CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
2.5 Khái quát chung địa bàn nghiên cứu – tỉnh Đắk Lắk
2.5.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích 13.125,37 km². Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước nhưng đã bị tàn phá. Hiện nay tại Đắk Lắk, môi trường và rừng bị tàn phá khá nghiêm trọng.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mang đặc trưng như trên có liên quan đến những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của người dân Đắk Lắk, đặc biệt sốt rét là một dịch bệnh đạt đỉnh cao lây nhiễm vào đầu và cuối mùa mưa.
2.5.2 Hành chính
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn. Trên cơ sở này, mạng lưới y tế Đắk Lắk được tổ chức từ trên xuống dưới là các đơn vị tuyến tỉnh, tuyến huyện và cuối cùng là tuyến xã gồm các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, các trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế.
2.5.3 Dân cư
Dân số tồn tỉnh Đắk Lắk tính đến năm 2014 đạt 1.833.251 người, mật độ dân số hơn 139 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị 444.635 người, dân số sống tại nông thôn 1.388.616 người. Dân số nam đạt 922.548 người, dân số nữ đạt 910.703 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc với người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số tồn tỉnh. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Các dân tộc ít người khác như M'nơng có 40.344 người, Người Mơng có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người...
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ cịn có số đơng khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…
Như vậy, bên cạnh những khu vực dân cư tập trung đông, tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn do tăng cơ học, làm đảo lộn cơ cấu dân cư khiến các dịch vụ xã hội thiết yếu (giáo dục, y tế, an sinh xã hội…) khơng theo kịp, có một số khu vực mật độ dân số thấp, đi lại khó khăn, heo hút, người dân khó tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh.
2.5.4 Văn hóa bản địa
Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Một đặc điểm của các dân tộc bản địa Tây Nguyên là chế độ mẫu hệ. Những khuôn mẫu hành đ ộng trong gia đình, trong đó có hành động tìm kiếm và đảm bảo sức khỏe do người phu ̣ nữ, người vợ trong gia đình ti ết chế. Người đàn bà sinh nở, nuôi dạy con cái, trồng tro ̣t, chăn nuôi, đem la ̣i sự ổn đi ̣nh trong gia đình, bơ ̣ tơ ̣c. Do vâ ̣y,
gia đình phải để ho ̣ cai quản , đây là quyền lợi và nghĩa vu ̣ cao cả của người phu ̣ nữ , đă ̣c biê ̣t là người me ̣ giữ vai trò lãnh đa ̣o và đầy quyền lực. Thừa kế tài sản thuô ̣c về nữ, bên nhà gái cưới chồng cho con, con sinh ra mang ho ̣ me ̣.
Sau cuộc đại di dân năm 1975, Tây Nguyên và Đắk Lắk có thêm nhiều dân tộc đến sinh sống, chế đô ̣ mẫu hê ̣ vẫn còn tồn ta ̣i trong c uô ̣c sống và ý thức của tô ̣c người bản địa Tây Nguyên nhưng tỷ lệ dân cư thuộc tộc người bản địa so với người Kinh và các dân tộc thiểu số di cư đến rất ít nên người bản địa ngày nay khơng những trở thành thiểu số trên q hương mình mà nhiều giá trị chuẩn mực cũ của chế độ mẫu hệ cũng bị mai một, trong đó có khn mẫu hành động chăm sóc sức khỏe.
2.5.5 Điều kiện kinh tế
Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều huyện, xã nghèo. Hai huyện nghèo nhất là Buôn Đôn và Easup. Mặc dù công tác giảm nghèo được địa phương thực hiện và có kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn 12,75% (giảm 2,1% so với năm 2013), đạt kế hoạch đề ra (2-3%), tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo còn nhiều hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh và vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm không ổn định, đời sống của một bộ phận dân cư cịn gặp khó khăn, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đây là một trong những rào cản lớn đối với nhận thức, thái độ, hành động của người dân trong hoạt động khám chữa bệnh tại Đắk Lắk.
2.5.6 Địa bàn khảo sát cụ thể
Địa bàn khảo sát cụ thể tại Đắk Lắk gồm:
. Xã ven nội Hòa Thắng và phường trung tâm Thắng Lợi thuộc thành phố Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột là thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk, là đơ thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam, nằm trong số 14 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đơ thị hóa là 100 km². Dân số toàn thành phố là 420 000 người, với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành. Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục. Là trái tim của khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, cũng là đầu mối giao thơng khu vực này.
. Xã Ea Ning, xã Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin. Cư Kuin là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 19 km. Diện tích huyện khoảng 288 km². Huyện có vị trí giao thơng thuận lợi cho giao thương, đặc biệt quốc lộ 27 tuyến đi từ Buôn Ma Thuột đi Đà Lạt. Dân số huyện khoảng 110 000 người. Là một huyện có gần 20 dân tộc chung sống, dân tộc tại chỗ là Ê Đê, cịn lại là dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào. Trình độ dân trí vẫn chưa đồng đều, do các điều kiện và phong tục khác nhau được hội tụ từ khắp đất nước. Giống như tỉnh Đắk Lắk, huyện tập hợp dân từ nhiều tỉnh thành từ nơi khác đến. Cư Kuin là một huyện thuần nơng, xen kẻ vào đó các ngành chế biến nơng lâm sản phát triển.
. Xã Đắk Phơi thuộc huyện Lắk. Huyện Lắk là một huyện của tỉnh Đắk Lắk. Huyện lỵ là thị trấn Liên Sơn nằm cách Buôn Ma Thuột 60 km theo quốc lộ 27 đi Lâm Đồng. Đây là một vựa lúa của tỉnh. Có hai hồ lớn tự nhiên là hồ Lắk và hồ Bn Triết. Có hai khu rừng đặc dụng là: Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar và rừng lịch sử văn hóa mơi trường hồ Lắk. Biệt điện Bảo Đại xây từ năm 1956 trên một quả đồi nằm ven hồ Lắk. Huyện Lắk là khu vực xa trung tâm, nhiều xã nghèo, người dân tộc thiểu số chiếm đa số.
Một số điểm đặc trưng cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hành chính, dân cư và điều kiện kinh tế Đắk Lắk và các xã/phường trong khảo sát đã được tác giả luận án chọn lọc những khía cạnh có liên quan với vấn đề nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk hiện nay. Từ đó, những thơng tin này được sử dụng làm cơ sở lý giải rõ ràng hơn cho những phân tích cụ thể trong chương 3 và 4 của luận án.
CHƢƠNG 3 : THựC TRạNG HOạT ĐộNG KHÁM CHữA BệNH CủA NGƢờI DÂN ĐắK LắK HIệN NAY
Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk là nội dung trọng tâm của luận án. Như trong chương 1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu, các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra hoạt động khám chữa bệnh của người dân một mặt gắn với tình trạng bệnh tật của bản thân, mặt khác, được đặt ra trong tương quan với hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh cụ thể. Trong chương này, tác giả luận án bắt đầu bằng việc phác họa bức tranh khái quát chung về cơ sở khám chữa bệnh, nhân lực y tế và tình hình sức khỏe, bệnh tật của người dân Đắk Lắk để làm cơ sở cho việc tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh của họ. Các phân tích trong chương 3 cần trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu của luận án:
Người dân Đắk Lắk có nhận thức và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh như thế nào?
Người dân Đắk Lắk có những lựa chọn khám chữa bệnh như thế nào?