CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm công cụ
2.1.1 Khái niệm sức khỏe
Sức khỏe là một khái niệm khơng tồn tại trìu tượng mà ln gắn bó với những nhóm người, những điều kiện sống cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: ―Khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, ấy chính là sức khỏe‖ [Hồ Chí Minh, 1946].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1974) đã định nghĩa về sức khỏe như sau:
“Sức khỏe là trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng chỉ là khơng có bệnh hay thương tật”. Định nghĩa này phản ánh sức khỏe trong mối liên
hệ với nhiều yếu tố khác như điều kiện của cá nhân về thể chất, xã hội, tâm lý và cảm xúc, các yếu tố mơi trường và văn hóa. Đây là định nghĩa khoa học tương đối toàn diện, phù hợp và phổ biến nhất hiện nay, nó nhắc tới ba yếu tố thể chất, tâm thần và xã hội, có quan hệ mật thiết, ảnh hưởng qua lại hợp thành sức khỏe con người – một thực thể tâm – sinh học – xã hội. Trong sức khỏe, yếu tố thể chất thể
hiện trình độ phát triển về thể hình, thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống và lao động; yếu tố tâm thần là mức độ cân bằng về cảm xúc, hoà hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội, có cảm xúc và hành động ứng xử phù hợp với nhu cầu xã hội; yếu tố xã hội là khả năng hồ nhập của một cá thể vào mơi trường xã hội và khả năng ảnh hưởng nhằm cải biến mơi trường xã hội đó.
Durkheim đã phân biệt sức khỏe với bệnh tật như sau: “Sức khỏe là trạng thái của một cơ thể trong đó những cơ hội này ở mức tối đa, và trái lại, bệnh tật sẽ là bất cứ thứ gì làm giảm thiểu chúng” [Emile Durkheim, 2012, tr.165].
Cịn theo Parsons, sức khỏe là: “Tình trạng năng lực tối ưu của một cá nhân
để thực hiện có hiệu quả vai trò và nhiệm vụ mà anh/cơ ta đã được xã hội hóa”
[dẫn theo Iain Crinson, 2007].
Trong xã hội, sức khỏe có thể là: - Cảm thấy khỏe mạnh
- Có cơ hội để hồn thành các hoạt động/công việc
- Sự thăng bằng/cân bằng về tình trạng thể chất và tinh thần - Đạt được tiềm năng của mình
Tóm lại, nhìn nhận từ góc độ xã hội học y tế, sức khỏe vừa là điều kiện, sản phẩm của xã hội, vừa là kết quả của lối sống và hành vi của con người.