Vận dụng vào việc xây dựng quốc phòng an nin hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 164 - 192)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh

4.2.6. Vận dụng vào việc xây dựng quốc phòng an nin hở Việt Nam

Nam hiện nay

Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đang tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, khó lường. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, chống phá ta toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,

quốc phòng, an ninh, bằng những thủ đoạn, hình thức mới hết sức nguy hiểm, thâm độc. Việc nước ta trở thành thành viên của WTO, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đang tạo ra những cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn; đồng thời, cũng đặt ra những thách thức gay gắt không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh... Trong bối cảnh đó, tăng cường xây dựng quốc phòng an ninh có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó, khoan dung là một đặc điểm cốt lõi

trong học thuyết quân sự của Người. Tinh thần đó đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam để Đảng ta xây dựng đường lối, chiến lược an ninh - quân sự nhằm bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Có thể khẳng định, cái làm nên sức sống bất diệt của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh chính là tính khoa học, tính cách mạng và tính khoan dung, nhân đạo. Chúng ta phải luôn khắc ghi những lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Với tư cách là người mà Bác và Đảng đã trao nhiệm vụ thành lập, lãnh đạo và chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu, là một nhân chứng lịch sử, đã đi gần suốt thế kỷ XX, một thế kỷ đầy thử thách khốc liệt và thắng lợi vẻ vang đối với dân tộc ta, tôi muốn nói với đồng bào, đồng chí, đặc biệt là thế hệ trẻ một chân lý đã ăn sâu trong tâm tư và tình cảm của tôi. Chân lý ấy là: Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo những điều mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin thì thắng lợi. Làm sai tư tưởng Hồ Chí Minh thì thất bại”[38, tr.196-197]. Vì vậy, tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự thấm nhuần tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là yêu cầu của chính thực tiễn khách quan.

Kế thừa tinh thần hòa hiếu của ông cha và tư tưởng hòa bình, khoan dung, hữu nghị, hợp tác để phát triển của Hồ Chí Minh, ngày nay chúng ta khẳng định: Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng khi bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thì nhất định phải thắng. Vì thế, trong khi ra sức bảo vệ hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, chúng ta vẫn phải có một chiến lược quốc phòng phù hợp, một thế trận lòng dân, một quân đội chính quy hiện đại, một chiến lược phát triển con người toàn diện, một nghệ thuật quân sự đỉnh cao… theo tư tưởng khoan dung quân sự Hồ Chí Minh.

Chúng ta cần tiếp tục quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng theo tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh cho dù có ý kiến cho rằng trong điều kiện chiến tranh hạt nhân, khi kho vũ khí hủy diệt đủ sức tiêu diệt nhiều lần trái đất thì cần phải từ bỏ con đường cách mạng bạo lực. Lịch sử đã chứng minh rằng: Chiến tranh là một hiện tượng xã hội, nguy cơ chiến tranh luôn thường trực khi trên thế giới vẫn còn các lực lượng hiếu chiến muốn lấn chiếm, áp đặt nước khác; khi sự sản xuất và buôn bán vũ khí còn phát triển mạnh; khi còn tồn tại sự chênh lệch quá lớn về giàu - nghèo, mạnh - yếu... Hồ Chí Minh từng dẫn câu nói của Khổng Tử như một chân lý, rằng “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng”. Chừng nào nền đại đồng trong thiên hạ vẫn chỉ là mong muốn thì quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh vẫn là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Việc chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau - một xu thế đúng đắn và nhân văn trong đời sống chính trị ngoại giao thế giới hiện nay - không dẫn đến việc thủ tiêu quan điểm bạo lực cách mạng.

Tuy nhiên, bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh thống nhất chặt chẽ với tư tưởng khoan dung và yêu chuộng hòa bình trên cơ sở tôn trọng

quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người, của mọi dân tộc. Kế thừa tinh thần đó, hiện nay trong cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền lợi chân chính của dân tộc, Đảng chủ trương lấy đối thoại thay đối đầu, lấy cái mạnh của mình là lẽ phải và chính nghĩa để đấu tranh với cái phi nghĩa, bạo ngược của đối phương... Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta hiểu rằng: Bạo lực cách mạng luôn phải là sức mạnh tổng hợp nên không được phép giản lược hóa, đồng nhất hóa với bạo lực quân sự, với chiến tranh, càng không phải chỉ là đổ máu. Nếu một lúc nào đó, chúng ta buộc phải dùng đến bạo lực thì đó là bạo lực có tổ chức, được sử dụng đúng mục đích, đúng đạo lý và trong quá trình sử dụng bạo lực vẫn không ngừng tìm cách chuyển từ đối đầu sang đối thoại, sẵn sàng bình thường hóa quan hệ và phát triển hợp tác với nước có xung đột trên tinh thần cùng tồn tại hòa bình.

Cũng cần khẳng định rằng, với truyền thống khoan dung, nhân ái, yêu chuộng hòa bình, việc tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng ở nước ta hiện nay không nhằm vào các mục tiêu chinh phạt như các thế lực hiếu chiến mà chỉ để bảo vệ độc lập dân tộc, để thiết lập nền hòa bình trong độc lập tự do. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thức rằng, nền quốc phòng ưu việt nhất là nền quốc phòng giỏi đẩy lùi mọi cuộc chiến tranh, đủ sức răn đe để không kẻ nào dám gây chiến. Bởi vậy, chúng ta phải tăng cường sức mạnh tổng hợp của dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân, tham gia vào quá trình hợp tác quốc tế, gắn quân sự, quốc phòng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…Hơn nữa, trong xu thế lấy đối thoại thay đối đầu hiện nay, sức mạnh quân sự không còn là công cụ duy nhất khẳng định vị thế cường quốc. Trong bối cảnh đó, cách tự vệ khôn ngoan nhất là làm cho mình thành nhân tố có ích cho sự phát triển của nhân loại.

Hiện nay, để tạo nên sức mạnh tổng hợp, xây dựng lực lượng quân sự chính quy, hiện đại thì các lực lượng quân sự, quốc phòng cần tiếp tục

phát huy phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Đó là tình yêu thương đồng chí, đồng đội. Yêu thương đồng chí, đồng đội là sự phản ánh các mối quan hệ trong nội bộ quân đội ta. Phản ánh mối quan hệ của những người cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Yêu thương đồng chí, đồng đội phản ánh các mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa những người đồng cấp, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ, thể hiện sâu sắc tình đồng chí, đồng đội giữa các quân nhân trong quân đội cách mạng, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Hồ Chí Minh vĩ đại. Phẩm chất yêu thương đồng chí, đồng đội trong quân đội ta cần được thể hiện ở tình cảm thương yêu gắn bó với nhau như anh em ruột thịt, “đồng cam, cộng khổ”, “chia ngọt, sẻ bùi”, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, trưởng thành, ở tinh thần cùng nhau khắc phục khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong điều kiện hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nhà quân sự đại tài Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần khoan dung hiếm có ở một “địa hạt” tưởng chừng ít khoan dung nhất, khó khoan dung nhất là hoạt động quân sự trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Cái gốc của sự khoan dung Hồ Chí Minh chính là văn hóa, là tình yêu con người. Tinh thần khoan dung đã đưa Người trở thành một bậc nhân tướng của nhân loại và đưa dân tộc ta lên tầm vóc một dân tộc văn minh, một dân tộc biết dùng văn minh để thắng tàn bạo. Lịch sử chiến tranh nhân loại cho thấy: Sức mạnh của vũ khí chỉ có uy lực áp đảo trong giai đoạn đầu, còn con người với chiều sâu văn hóa mới quyết định kết cục của một cuộc chiến tranh. Dân tộc Việt Nam đã thắng được các cường quốc quân sự trên thế giới, đã cảm hóa và tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của nhân dân thế giới cũng là

nhờ tinh thần khoan dung sâu sắc. Vì thế, tinh thần khoan dung trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh sẽ luôn là hành trang quý báu của dân tộc Việt Nam trong mọi chặng đường của sự nghiệp “dựng nước và giữ nước”.

Như vậy, có thể và cần phải vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng ta suốt 30 năm qua. Đồng thời, dựa trên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 30 năm đổi mới và cương lĩnh của Đảng, kể cả Hiến pháp mới nhất được sửa chữa công phu và đã được công bố, có hiệu lực ta mới càng thấy rõ Đảng ta đã từng bước nhận thức và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới, hội nhập và phát triển, trong đó có khoan dung Hồ Chí Minh.

Có thể nói, Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ ngày lập nước đến nay của Đảng và nhân dân ta là quá trình không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình không ngừng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hiện thực, vừa hoàn thiện những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa về mặt lý luận của Đảng. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã điều chỉnh, chuẩn hóa một số nội dung và cô đọng hóa một số đặc trưng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ

sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”[29, tr. 70].

Đồng thời, Cương lĩnh cũng đã vạch ra 8 phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội và kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để đưa Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Những phương hướng cơ bản đó bao gồm: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường; hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh [29, tr.72-73]. Tám phương hướng nêu trên về cơ bản đã thể hiện rõ phương thức, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các chủ trương trong đường lối đối nội, đối ngoại. Mặt khác, vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị cũng như trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống

chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã được thể hiện rõ trong một số phương hướng.

Có thể khẳng định, 8 đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội, 8 phương hướng cơ bản về xây dựng Chủ nghĩa xã hội Việt Nam đều thấm nhuần tư tưởng khoan dung của Hồ Chí Minh, đã đặt giai cấp trong dân tộc, đặt dân tộc trong quốc tế, nhân loại, vừa kế thừa truyền thống, vừa phát huy hiện đại, nhất quán với lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, để xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Gần đây, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh (VBS) ngày 13/9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, “Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất”. Có thể nói, tất cả đều bắt nguồn từ sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có khoan dung Hồ Chí Minh.

Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra 9 mối quan hệ lớn cần tiếp tục quán triệt và xử lý tốt trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đó là: “quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”[30, tr.80]. Có thể khẳng định 9 mối quan hệ lớn là kết quả tìm tòi suốt 30 năm đổi mới, phản ánh tính quy luật của quá trình đổi mới, phát triển của Việt Nam. Chín mối quan hệ đó chính là sự thể hiện, vận dụng tư duy đặc sắc của Hồ Chí Minh. Bởi, Hồ Chí Minh luôn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 164 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)