Nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoạt động khám chữa bệnh của người dân đắk lắk hiện nay (Trang 78 - 88)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU

3.2 Nhận thức và nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe và khám chữa

3.2.1 Nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh

3.2.1.1 Nhận thức chung của người dân về sức khỏe, bệnh tật

Trong chương 1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu, phần 1.1.3, các nghiên cứu đi trước về nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh đã chỉ ra mỗi cá nhân thực hiện hành động khám chữa bệnh xuất phát từ những hiểu biết nhất định về sức khỏe, bệnh tật. Nhận thức về sức khỏe và bệnh tật đúng hay sai sẽ chi phối hiệu quả hành động khám chữa bệnh của người dân. Kế thừa các nghiên cứu về nhận thức và nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh, trong phần 3.2.1.1 nhận thức chung của người dân về sức khỏe, bệnh tật, tác giả luận án lần lượt xem xét các khía cạnh nhận thức của người dân về tình trạng sức khỏe của bản thân, về các bệnh phổ biến và dịch bệnh.

Nhận thức hay hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của người dân chính là ―ý nghĩa chủ quan‖ trong đầu họ trên cơ sở tính đến phản ứng của người khác trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, và ―ý nghĩa chủ quan‖ đó sẽ định hướng hành động như nhận định của Max Weber về hành động xã hội. Một trong những điểm quan trọng cần xem xét trong nhận thức của người dân về sức khỏe, bệnh tật là đánh giá của họ về tình trạng sức khỏe của gia đình và bản thân. Qua kết quả khảo sát của đề tài TN3/X070 ở nhóm người dân, ta có bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.8: Đánh giá của ngƣời dân về tình trạng sức khỏe của gia đình và bản thân tại Đắk Lắk Tốt Bình thƣờng Kém Tổng Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần số Tần suất Nam 141 43,0 177 53,9 10 3,1 328 100,0 Nữ 111 36,0 189 61,4 8 2,6 308 100,0 Hệ số Phi = 0,368 Sig = 0,002 Ngƣời dân tộc Kinh 169 35,1 298 61,9 14 3,0 481 100,0 Ngƣời dân tộc khác 83 53,5 68 43,8 4 2,7 155 100,0 Hệ số Phi = 0,335 Sig = 0,003 N = 636

(Nguồn: Kết quả Khảo sát của đề tài TN3/X070, năm 2013: “Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên” – nhóm người dân)

Nhìn bảng trên ta thấy, trừ nhóm người dân tộc, các nhóm nam, nữ, dân tộc Kinh chọn phương án trả lời tình trạng sức khỏe của gia đình và bản thân ở mức bình thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với phương án trả lời tình trạng sức khỏe tốt hoặc kém. Có sự chênh lệch về giới tính và dân tộc trong cùng một phương án trả lời: nhóm nam lạc quan về tình trạng sức khỏe hơn nhóm nữ (43% số nam giới được hỏi cho rằng tình trạng sức khỏe của gia đình và bản thân tốt so với 36% ở nữ) và 53,5% người dân tộc khác nhận thấy sức khỏe của gia đình và bản thân tốt so với 35,1% người Kinh cùng chọn phương án này. Xem xét mối liên hệ giữa giới, dân tộc với đánh giá về trạng thái sức khỏe của gia đình và bản thân người dân, mức ý nghĩa Sig = 0,002 và Sig = 0,003 cho thấy mẫu có thể suy rộng ra cho cả tổng thể, tuy nhiên hệ số tương quan Phi lần lượt là 0,368 và 0,335 lại cho thấy mối liên hệ giữa giới và đánh giá về sức khỏe cũng như yếu tố dân tộc và đánh giá về sức khỏe là yếu.

Mặc dù người dân Đắk Lắk cho rằng tình trạng sức khỏe của gia đình và bản thân là tốt nhưng các số liệu ở bảng 3.8 chưa chắc phản ánh đúng thực tế bởi khi phỏng vấn sâu để làm rõ nhận thức của người dân về thế nào là tình trạng sức khỏe tốt, bình thường và kém, một số người dân nhận thức còn sai lệch:

―…Già rồi đau xương đau người là bình thường. Có dạo tơi đau chân nằm

một chỗ không đi được, qua mùa mưa có đỡ, giờ cịn đau nhưng vẫn đi lại được. Sức khỏe tốt vì mình khơng phải nằm viện để con cháu phải phục vụ, cịn trái gió trở trời khơng tính, tơi vẫn đi chợ được, ở nhà vẫn làm việc nhà, vẫn trông cháu…‖

(Nữ, 57 tuổi, dân tộc Kinh, xã Hịa Thắng, thành phố Bn Mê Thuột).

Nhận thức sai lệch của người dân về bệnh tật trong phỏng vấn sâu nói trên thể hiện chính trong tâm thế muốn thỏa hiệp và chịu đựng với hiện tượng bệnh, mà khơng nghĩ rằng đó chỉ là những dấu hiệu thể hiện ra bên ngồi của bệnh (có thể có những thay đổi tăng giảm tùy thời điểm). Nhưng muốn nắm được nguyên nhân gây bệnh, bản chất bệnh để trị bệnh dứt điểm không chỉ dựa vào phán đoán và cảm nhận của bản thân. Qua quan sát thực tế, tác giả luận án nhận thấy chính nhận thức sai lệch nhưng phổ biến này dẫn tới tình trạng nhiều người để bệnh rất nặng mới chịu đến cơ sở y tế.

Khi được yêu cầu liệt kê bệnh thường gặp ở người dân địa phương, thì ý kiến của những người được hỏi rất khác nhau. Tổng số đầu bệnh được liệt kê ra là 95 đầu

bệnh, các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật (sốt, sốt rét, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, sốt phát ban), bệnh hệ hô hấp (hen, phổi, cảm cúm, viêm mũi…), bệnh hệ tuần hoàn (tim mạch), những bệnh ở trẻ em (sởi, suy dinh dưỡng), bệnh của xã hội hiện đại (gút, mỡ máu, tiểu đường)… Các chỉ số này phản ánh tình trạng đời sống thấp, vệ sinh môi trường kém, đồng thời xuất hiện các bệnh của xã hội phát triển.

Hàng năm, ở Đắk Lắk thường có dịch sốt xuất huyết, sốt rét – những căn bệnh đặc trưng của khí hậu thổ nhưỡng ở đây, nhưng rất nhiều trường hợp người bệnh thường được đưa lên bệnh viện tuyến trên vì tình trạng bệnh để bị nặng, cần có những chăm sóc chun mơn mà y tế thơn bản khơng đáp ứng được. Hiện trạng này phần nào cũng là do sự chủ quan, nhận thức không đầy đủ của người dân về các bệnh này.

“…Tình hình sốt rét ở đây khơng ổn định, thời điểm này sốt rét giảm, thì thời điểm khác lại tăng lên. Một phần do thời tiết diễn biến thất thường, mưa nắng đan xen nhau. Thời gian vừa rồi thì mưa sớm, người dân tộc thiểu số làm rừng, làm rẫy và ở ngồi rừng thời gian dài khơng về, vấn đề ngủ màn, ý thức phòng chống chưa tốt. Nhận thức của những người dân đi rừng, ngủ rẫy, di cư tự do, giao lưu biên giới… rất khó kiểm sốt. Người dân sống trong vùng sốt rét, hoặc tại khu vực giáp ranh vùng sốt rét lưu hành chưa có ý thức tự phòng chống sốt rét. Chúng tơi có thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét (tẩm màn, phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế) và truyền thông giáo dục ý thức tự phòng chống sốt rét của người dân (mang theo thuốc tự điều trị và màn/võng tẩm hóa chất) nhất là đối với các đối tượng đi rừng, ngủ rẫy nhưng quan trọng vẫn phải là người dân phải tự ý thức để bảo vệ bản thân và gia đình…” (Nam, 38 tuổi, dân

tộc Kinh, bác sĩ, Trung tâm Phịng chống Sốt rét, Bn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Theo đánh giá của các cán bộ y tế, nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân tộc về phòng chống bệnh sốt rét chưa đầy đủ cũng góp phần làm bùng phát dịch bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hàng năm ở Đắk Lắk.

Nhận thức của người dân về sức khỏe và bệnh tật được hình thành trong những hồn cảnh cụ thể, ở đó hồn cảnh cuộc sống hàng ngày của họ chi phối những gì họ mong muốn trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhận thức của người dân tộc thiểu số tại các huyện vùng sâu, vùng xa về sức khỏe và bệnh tật lại càng hạn chế hơn do cuộc sống của họ thường mang tính khép kín trong bn, làng, ít cơ hội tiếp

cận kiến thức y học hiện đại. Điều này cho thấy, một trong những thách thức lớn nhất với ngành y tế Đắk Lắk cần tác động, thay đổi, bổ sung nhận thức về sức khỏe, bệnh tật của người dân nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng trên cơ sở tính đến hồn cảnh cuộc sống hàng ngày của họ cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của họ.

Tóm lại, mặc dù người dân có những hiểu biết cơ bản về sức khỏe và bệnh tật song nhận thức của họ về tình trạng sức khỏe của gia đình và bản thân, về bệnh phổ biến và dịch bệnh còn sai lệch và chưa đầy đủ, nhất là ý thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

3.2.1.2 Nhận thức của người dân về khám chữa bệnh

Trong phần thao tác hóa khái niệm khám chữa bệnh, ta có phân vùng các khu vực khám chữa bệnh phi chính thức gồm khu vực phổ thơng, dân gian và khu vực khám chữa bệnh chính thức – khu vực chun mơn (xem phần 2.1.3). Do vậy, nội dung 3.2.1.2 sẽ tìm hiểu nhận thức của người dân về khám chữa bệnh ở hai khu vực: chính thức và phi chính thức. Các chỉ báo được dùng để phân tích là: người dân hiểu biết như thế nào về lựa chọn tiếp cận địa điểm khám chữa bệnh; nhận thức về tương tác giữa người bệnh và các nhân viên y tế, hoặc thầy lang, thầy cúng, pháp sư và các bà mụ vườn, hoặc những người thân, bạn bè, hàng xóm khơng có chun mơn; nhận thức về mua và sử dụng thuốc (theo đơn, nghe theo kinh nghiệm của người khác, tự quyết định…); nhận thức về sử dụng Bảo hiểm y tế (chỉ ở khu vực chính thức).

 Nhận thức của người dân về khám chữa bệnh ở khu vực phi chính thức: Khám chữa bệnh tại khu vực phổ thông thường chiếm phần lớn nhất trong hệ thống khám chữa bệnh. Đây là khu vực đầu tiên xuất hiện trong nhận thức của người dân khi có dấu hiệu bệnh tật. Rất nhiều hoạt động tự chữa trị diễn ra ở khu vực phổ thông. Cho rằng ốm đau có thể tự xử trí là một kiểu nhận thức khá phổ biến ở người dân. Chẳng hạn, người ta dùng chanh, quất đun với mật ong để chữa ho, giải cảm, dùng nghệ chữa đau dạ dày, dùng lá mơ trị đau bụng… Trích đoạn một phỏng vấn sâu dưới đây góp phần lý giải tại sao người dân ln nghĩ đến việc tự xử trí bệnh tật khi những dấu hiệu đầu tiên của bệnh xuất hiện:

“…Bệnh nặng hoặc lâu khỏi mới cần đi bệnh viện, ốm đau vặt vãnh thì loanh quanh lá lẩu rồi cũng khỏi…Động tí đi bệnh viện có phải tốn tiền, mất thời gian

không?” (Nữ, 57 tuổi, dân tộc Kinh, xã Hịa Thắng, thành phố Bn Mê Thuột)

Như vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ là yếu tố đầu tiên và quan trọng chi phối nhận thức về việc tự chữa trị tại khu vực phổ thông. Người dân cũng nhận thức được tự chữa trị thường ít tốn kém. Tuy vậy, nhiều bệnh nghiêm trọng ban đầu xuất hiện chỉ với những triệu chứng nhẹ, nếu tự chữa trị sẽ khơng hiệu quả và có thể trì hỗn các cách thức điều trị đúng và hiệu quả hơn khi người bệnh gặp các chuyên gia y học ở khu vực chun mơn sau đó.

Tác giả Hoàng Bá Thịnh (2010) trong nghiên cứu ―Xã hội học sức khỏe‖ đã chỉ ra: Là điều kiện và sản phẩm xã hội, bệnh tật vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội. Cá nhân người bệnh muốn nói với những người khác để giải thích về những triệu chứng sinh lý, cảm nghĩ về bệnh và những chức năng bình thường của cơ thể giờ đây khơng cịn. Trong khi họ lấy những suy nghĩ và kiến thức vốn có về y sinh học để giải thích bệnh tật của mình, có người cịn dùng những ý kiến phổ biến trong nhóm xã hội của mình để hiểu bệnh mình đau ốm và quyết định xem cần làm gì. Những ―lý lẽ đời thường‖ như vậy về bệnh tật có thể đưa ra những giải thích liên hệ đến những kinh nghiệm bệnh tật liên quan đến điều kiện cá nhân và xã hội của người bệnh theo cách hợp lý và đáng tin đối với họ hơn là giải thích của các nhà chun mơn y tế [Hồng Bá Thịnh, 2010, tr.15].

Tương tác của người bệnh trong khu vực phổ thông cũng rất đơn giản, đó là người thân, bạn bè, hàng xóm từng có kinh nghiệm về tình trạng bệnh họ mắc phải. Những chia sẻ về việc chữa trị bệnh tật thường rất tình cờ, nhiều trường hợp chỉ là nghe ai đó nói, hoặc thấy người khác chữa trị hiệu quả, mình cũng định cũng làm theo:

“… Bữa trước đi chợ, có bà bán hàng kể cũng bị ngứa như tôi, chữa đủ thứ không hết, ra hiệu thuốc người ta bán cho tuýp thuốc về bôi ba ngày đỡ. Đang tính mượn cái vỏ tp thuốc mình mua bơi thử…” (Nữ, 46 tuổi, dân tộc Kinh, xã Hòa

Thắng, thành phố Bn Mê Thuột)

Trên thực tế có trường hợp, nhận thức về tự chữa trị dẫn tới việc tự sử dụng các loại thuốc cần kê đơn của bác sĩ đã gặp hậu quả rất khó lường như câu chuyện được trình bày ở hộp sau:

Hộp 3.1: Câu chuyện tự mua thuốc theo tƣ vấn của nhà thuốc rồi...nhập viện

Bà N.T.T (xã Đắk Phơi, huyện Lắk), ngày 12/1/2014, thấy con là bé N.T.L (17 tháng tuổi) bị ho kéo dài, viêm họng nên đã tới hiệu thuốc trong xã do bà B. làm chủ để mua thuốc.

Theo lời bà T: "Chị B chủ cửa hàng bán cho 4 loại thuốc: Cephalexin 250mg, gói 1,4g thuốc bột dạng pha hỗn dịch uống do công ty DHG PHARMA sản xuất; thuốc Supertrim (thuốc bột thơm) gói 1,6g chống nhiễm khuẩn do Cty ASIMEX PHARM sản xuất và cùng vỉ 2 thuốc uống khác. Ngoài việc hướng dẫn liều lượng, thời gian uống thuốc, chủ hiệu thuốc khơng hướng dẫn gì thêm, cũng như việc cảnh báo về tác dụng phụ do uống các loại thuốc này‖.

Uống được 30 phút, cháu bé bắt đầu có hiện tượng sùi bọt mép, co giật, chân tay run, chóng mặt, nơn mửa, phát ban toàn thân dẫn đến bỏng da, trầy xước toàn bộ phần lưng. Thấy bất thường, gia đình đã đưa con tới Bệnh viện Đa khoa huyện Lắk để cấp cứu.

Sau khi điều trị thốt khỏi nguy hiểm tính mạng, Bệnh viện tiếp tục điều trị các vết phồng rộp, bị viêm nhiễm nặng cho cháu. Theo các bác sĩ da liễu, cháu bé đã qua giai đoạn nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên di chứng để lại trên cơ thể cháu nhỏ chưa thể đánh giá hết được. Loại thuốc mà hiệu thuốc của xã kê cho cháu nhỏ bắt buộc phải có đơn của bác sĩ khám bệnh mới được phép bán. Các bác sĩ cũng cho biết, 4 loại thuốc nói trên đều là kháng sinh liều cao. Nếu dùng cho trẻ nhỏ cùng lúc sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Hơn nữa, đối với những trẻ có tiền sử bệnh lý chưa biết rõ ràng sẽ càng nguy hại hơn nếu không dùng đúng thuốc bác sĩ khám và kê đơn.

(Thông tin từ phỏng vấn sâu bà N.T.T, 31 tuổi, dân tộc Ê – đê, xã Đắk Phơi, huyện Lắk)

Từ câu chuyện trên, có thể thấy nhận thức thiếu sót của gia đình người bệnh cộng với sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của người bán thuốc dẫn sự nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tự chữa trị trong trường hợp này thể hiện nhận thức sai lệch trong khám chữa bệnh của người dân, sẽ dẫn đến hậu quả khó lường đối với sức khỏe và tính mạng.

Trong lý thuyết lựa chọn duy lý, John Elster nói về ―kết quả cuối cùng tốt nhất‖ và ―chi phí tối thiểu‖ dựa trên ý tưởng chủ quan trong đầu chủ thể hành động. Với trường hợp câu chuyện trên, người mẹ ban đầu tính đến việc nếu nhà thuốc kê

nhiều hơn, rõ ràng đạt được kết quả tối ưu và chi phí tối thiểu. Nhưng thực tế khơng như dự tính trong đầu người mẹ, ―kết quả cuối cùng tốt nhất‖ này không xuất hiện mà lại là hậu quả người mẹ không lường được. Khởi điểm ban đầu dẫn tới sự chênh lệch giữa ―kết quả cuối cùng tốt nhất‖ trong mong đợi và kết quả tồi tệ ở hiện thực chính là nhận thức sai lệch của người mẹ. Có thể nói, kết quả cuối cùng tốt hay khơng, chi phí bỏ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể khi đưa ra lựa chọn ban đầu, nhận thức sai lệch tất yếu kết quả cuối cùng không thể phù hợp với mong muốn ban đầu của chủ thể lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoạt động khám chữa bệnh của người dân đắk lắk hiện nay (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)