CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm công cụ
2.1.2 Khái niệm bệnh tật
Tồn tại song song với khái niệm sức khỏe là khái niệm bệnh tật. Bệnh tật là một khái niệm được đặt ra song hành với sự tồn tại của con người, và có những thay đổi trong nội hàm qua các thời đại với sự tiến bộ của khoa học nói chung và y học nói riêng.
Đặt hiện tượng bệnh trong cấu trúc kinh tế và sự phát triển chính trị, Engels nhận định bệnh tật khơng phải là sản phẩm của cá nhân, mà là sản phẩm của các điều kiện xã hội và mức sống tồi tệ. Bệnh tật và chữa bệnh là hành động chính trị bởi mỗi giai đoạn trong sự phát triển nền kinh tế lại tạo điều kiện cho sự phát triển một số loại bệnh đặc thù [Vũ Phạm Nguyên Thanh, 1993, tr.3-10].
Về biểu hiện của bệnh tật, theo Emile Durkheim, “sự đau đớn có thể được xem như dấu hiệu của bệnh tật, về đại thể hai loại sự kiện này chắc chắn có mối quan hệ, nhưng không phải mối quan hệ đều đặn và rõ ràng. Có những căn bệnh nghiêm trọng nhưng khơng gây đau đớn, nhưng có những rối loạn khơng nghiêm trọng, như muội than rơi vào mắt lại gây nên nỗi thống khổ thực sự…”, và ơng
cũng có nhận xét sắc sảo về trạng thái tâm lý của con người và bệnh tật: “trong một
trường hợp nào đó, chính cảm giác khơng đau đớn, thậm chí cảm giác thích khối, là những triệu chứng của bệnh tật…”[Emile Durkheim, 2012, tr.164].
Theo nghiên cứu của Macleod (1993), có thể phân loại các mức độ bệnh tật: Bệnh nhẹ là trường hợp đau ốm nhưng khơng phải tạm dừng hoạt động bình thường (đi học, đi làm…), không phải nằm tại giường.
Bệnh thường là những trường hợp đau ốm phải dừng hoạt động bình thương nhưng khơng phải nằm tại giường.
Bệnh nặng là trường hợp phải dừng hoạt động bình thường, phải nằm tại giường nhưng không cần người khác hỗ trợ hành vi cá nhân như ăn uống, vệ sinh...
Bệnh rất nặng là trường hợp phải dừng hoạt động bình thường, nằm tại giường và cần người khác hỗ trợ hành vi cá nhân [dẫn theo Hồng Bá Thịnh, 2010, tr.14].
Tóm lại, bệnh tật là trạng thái bất thường của cơ thể con người thể hiện ở các mặt thể chất, tâm thần và xã hội. Cũng như sức khỏe, theo quan điểm xã hội học y
tế, bệnh tật cần phải được nhìn nhận như là kết quả của lối sống, hành vi con người, đồng thời, nó là một điều kiện được con người xác định về mặt xã hội, không phải hiện tượng thuần túy sinh học, nói cách khác, tính xã hội của bệnh tật thể hiện ở chỗ nó ln tồn tại trong hệ thống xã hội, cùng với mối quan hệ xã hội của người bệnh.