CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe và hoạt động khám chữa
1.1.4 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh
chọn, ra các quyết định liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của bản thân và gia đình. Các luận điểm từ các nghiên cứu trên tạo căn cứ để tác giả luận án chọn góc tiếp cận xem xét người dân với tư cách chủ thể trong hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh của người dân chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố nhất định, điều này được lý giải rõ ràng hơn với các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của người dân mà tác giả luận án sẽ trình bày trong phần 1.1.4.
1.1.4 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của người dân người dân
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngồi nước phân tích, như nghiên cứu về những kiến thức được tích lũy về sức khỏe (Rossand Wu 1996) hay ảnh hưởng tích lũy của phân biệt chủng tộc trong y tế (Krieger 1994), thu nhập của các gia đình nghèo (McLeod và
Shanahan 1993, 1996; McLeod và Nonnemaker 2000)…[ Pescosolido, B.A, 2011, p.271-288]….
Một số nghiên cứu về sự tham gia của chính phủ trong khám chữa bệnh đã quan tâm về thái độ của nhà nước đối với hoạt động khám chữa bệnh. Nhân tố ảnh hưởng này rất quan trọng vì nó cho thấy những áp lực mà việc hoạch định chính sách phải đối mặt trong một quốc gia, sau đó sẽ tác động tới hoạt động khám chữa bệnh của người dân. Hayes và Vanden Heuvel's (1996) đã thực hiện một nghiên cứu tại năm quốc gia và nhận thấy Anh, Ý, Úc dành chi tiêu công cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn Mỹ và Tây Đức, đồng thời chỉ ra tác động của các yếu tố cá nhân ở mỗi nước. Ví dụ, năm 1985, chi phí hỗ trợ chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ ở Tây Đức, Ý và Úc nhiều hơn ở Mỹ và Anh. Tương tự như vậy, ở Tây Đức và Ý, những người có trình độ giáo dục cao hơn dường như chi tiêu ít hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với Mỹ, Anh và Úc [Pescosolido, B.A, 2011, p.271-288].
Khi những khác biệt văn hóa tồn tại trong cùng một cộng đồng, ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi tìm kiếm hỗ trợ về sức khỏe khi nào và như thế nào của người dân cũng là một yếu tố cần xem xét. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục tìm hiểu vai trị của văn hóa trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, cũng như mở rộng tìm hiểu những ưu tiên nào được người dân lựa chọn khi sử dụng dịch vụ này căn cứ trên những chuẩn mực văn hóa khác nhau. Bourdieu (1984), DiMaggio (1997) và Jameson (1998) nhấn mạnh vai trị của văn hóa trong việc cung cấp thơng tin và các chương trình có tổ chức cho các cá nhân. Thông qua các cơ chế khác nhau, bao gồm cả các tổ chức, mạng lưới, và phong trào xã hội, văn hóa sẽ ảnh hưởng tới hoạt động khám chữa bệnh của cá nhân [Pescosolido, B.A, 2011, p.271-288].
Một số nghiên cứu khác cho thấy ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đối với tình trạng sức khỏe, bệnh tật của con người. Những người ít cơ lập với xã hội hơn, tham gia vào nhiều hoạt động cơng dân và xã hội hơn, có xu hướng sức khỏe tốt hơn [Beum và cộng sự, 2000, Veenstra, 2000, dẫn theo Harpen, 2005]
Trong nghiên cứu “Quan hệ xã hội và hành vi sức khỏe trong cuộc sống”,
Umberson và cộng sự (2010) đã tán đồng quan điểm của House (1988) khi cho rằng mạng lưới quan hệ xã hội có thể ảnh hưởng tới hành động khám chữa bệnh. Những mối quan hệ xã hội, hoặc sự thiếu cân xứng của nó, tạo ra những nguy cơ lớn đối
với sức khỏe. Hành vi sức khỏe chiếm một vị trí then chốt trong những mơ hình lý thuyết tìm kiếm cách giải thích về thời điểm và cách thức mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh [Umberson và cộng sự, 2010].
Nghiên cứu của Sheldon và Janicki Deverts (2009) với chủ đề “Làm sao có
thể cải thiện sức khỏe thể chất bằng thay đổi mạng lưới xã hội”, cho chúng ta thấy
các quan hệ xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe, tuổi thọ của con người [Sheldon và Janicki Deverts, 2009, tr.375-378].
Nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của người dân được một số tác giả quan tâm như: Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Nguyễn Đức Truyến (2000), Bế Quỳnh Nga (2010), Hồng Bá Thịnh (2010), Dương Chí Thiện (2013), Phạm Tất Dong (2013)…
Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000) “Xã hội học về giới và phát triển” chỉ ra yếu tố giới ảnh hưởng khá rõ nét đến hoạt động
khám chữa bệnh của người dân khi phân tích thực trạng nhiều phụ nữ sống ở khu vực nơng thơn khó có điều kiện tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của Nhà nước. Nhu cầu nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhà nước rất lớn để đảm bảo sự công bằng y tế trong khám chữa bệnh cho phụ nữ và các em gái nghèo [Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Truyến (2000) “Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân với ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế - xã hội” đã chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân trong khám chữa bệnh là yếu tố tôn giáo, văn hóa, kinh tế, xã hội và tổ chức. Trong bối cảnh biến đổi xã hội, những yếu tố này có ảnh hưởng khơng nhỏ dẫn tới những hành động tiêu cực trong quan hệ thầy thuốc và người bệnh. Cùng với phương pháp phân tích và so sánh về phúc lợi xã hội cho người nghèo, giá cả dịch vụ khám chữa bệnh, chế độ BHYT, vai trò của nhà nước, tác giả đã chỉ ra rằng quan hệ xã hội của thầy thuốc và bệnh nhân biến đổi thì những quy tắc của chúng cũng thay đổi [Nguyễn Đức Truyến, 2000, tr.24-30].
Độ tuổi cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức, nhu cầu và hành động khám chữa bệnh của người dân. Điều này được chứng minh trong nghiên cứu:
Bế Quỳnh Nga (2010). Tuổi càng cao, người già càng hạn chế trong khả năng tự chăm sóc mình, đối với nhiều người thế hệ cao tuổi hiện nay, tuổi thọ tăng lên đồng nghĩa với việc họ phải chịu đựng các vấn đề về sức khỏe và bệnh mãn tính nhiều hơn. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi cũng ngày một tăng cao trong khi nghèo khổ, di dân và sự thay đổi các giá trị xã hội đang làm mai một khả năng chăm sóc của gia đình đối với người cao tuổi. Tuổi thọ trung bình tăng cũng làm mơ hình bệnh tật ở Việt Nam thay đổi [Bế Quỳnh Nga, 2010, tr.31-42].
Trong “Xã hội học sức khỏe”, với các quan điểm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học sử dụng trong nghiên cứu, tác giả Hoàng Bá Thịnh (2010) đã đề cập tới bất bình đẳng xã hội và sự khác biệt trong khám chữa bệnh khi phân tích một số yếu tố như giai cấp, sắc tộc, giới và độ tuổi… Tác giả đã cung cấp lượng kiến thức lớn gồm cả lý luận và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam về các yếu tố xã hội – văn hóa – kinh tế – môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động khám chữa bệnh của con người trong xã hội hiện đại [Hồng Bá Thịnh, 2010].
Một ví dụ khác, trong khn khổ hội thảo khoa học “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên – Lý luận và Thực tiễn”, nghiên cứu “Một số vấn đề an sinh xã hội ở Tây Nguyên” của tác giả Phạm Tất Dong (2013) đã xem
xét yếu tố tộc người – với tư cách là nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề phòng bệnh và chữa bệnh của người dân [Phạm Tất Dong, 2013, tr. 24-30].
Tác giả Dương Chí Thiện (2013) đã có nghiên cứu ―Bất bình đẳng giữa đơ
thị và nông thôn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam‖. Với
phương pháp so sánh đô thị và nông thôn, nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm yếu tố chủ yếu dẫn tới sự bất bình đẳng giữa đơ thị và nông thôn về điều kiện và cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân như: nhóm yếu tố về điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gồm mức sống và khả năng chi trả, trình độ học vấn, mơi trường sống, các đặc điểm văn hóa và thói quen chăm sóc sức khỏe, nguồn tài chính dành cho y tế từ ngân sách nhà nước; và nhóm yếu tố về cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gồm hệ thống các cơ sở y tế, trang thiết bị kỹ thuật y tế và thuốc. Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp về phát triển kinh tế, truyền thơng, giáo dục về y tế, tài chính, phát triển đội ngũ cán bộ y tế và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế để góp phần giải quyết thực trạng nói trên [Dương Chí Thiện, 2013, tr.67-77].
Trong các nghiên cứu kể trên, các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe và hoạt động khám chữa bệnh của người dân thường được các nhà nghiên cứu xem xét là văn hóa – kinh tế – xã hội – môi trường hay yếu tố nhân khẩu xã hội như tuổi, giới tính, thu nhập, mạng lưới xã hội… Các nhân tố này đã tạo ra sự khác biệt về mơ hình bệnh tật ở các nhóm xã hội khác nhau, đồng thời có liên quan tới bất bình đẳng trong hoạt động khám chữa bệnh. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến