Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh
4.2.1. Vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Từ thực tiễn thế giới và trong nước đã và đang đặt ra những thuận lợi và thách thức đan xen, phức tạp đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Để phát triển kinh tế bền vững, đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm quốc tế và tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh. Trong đó, khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế chứa đựng giá trị nhằm định hướng cho việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Nhất là việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, thực hành dân chủ trong kinh tế cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong các hoạt động kinh tế.
Trước hết, trong phát triển kinh tế phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế phải được vận dụng ở việc thực hiện sự công bằng, bình đẳng trước các cơ hội để mọi người cùng phát triển, mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế,… đều bình đẳng trong các hoạt động kinh tế. Khi bàn về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương phát triển cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, coi đây như một phương thức chủ yếu để xây dựng kinh tế. Thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất nhằm giải phóng mọi tiềm năng kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn là sự thể hiện nguyên tắc khoan dung Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế.
Trong đời sống xã hội, kinh tế là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển xã hội. Một nền kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện để ổn định chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục,…Chính vì vậy, để đưa đất nước phát triển thì kinh tế là lĩnh vực đầu tiên cần có bước đột phá. Do đó, thực hiện khoan dung trong kinh tế nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu chung của cách mạng, mà trước hết là mục tiêu kinh tế. Việc ổn định phát triển kinh tế là cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với việc phát huy nguồn lực trong nước, từng bước đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Chính vì vậy, nhằm kế thừa và phát triển khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế, Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách, trong đó tiếp tục quán triệt mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng. Mặt khác, cần tiếp tục xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc. Đồng thời, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Việc thực hiện khoan dung trong phát triển kinh tế cần được Đảng thể hiện cụ thể trong chủ trương xây dựng nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần, trong việc tạo
hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết để các thành phần kinh tế cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và bình đẳng trước Hiến pháp và Phát luật, “xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu”[28, tr.84].
Trong giai đoạn vừa qua, sự phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khu vực FDI, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường chứng khoán, xã hội hóa dịch vụ công, triển khai đối tác công - tư một cách sáng tạo trong xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng,... đã góp phần giải phóng sức sản xuất và mọi tiềm năng phát triển trong và ngoài nước. Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển cần có cơ chế và chính sách phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; trong đó, cần duy trì và bảo đảm tự do kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh. Đồng thời, từng bước thiết lập và hoàn thiện cơ chế thị trường lành mạnh, minh bạch; phát triển đầy đủ, đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường; các chủ thể thị trường cạnh tranh bình đẳng; đặc biệt, cần có sự bình đẳng trong cơ hội đầu tư, sản xuất và kinh doanh đối với mọi chủ thể kinh tế, không phân biệt đối xử với cá nhân hay tập thể, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước. Thị trường cũng chính là cơ chế chủ yếu thực hiện phân phối các thành quả của tăng trưởng kinh tế, trong đó thu nhập của mỗi người được hình thành trên cơ sở và phù hợp với kết quả lao động cũng như mức đóng góp về các nguồn lực trong quá trình tạo ra của cải xã hội.
Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế cũng chính là quá trình đẩy mạnh thực hành dân chủ trong kinh tế. Đây là nhân tố giữ vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Thực hành dân chủ trong kinh tế chứa đựng ý nghĩa lý luận và khoa học, đồng thời có giá trị thực tiễn to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Dân chủ trong kinh tế là cơ sở cho dân chủ trong các lĩnh vực khác. Trong những năm đổi mới,
với đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra những điều kiện cho việc thực hành và phát huy dân chủ. Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ trong kinh tế hiện nay cần tiếp tục thực hiện đầy đủ quyền làm chủ về sở hữu của nhân dân, của người lao động. Bởi vì, chỉ với tư cách làm chủ chứ không phải làm thuê, người lao động mới không ngừng phát huy tính độc lập, tự chủ, tính năng động, sáng tạo của mình trong lao động. Việc thực hiện quyền làm chủ về sở hữu bao hàm cả việc xác nhận sự tồn tại, phát triển của các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Bình đẳng về kinh tế hoàn toàn không đồng nghĩa với sự cào bằng, bình quân chủ nghĩa; trái lại cần có trọng tâm, trọng điểm, phải xác định đúng vị trí, vai trò của mỗi thành phần kinh tế. Mặt khác, quyền làm chủ về sở hữu còn là sự xóa bỏ mọi hình thức bóc lột, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đây chính là biểu hiện tập trung và cao nhất khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế ở khía cạnh dân chủ trong kinh tế đúng như Người khẳng định: “Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản lý nhà nước”[95, tr.367].
Bên cạnh đó, việc thực hiện dân chủ trong kinh tế theo khoan dung Hồ Chí Minh hiện nay cần làm chủ việc tổ chức, quản lý kinh tế, trong đó phải có kế hoạch thống nhất, dân chủ và hợp lý. Đồng thời, làm chủ trong quá trình phân phối, kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động. Chú trọng giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội;
Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động,... Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý”[30, tr.136]. Người lao động có quyền được hưởng thụ một cách bình đẳng những thành quả kinh tế của đất nước. Vì vậy, Nhà nước cần chăm lo cho người dân có công ăn việc làm, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác, nhà nước ngoài việc đa dạng hóa các hình thức phân phối, cũng cần chú ý và phát huy hiệu quả của hình thức phân phối theo phúc lợi xã hội. Đây là một trong những nội dung thể hiện khoan dung trong kinh tế, mà cụ thể là trong phân phối đối với một bộ phận tầng lớp yếu thế trong xã hội và là những tiền đề quan trọng để mọi chủ thể xã hội phát huy năng lực và sức sáng tạo, vươn lên làm giàu cho chính mình và làm giàu cho xã hội.