CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
2.2 Các lý thuyết sử dụng trong đề tài
Trong chương 1 tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án đã đề cập tới bốn nhóm lý thuyết phổ biến được sử dụng trong các nghiên cứu xã hội học về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh bao gồm thuyết cấu trúc chức năng, thuyết xung đột, thuyết tương tác biểu trưng, thuyết hành động. Trong phần 2.1.3, từ góc tiếp cận xã hội học y tế, người dân được xác định là chủ thể trong quá trình tìm kiếm sự trợ giúp về sức khỏe, do đó, tác giả luận án lựa chọn lý thuyết hành động
của Max Weber và lý thuyết lựa chọn duy lý thuộc nhóm lý thuyết hành động để phân tích, lý giải trong nghiên cứu.
2.2.1 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber
Max Weber (1864-1920) là người cùng thời với Dilthey (1833-1911) và Simmel (1858-1918) là những học giả nổi tiếng người Đức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Dilthey sáng lập ra trường phái xã hội học nhận thức và Weber có nhiều đóng góp trong trường phái này, ông đưa ra ý tưởng về hành động xã hội, nhưng khơng đồng tình với một số quan điểm của Dilthey. Tìm hiểu lý thuyết hành động của Max Weber để vận dụng trong vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án tập trung vào ba luận điểm quan trọng: 1. Định nghĩa hành động xã hội; 2. Phân biệt hành động xã hội và các hành động không phải hành động xã hội; 3. Phân loại bốn kiểu hành động xã hội căn cứ trên động cơ hành động.
Max Weber nhận định, xã hội học là khoa học về hành động xã hội. Ông đã đưa ra khái niệm hành động xã hội. Hành động được coi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động [Vũ Hào Quang, 1997, tr.92-99]. Hành động xã hội ln có ý nghĩa chủ quan của nó tính đến phản ứng của người khác trong quá khứ, hiện tại hay tương lai và ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động.
Hành động khám chữa bệnh là hành động xã hội bởi khi chủ thể ốm đau, bệnh tật, các quyết định lựa chọn tiếp cận khu vực khám chữa bệnh, tương tác với đại diện của các khu vực khám chữa bệnh, hay mua thuốc, sử dụng thuốc như thế nào… đều đặt trong tương quan và định hướng vào hành động của người khác dựa trên nhận thức và nhu cầu của chủ thể hành động. Nếu trạng thái bệnh tật hay khỏe mạnh của con người được nhìn nhận như một sản phẩm xã hội thì hành động khám chữa bệnh của mỗi cá nhân được thực hiện là kết quả của nhận thức và nhu cầu về sản phẩm xã hội đó. Kết quả này dựa trên sự tính tốn chủ quan về phản ứng của các thành viên khác trong cộng đồng định hướng hành động khám chữa bệnh của chủ thể. Điều này có thể thấy trong trường hợp chủ thể hành động lựa chọn địa điểm để khám chữa bệnh, có thể họ sẽ căn cứ vào việc bản thân đã từng đến khám chữa bệnh ở cơ sở đó chưa, hoặc người thân quen nào từng khám ở đó và có hài lịng khơng, mọi người nói về cơ sở này thế nào…để ra quyết định của bản thân. Hoặc trong việc mua thuốc, tại sao cùng kinh doanh một loại thuốc nhưng có những nhà
thuốc rất đơng khách, có những nhà thuốc vắng khách, có nhiều lý do khác nhau để dẫn tới kết quả trên, nhưng trong đó phải tính đến khi chủ thể thực hiện hành động mua thuốc, họ sẽ dựa vào nhận thức của mình về các thơng tin liên quan đến uy tín nhà thuốc, giá tiền thuốc hay thái độ của nhân viên bán thuốc. Đây là kết quả của hành động xã hội tính đến phản ứng của người khác trong quá khứ, hiện tại hay tương lai và ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động.
Max Weber cũng chỉ ra không phải hành động nào có tính xã hội cũng là hành động xã hội. Ví dụ, hành động chỉ nhằm tới sự vật mà khơng tính tới phản ứng của con người. Không phải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội. Ví dụ, hai người vơ tình va quệt nhau trên đường. Hành động giống nhau của đám đông không được coi là hành động xã hội. Ví dụ, gặp trời mưa, người đi trên đường bung ô, mặc áo mưa. Hành động bắt chước, làm theo người khác không phải lúc nào cũng là hành động xã hội nếu nó khơng có ý nghĩa hướng tới người khác, cịn nếu việc bắt chước đó do mốt và mẫu mực, nếu khơng bắt chước sẽ bị chê cười, thì nó là hành động xã hội [Lê Ngọc Hùng, 2002, tr.178].
Như vậy, ranh giới giữa hành động xã hội và hành động không xã hội trong nhiều trường hợp khó định hình rõ ràng, do không phải lúc nào con người cũng hành động một cách có ý thức mà trong nhiều trường hợp, họ hành động tự phát, tự động, vô thức.
Trong một số trường hợp cụ thể, phản ứng tức thì của con người khi lâm vào tình trạng bất thường của cơ thể không phải là hành động xã hội. Ví dụ khi đau bụng, người bị đau bụng lấy tay ôm bụng, nhăn mặt, hay khi chóng mặt, phản ứng thường thấy của con người là nhắm mắt, tìm một chỗ ngồi xuống, đây chỉ là hành động tự phát, tự động phản ứng với hiện tượng đau, nhưng nếu như sau đó, càng đau hơn, họ đi khám, hoặc tự mua thuốc, tức là thực hiện hành động khám chữa bệnh, lúc này khám chữa bệnh đã trở thành hành động xã hội, có liên quan đến nhận thức, nhu cầu của người bệnh, hành động đó đặt trong tương tác xã hội của họ, đồng thời chịu chi phối của các nhân tố khác...
Weber cho rằng, phân loại hành động xã hội là rất cần thiết. Dựa vào động cơ (cái thúc đẩy một cách có ý thức) của hành động xã hội, Weber đã phân loại hành động xã hội ra làm 4 loại là:
+ Hành động hợp lý về mặt giá trị. + Hành động tình cảm.
+ Hành động truyền thống.
Theo phân tích của tác giả Vũ Hào Quang (1997) trong nghiên cứu “Về lý thuyết hành động xã hội của Max Weber”:
Hành động hợp lý về mục đích: Loại hành động này cho thấy cá nhân cố
gắng phân tích điều kiện, hồn cảnh để xác định sự hợp lý về mục đích hành động của mình. Loại hành động này được xác định bởi mức rõ ràng, tính giá trị duy nhất của mục đích, tương ứng với nó là những phương tiện đã được ý thức một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cho việc chiếm lĩnh hành động. Để đạt được kết quả của hành động xã hội, tính hợp lý của mục đích phải thỏa mãn trên cả hai bình diện sau: a) Hợp lý về mặt nội dung của chính mục đích và b) Hợp lý về mặt phương tiện đã được chủ thể lựa chọn.
Hành động hợp lý về mặt mục đích địi hỏi ở chủ thể hành động (cá thể, hoặc những cá thể) cần có những cân nhắc, tính tốn hợp lý để có những phản ứng phù hợp đồng thời ―tận dụng‖ hành động của những người xung quanh để đạt được mục đích mình đã đặt ra. Theo Weber, hành động hợp lý về mục đích có ưu điểm lớn về mặt phương pháp luận, nó đóng vai trị mơ hình mà theo đó các loại hành động người được hình thành và xây dựng trên cơ sở của những hồn cảnh cụ thể.
Ví dụ, cùng ở trong một tình trạng bệnh như nhau, khơng tính đến điều kiện kinh tế, hai chủ thể khác nhau vẫn có thể có những quyết định khác nhau về lựa chọn nơi khám chữa bệnh (tư nhân hay nhà nước), lựa chọn dùng thuốc nội hay thuốc ngoại, chế độ bồi dưỡng, nghỉ ngơi… điều này phù hợp với nhận định của Weber về những cân nhắc, tính tốn hợp lý cũng như vai trị của ý chí chủ quan của chủ thể hành động khi thực hiện hành động hợp lý về mặt mục đích. Nếu mục đích cuối cùng là khỏi bệnh, hai chủ thể khác nhau có những tính tốn khác nhau về phương tiện của mình được sử dụng như thế nào để đạt mục đích.
Hành động hợp lý về mặt giá trị: Nếu ở hành động hợp lý về mặt mục đích
vai trị ý chí chủ quan của chủ thể hành động nổi trội, thì ở hành động hợp lý về mặt giá trị, vai trò của yếu tố khách quan lại chiếm ưu thế buộc chủ thể phải cân nhắc và thận trọng, để lựa chọn những gì mà nó cho là có ý nghĩa, có giá trị. Hành động hợp lý về mặt giá trị là loại hành động tuân thủ theo quy tắc chung mà giá trị, chuẩn
mực xã hội chi phối. Hành động hợp lý về mặt giá trị được thực hiện bởi niềm tin của chủ thể vào giá trị hình thành trong đời sống xã hội thông qua các hoạt động của các thiết chế chủ yếu như gia đình, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tơn giáo... Khi hành động, chủ thể nhận thức được nghĩa vụ của mình, những nghĩa vụ đó phù hợp với những địi hỏi được đo bằng thang giá trị mà cá nhân đã lĩnh hội được, chỉ khi đó ta thấy hành động cá thể hợp với giá trị (theo sự phán xét của chính cá thể đó). Hành động hợp lý về giá trị kèm theo một đặc tính phụ là tính có hoạch định, dựa vào đó ta có thể phán xét được xu hướng của hành động người. Nếu như hành động hợp lý về mặt mục đích tạo ra xu hướng của hành động, dựa vào sự tuyệt đối hóa về những giá trị mà chủ thể định hướng vào.
Ví dụ, trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người già ở Việt Nam, quan niệm ―trẻ cậy cha, già cậy con‖, hay ―con cái là của để dành của bố mẹ‖ rất phổ biến. Những giá trị này có thể chi phối nhận thức của chủ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động khám chữa bệnh. Trên thực tế, nhiều người già ốm bệnh vẫn muốn được chăm sóc tại nhà và con cái tự tay chăm sóc trong khi có những bệnh buộc phải chữa trị tại cơ sở y tế hoặc nên được chăm sóc bởi các nhân viên điều dưỡng có kinh nghiệm và chun mơn. Thậm chí, bản thân con cái cũng muốn tự tay chăm sóc cha mẹ thì mới n tâm. Trong trường hợp này, sự hợp lý về mặt giá trị được thể hiện liên quan tới niềm tin của chủ thể vào giá trị chuẩn mực về quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình…
Hành động truyền thống: Là loại hành động được hình thành trên cơ sở mơ
phỏng những mơ hình hành động nào đó đã được củng cố, khẳng định trong truyền thống văn hóa và được chấp nhận. Hành động truyền thống có đặc tính như một q trình tự động, chủ thể trong tình huống cụ thể có xu hướng thực hiện những hành động quen thuộc, lặp đi lặp lại chứ không khám phá khả năng mới. Hành động truyền thống chỉ là phản ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong một khuôn khổ tâm thế đã từng được thiết lập. Ý nghĩa của loại hành động truyền thống rất lớn, vì phần lớn những hành động thường ngày của con người đều cho thấy ảnh hưởng của thói quen. Trong hành động truyền thống, độ tin cậy đối với thói quen có thể được ý thức bởi những phương thức khác nhau.
Hành động truyền thống không hiếm gặp trong nhiều trường hợp chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cụ thể. Nhiều tập tục sinh nở truyền đời được lặp lại
như một mơ hình hành động theo truyền thống. Tại một số vùng miền, các phụ nữ sau sinh được khuyến cáo kiêng cữ ba tháng, tránh tắm giặt nhiều, trong nhà để chậu than. Một số dân tộc thiểu số, ví dụ người Dao Đỏ thường cắt rốn em bé mới sinh bằng những nan nứa sắc hay cây vót nhọn, rốn trẻ thì buộc bằng chỉ… Hành động truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp, ví dụ, cứ đau bụng thì xoa dầu, làm ấm thân thể, phản ứng theo kiểu truyền thống này không phải luôn đem lại hiệu quả vì có nhiều ngun nhân đau bụng khác nhau. Đặc tính như một q trình tự động của hành động truyền thống thể hiện ở chỗ chủ thể trong nhiều tình huống lặp đi lặp lại một cách máy móc mơ hình hành động sẵn có theo thói quen và kinh nghiệm.
Hành động tình cảm: Là loại hành động mà đặc tính xác định của nó liên
quan trực tiếp đến trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể. Nó bao gồm đam mê, tình yêu, ghen tỵ, thịnh nộ, vui vẻ, sợ hãi hay dũng khí... Hành động tình cảm khơng hướng tới mục đích bên ngồi mà nó có ý nghĩa ở sự đam mê, đây là đặc tính quan trọng nhất ở kiểu hành động này. Hành động tình cảm hướng tới làm thế nào thỏa mãn đam mê nhanh nhất. Weber xác nhận mức độ nhận thức một cách tối thiểu của hành động xúc cảm, vượt qua ngưỡng tối thiểu này thì nó khơng cịn là hành động xã hội, cũng khơng cịn là hành động của con người nữa [Vũ Hào Quang, 1997, tr.92-99].
Xét từ góc độ chủ thể hành động khám chữa bệnh là người dân, yếu tố tình cảm xuất hiện trong nhiều trường hợp, ví dụ, người bệnh quá lo lắng, sốt ruột về tình trạng bệnh của bản thân, muốn khỏi ngay lập tức. Hoặc có trường hợp, người bệnh cảm thấy đỡ, tự ngừng thuốc chỉ theo cảm tính, khơng theo đơn thuốc.... Hành động tình cảm cho thấy quyết định được thực hiện phụ thuộc nhiều vào cảm xúc của chủ thể.
Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con người đều thuộc một trong bốn loại hành động nói trên. Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động này không phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong thực tiễn ranh giới giữa các hành động không phải lúc nào cũng có thể minh định được. Hành động khám chữa bệnh của con người có lúc là hành động hợp lý về mục đích, có lúc hợp lý về giá trị, nhưng cũng có lúc mang màu sắc truyền thống hoặc tình cảm, tùy từng bối cảnh cụ thể về không gian và thời gian.
Tóm lại, lý thuyết hành động xã hội của Max Weber được vận dụng trong nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk để xem xét nhận thức, nhu cầu và hành động của chủ thể trong việc lựa chọn khu vực/địa điểm khám chữa bệnh, tương tác qua lại với đại diện các khu vực khám chữa bệnh như thế nào (nhân viên y tế, ông lang, thầy cúng, bà mế, những người thân, bạn bè có kinh nghiệm…), quyết định mua và sử dụng thuốc, sử dụng bảo hiểm y tế. Cũng từ góc
tiếp cận của lý thuyết hành động xã hội của Weber, tác giả luận án sẽ tìm hiểu người dân thực hiện kiểu hành động nào trong tương quan với phản ứng của những người xung quanh, liệu có sự thay đổi, đan xen và giao thoa các kiểu hành động hay khơng?
Tuy nhiên, khi tìm hiểu hành động khám chữa bệnh của người dân, tiếp cận từ góc độ lý thuyết hành động của Weber chưa đủ để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về động cơ của hành động cũng như kết quả lựa chọn của chủ thể hành động. Tác giả luận án cịn muốn tìm hiểu việc người dân sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu trong hoạt động khám chữa bệnh của mình như thế nào. Đó là lý do lý thuyết lựa chọn duy lý được sử dụng trong luận án nhằm hỗ trợ, bổ sung (khi cần thiết) cho các lý giải về hành động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk.
2.2.2 Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 18-19. Tìm hiểu lý thuyết lựa chọn duy lý để vận dụng trong vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án tập trung vào ba luận điểm quan trọng: 1. Định đề căn bản trong lý thuyết lựa chọn duy lý; 2. Xem xét tính logic và phi logic trong