CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm công cụ
2.1.3 Khái niệm hoạt động khám chữa bệnh
Trước khi tìm hiểu khái niệm hoạt động khám chữa bệnh, cần phải xác định thế nào là hoạt động? Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, ―hoạt động là sự vận động nhằm một mục đích nào đó‖ [Phạm Lê Liên, 2015, tr.504].
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lí học Mác-xít, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Chúng ta có thể hiểu hoạt động là q trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người [Nguyễn Xuân Thức, 2007, tr.67].
Về khái niệm khám chữa bệnh, theo Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội: ―Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh. Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh‖ [Quốc Hội, 2009].
Theo cách hiểu trên, nhân viên y tế là chủ thể trong hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu xã hội học y tế và sức khỏe, ở một góc tiếp cận khác, người bệnh – bên thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh được coi là chủ thể trong hoạt động khám chữa bệnh (mà không phải nhân viên y tế - bên cung cấp dịch vụ).
Một trong những quan điểm xem xét vai trị chính yếu của người bệnh trong hoạt động khám chữa bệnh là quan niệm bệnh tật của Talcott Parson. Ông coi bệnh tật là một vai trị xã hội, có nghĩa con người có thể viện đến bệnh tật để nghỉ ngơi, nhận được sự miễn trừ xã hội đối với những nghĩa vụ của mình. Hoạt động khám chữa bệnh diễn ra khi một cá nhân được xác định là đau ốm hay bệnh tật (ví dụ khi
bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân và đưa ra kết luận), cá nhân đó có thể được giải thốt khỏi một loạt các trách nhiệm nhất định (kể cả trách nhiệm đạo đức) và người ốm được hưởng một số quyền lợi tùy theo mức độ bệnh tật. Việc khám chữa bệnh xuất phát từ việc vai trò lệch lạc của người ốm sẽ buộc anh ta tìm mọi cách trở lại trạng thái bình thường. Anh ta phải tìm kiếm sự hỗ trợ khỏi bệnh. Dư luận xã hội cũng buộc vai trò của người ốm phải chấp nhận sự can thiệp của những phương tiện y học và hệ thống bệnh viện nếu điều đó được coi là cần thiết cho sự trở lại bình thường của anh ta [dẫn theo Vũ Phạm Nguyên Thanh, 1993, tr.3-10].
Sarah Nettleton (1995) trong nghiên cứu ―Xã hội học sức khỏe và bệnh tật‖ đề cập tới mơ hình mới về hoạt động khám chữa bệnh, trong đó cá nhân khơng cịn thụ động điều trị khi ốm đau, mà phải là người tham gia tích cực đồng thời chủ động ra quyết định trong việc duy trì sức khỏe của chính họ. Nghiên cứu này chỉ ra góc độ tiếp cận hoạt động khám chữa bệnh từ phía chủ thể là người dân [Sarah Nettleton, 1995].
Kế thừa cách tiếp cận vấn đề chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh từ góc độ chủ thể là bên thụ hưởng dịch vụ, khi nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk, tác giả luận án nhận thấy tính khả thi trong việc lựa chọn chủ
thể trong hoạt động khám chữa bệnh là người dân.
Xem xét hoạt động khám chữa bệnh khơng thể chỉ nhìn vào việc cá nhân đưa ra một quyết định tại một thời điểm như khám ở đâu, khám thế nào, các quyết định đó là kết quả của một q trình người bệnh nhận thức về trạng thái bệnh trên cơ sở kiến thức của bản thân về sức khỏe, bệnh tật, từ đó nảy sinh nhu cầu cần hành động cải thiện tình trạng bệnh của mình. Nhiều mơ hình lý thuyết đã được các nhà xã hội học đưa ra để lý giải hoạt động khám chữa bệnh của chủ thể như một q trình xã hội. Trong đó, mơ hình về q trình tìm sự giúp đỡ ở các khu vực khám chữa bệnh mà Zola (1973) đưa ra có những kiến giải phù hợp với vấn đề nghiên cứu của luận án. Dưới đây là mơ hình của Zola về q trình tìm sự giúp đỡ ở các khu vực khám chữa bệnh [dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2010, tr.178]:
Hình 2.1: Mơ hình về q trình tìm sự giúp đỡ ở các khu vực khám chữa bệnh của Zola (1973)
(Nguồn: Zola (1973) - dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2010, tr.178)
Nhận thức về triệu chứng:
- Về thể chất: ví dụ đau
- Về tinh thần: ví dụ khó chịu - Về xã hội: ví dụ đổ vỡ quan hệ
Điều hòa với triệu chứng
Chia sự điều hịa cho thích hợp vì:
- Một khủng hoảng bên trong, ví dụ: một cuộc cãi lộn nghiêm trọng.
- Nhận thức được can thiệp với hoạt động lao động - Nhận thức được can thiệp với hoạt động xã hội - Chấp nhận địi hỏi của người khác và tìm trợ giúp - Triệu chứng tồn tại dai dẳng quá thời hạn cá nhân đề ra…
Quyết định tìm kiếm giúp đỡ/hành động
Tự chữa trị, tham khảo ý kiến gia đình, bạn, hàng xóm Bác sĩ Tìm ơng lang, thầy cúng, thầy mo, bà mụ Bệnh nhân ngoại/nội trú
Mơ hình của Zola được xây dựng dựa trên cách tiếp cận kiến thức - thái độ - hành vi (K-A-P). Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của con người về một vấn đề cụ thể trong đời sống. Mơ hình của Zola bắt đầu bằng sự nhận biết của người bệnh về trạng thái thể chất, tinh thần hay xã hội khác thường của cơ thể.
Tiếp theo, từ những biểu hiện nói trên, dẫn tới q trình điều hịa với triệu chứng, chia sự điều hịa cho thích hợp. Trong mơ hình của Zola, thời điểm cuối của việc chia sự điều hịa cho thích hợp là khi người bệnh ―chấp nhận địi hỏi của người khác phải tìm trợ giúp‖ hoặc thấy ―triệu chứng tồn tại dai dẳng quá thời hạn cá nhân đề ra‖ nên dẫn tới nảy sinh nhu cầu ―quyết định tìm kiếm giúp đỡ/hành động‖, từ đó đưa ra quyết định khám chữa bệnh tại khu vực nào. Như vậy, mơ hình của Zola cho thấy một quá trình bắt đầu bằng việc (1) chủ thể nhận biết về trạng thái bệnh tật của bản thân, (2) tìm cách thích ứng với trạng thái, (3) nảy sinh nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ/hành động, (4) quyết định khám chữa bệnh tại khu vực cụ thể (1 - tự chữa trị, tham khảo ý kiến gia đình, bạn, hàng xóm, 2 - tìm thầy lang, thầy cúng, thầy mo, bà mụ, 3 - đi khám bác sĩ).
Để tìm hiểu các khu vực cụ thể nói trên, có thể tham khảo thêm mơ hình khu vực (sector model) của Arthur Kleinman (1980). Theo Kleinman, có ba khu vực khám chữa bệnh – nơi người dân tìm đến khi gặp vấn đề về sức khỏe.
Khu vực thứ nhất là khu vực y tế chuyên môn gồm các chuyên gia y học và các cơ sở y tế được tổ chức một cách chính thống và được công nhận về pháp luật. Ở Việt Nam, khu vực chuyên môn bao gồm cả những người hành nghề Tây y và Đơng y. Hai nhóm này đều được chun nghiệp hóa.
Khu vực thứ hai là khu vực dân gian bao gồm các thầy lang, thầy cúng, pháp sư và các bà mụ vườn. Những thầy lang này khơng thuộc hệ thống y tế chính thống. Các cách chữa bệnh của họ thường mang tính chất thần bí, dân dã hoặc phối hợp cả hai cách. Ở Việt Nam, những người hành nghề trong khu vực dân gian bao gồm thầy cúng, thầy bói, thầy lang và bà đỡ.
Cuối cùng, khu vực phổ thông đại chúng là khu vực của người dân, những người khơng có chun mơn. Khu vực này chiếm phần lớn nhất trong bất kỳ hệ thống khám chữa bệnh nào. Đây chính là khu vực diễn ra hầu hết các hoạt động chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Người ốm thường được phát hiện và nhận
được những chăm sóc đầu tiên ở khu vực này. Khu vực phổ thông cũng bao gồm cả hoạt động tự chữa trị. Ở Việt Nam, các kiêng cữ khi mang thai và sau đẻ của phụ nữ, sử dụng thuốc Tây y của người bán thuốc… thường diễn ra ở khu vực này [dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2010, tr.25-26].
Sau khi phân tích mơ hình về q trình tìm sự giúp đỡ ở các khu vực khám chữa bệnh của Zola (1973) và mơ hình khu vực khám chữa bệnh của Arthur Kleinman (1980), kết hợp với nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của người dân Đắk Lắk, tác giả nhận thấy:
- Để quá trình tìm sự giúp đỡ ở các khu vực khám chữa bệnh diễn ra, ngoài nhận biết của người bệnh về trạng thái của cơ thể, còn là nền tảng kiến thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, bệnh tật và khám chữa bệnh của họ.
- Theo quan sát thực tế tại địa bàn Đắk Lắk, ba khu vực khám chữa bệnh phổ thơng, dân gian và chun mơn có thể nhận diện theo hai khu vực y tế chính thức (khu vực chun mơn) và khu vực y tế phi chính thức (phổ thơng và dân gian).
Do vậy, tác giả đưa ra khung phân tích về khái niệm hoạt động khám chữa bệnh trong luận án như sau:
Điều hòa với triệu chứng và
nảy sinh nhu cầu tìm kiếm
sự giúp đỡ/hành động
Nhận thức của ngƣời dân:
- Về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh.
- Về trạng thái sức khỏe của bản thân
Khám chữa bệnh
tại khu vực phi chính thức (dân gian và phổ thơng)
Khám chữa bệnh
tại khu vực chính thức (chun mơn)
Trên thực tế, mặc dù hoạt động khám chữa bệnh diễn ra tại cả hai khu vực y tế chính thức và phi chính thức, bệnh tật thường được phát hiện và nhận được những chăm sóc đầu tiên ở khu vực y tế phi chính thức. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận vai trị của khu vực khám chữa bệnh chun mơn được nhà nước công nhận. Bệnh khi đã nặng chỉ có thể được xử trí tốt nhất tại khu vực này với đại diện là những chuyên gia y học có trình độ đảm bảo. Điều này cũng đã thể hiện ở điểm cuối mơ hình của Zola (hình 2.1).
Với khung phân tích khái niệm hoạt động khám chữa bệnh như trên, theo quan niệm của tác giả, khái niệm hoạt động khám chữa bệnh trong luận án được xác định như sau: Hoạt động khám chữa bệnh là một quá trình chủ thể tìm kiếm sự giúp
đỡ hoặc hành động nhằm phục hồi sức khỏe của bản thân tại các khu vực y tế phi chính thức và chính thức căn cứ trên nhận thức và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của họ.
Khi xác định chủ thể của hoạt động khám chữa bệnh là người dân, tác giả luận án không tách khám và chữa bệnh là hai hành động khác nhau mà coi khám chữa bệnh là một chuỗi các chọn lựa và thực hiện các quyết định nhằm cải thiện sức khỏe, thoát khỏi trạng thái bệnh tật của chủ thể. Hoạt động khám chữa bệnh của người dân được cụ thể hóa với các chỉ báo: 1. Lựa chọn tiếp cận khu vực/địa điểm khám chữa bệnh; 2. Tương tác giữa người bệnh và các nhân viên y tế, hoặc thầy lang, thầy cúng, pháp sư và các bà mụ vườn, hoặc những người thân, bạn bè, hàng xóm khơng có chuyên môn; 3. Mua và sử dụng thuốc (theo đơn, nghe theo kinh nghiệm của người khác, tự quyết định…); 4. Sử dụng Bảo hiểm y tế (khi người dân lựa chọn khám chữa bệnh tại khu vực y tế chính thức).
Hoạt động khám chữa bệnh của người dân diễn ra trong một bối cảnh xã hội cụ thể nên sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố về phía người dân như điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, độ tuổi, ngơn ngữ, thói quen, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế, các nhân tố về phía hệ thống chính sách y tế của địa phương, truyền thông y tế…