do điều kiện hỗ trợ sinh sản tại khu vực y tế phi chính thức kém. Tại khu vực chính thức, trong tương tác với đại diện khu vực này (nhân viên y tế), thai phụ không nhận được sự hỗ trợ sinh nở cần thiết, chồng phải tự đỡ đẻ cho vợ tại bệnh viện. Hành động khám chữa bệnh diễn ra trong phạm vi khu vực y tế chính thức nhưng lại không phải do nhân viên y tế hỗ trợ. Nói cách khác, thai phụ được hỗ trợ bởi một đại diện của khu vực y tế phi chính thức tại địa bàn của khu vực y tế chính thức.
Về quá trình thay đổi kiểu hành động: ban đầu người vợ sinh con tại nhà do bà mụ vườn đỡ là kiểu hành động truyền thống được thực hiện tại khu vực dân gian. Khi được cán bộ y tế tuyên truyền mở mang nhận thức, kiểu hành động truyền thống thay đổi thành kiểu hành động hợp lý về mặt giá trị khi hai vợ chồng chọn sẽ sinh con tại bệnh viện – khu vực chuyên môn. Thay đổi từ hành động truyền thống sang kiểu hành động hợp lý về mặt giá trị cho thấy chủ thể hành động được thuyết phục để hình thành niềm tin về thang giá trị xã hội thông qua hoạt động của các thiết chế xung quanh mình để ra quyết định sinh con tại bệnh viện. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là thái độ của y tá, bác sĩ, niềm tin mới xây dựng còn
mỏng manh để thực hiện hành động hợp lý về mặt giá trị bị sụp đổ, chủ thể hành động lập tức quay trờ về kiểu hành động vừa mang tính truyền thống, vừa thể hiện sự lựa chọn duy lý về mặt mục đích, lại mang dấu ấn tình cảm. Việc người chồng tự đỡ đẻ cho vợ, cắt rốn cho con bằng thanh nứa vừa thể hiện anh ta buộc phải phân tích điều kiện, hồn cảnh và khơng có lựa chọn khác hợp lý hơn để đạt được mục đích, vừa thể hiện sự nóng lịng sốt ruột cho an tồn của vợ, nhưng cũng thể hiện tính truyền thống khi lặp lại việc cắt rốn cho con bằng thanh nứa.
Trên đây là trường hợp người dân đã buộc phải thay đổi kiểu hành động và khu vực khám chữa bệnh để vượt qua những vấn đề về sức khỏe. Ở khu vực miền núi xa cơ sở y tế chính thức, do nhận thức, điều kiện sinh sống, một bộ phận người dân tộc thiểu số vừa do khơng có lựa chọn khác, đồng thời vẫn rất tin tưởng và đặt số phận của mình vào tay các ơng lang, bà mụ, thầy cúng khơng có giấy phép hành nghề mà không lựa chọn các cán bộ y tế và cơ sở y tế được nhà nước công nhận và quản lý. Tuy các phương pháp chữa bệnh và bài thuốc dân gian có những ưu điểm, hiệu quả nhất định, nhưng nhiều phương pháp đã trở thành lạc hậu không đảm bảo chữa trị khỏi bệnh. Ở Đắk Lắk hiện nay, người dân tộc bản địa đã trở thành thiểu số ngay trên quê hương mình, tính thêm số lượng người dân tộc thiểu số từ Bắc di cư vào, người Kinh vẫn chiếm một tỷ lệ chênh lệch lớn (70% người Kinh và 30% người dân tộc thiểu số). Rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh tật và khám chữa bệnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành y tế Đắk Lắk nằm trong chính nhóm thiểu số này. Mặt khác, dù tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk ít hơn tỷ lệ người Kinh nhưng nếu so với các tỉnh thành khác, Đắk Lắk là một trong những tỉnh đông người dân tộc thiểu số và người nghèo nhất. Như vậy, vấn đề trong một nhóm nhỏ nhưng lại là hậu quả của một cộng đồng lớn là một thực tế trong hoạt động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk.
Tóm lại, phân tích hành động khám chữa bệnh của người dân ở khu vực dân gian, có thể thấy: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết hành động của Weber, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi kiểu hành động khám chữa bệnh của chủ thể gồm: hành động hợp lý về mục đích, hành động hợp lý về mặt giá trị, hành động truyền thống và hành động tình cảm. Sự thay đổi này được chứng minh khi chủ thể hành động thay đổi khu vực khám chữa bệnh. Có hai điểm cần lưu ý là phân loại kiểu hành động của Max Weber trong thực tế mang tính chất tương đối, sự tồn tại của bốn kiểu hành
động không độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ, đặc biệt trong thực tiễn ranh giới giữa các hành động không phải lúc nào cũng minh định được. Điểm thứ hai là ranh giới các khu vực khám chữa bệnh khơng q rạch rịi, mà có sự giao thoa đan xen. Yếu tố xuyên suốt lý giải cho sự thay đổi kiểu hành động, giao thoa các khu vực khám chữa bệnh chính là diễn biến bệnh của người bệnh. Người bệnh thay đổi quyết định liên quan đến khám chữa bệnh nhằm mục đích cuối cùng là phục hồi sức khỏe.