Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh
4.2.4. Vận dụng vào việc xây dựng đạo đứ cở Việt Nam hiện nay
Để xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, cần vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức nhằm định hướng giá trị nhân cách, đạo đức, qua đó từng bước xây dựng con người Việt Nam toàn diện hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần nhân văn, khoan dung, nhân ái.
Trước hết, việc vận dụng giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức thể hiện ở việc định hướng văn hóa ứng xử giữa con người với nhau không kể dân tộc, đẳng cấp, chủng tộc, tôn giáo,… Phải biết yêu
thương, tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỷ, không vụ lợi, nhằm hướng tới một xã hội Việt Nam tốt đẹp, đảm bảo mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức còn thể hiện ở “đạo lý làm người” của Hồ Chí Minh. Đây là chỉ dẫn vô giá đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Đạo lý đó là lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người, tinh thần lao động cần cù, lối sống, sinh hoạt giản dị, thuần hậu, có tình, có nghĩa, hài hoà giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa xã hội với giới tự nhiên.
Trong đời sống thực tiễn kinh tế thị trường, vấn đề lợi ích đã và đang chi phối nhiều mặt của con người Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ làm sao để mỗi hành động vì lợi ích của mình không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, cũng như việc cần giáo dục ra sao để giúp cho việc định hướng hình thành những nhu cầu lành mạnh, hợp lý nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng môi trường thật sự khoan dung, nhân ái trong xã hội nước ta.
Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng và phát triển tinh thần khoan dung nói chung, khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức nói riêng là biện pháp hữu hiệu và cấp bách để khắc phục sự cố chấp, bất khoan dung, sự xuống cấp về đạo đức, nhân cách của một bộ phận không nhỏ con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Biết tôn trọng các quyền cơ bản của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, giá trị đạo đức nhân loại trong thế giới mở cửa hội nhập, cộng sinh.
Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đã đem lại sự đa dạng hơn, phong phú hơn về định hướng giá trị cho mỗi cá nhân. Khoan dung là biết tôn trọng định hướng giá trị của mỗi cá
nhân. Cuộc sống có nhiều loại giá trị: giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị kinh tế,… có quan niệm đa dạng về cái đẹp, hạnh phúc, nhân cách,… Mọi người đều có thể theo đuổi những giá trị khác nhau, song phải biết tôn trọng và chấp nhận quyền tự do của mỗi người nhằm hướng tới mục tiêu “xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với tầm cao và tính hoàn chỉnh của nó, khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức đang trở thành một sức mạnh để nêu gương, thức tỉnh, cảm hoá, tháo gỡ, hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Người Việt Nam từ trước đến nay sống có nghĩa, có tình, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày. Gặp những lúc khó khăn, hoạn nạn thì tinh thần này càng thể hiện rõ nét. Đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, nhưng những hậu quả của nó để lại vẫn nặng nề. Hậu quả chiến tranh không chỉ những người trực tiếp tham gia phải gánh chịu, mà còn ảnh hưởng tới những thế hệ sau cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, thực hành tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức là hết sức quan trọng trong việc chăm lo những gia đình có công với cách mạng. Nó vừa thể hiện rõ tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”; đồng thời, cũng là thực hiện đạo lý khoan dung của dân tộc, của Hồ Chí Minh. Trong chính sách xã hội, chúng ta cần thực hiện sự khoan dung độ lượng đối với những người từng vi phạm pháp luật pháp, sa vào con đường phạm tội, chống lại Tổ quốc và nhân dân, cũng như mở các cuộc vận động tuyên truyền nhằm giáo dục những người mắc phải các tệ nạn xã hội, những người lầm lỡ đi vào con đường phạm tội, biết ăn năn hối cải trở về với sinh hoạt cộng đồng, truyền thống khoan dung “đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại” cần được tiếp tục phát huy tác dụng bằng những giải pháp, biện pháp cụ thể, hợp lòng người. Sự đối xử khoan hồng của pháp luật đối với những người phạm pháp biểu hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ xã chủ nghĩa, và cũng có cội nguồn sâu xa từ truyền thống khoan dung của dân tộc. Tuy nhiên, đối với những kẻ không chịu phục thiện, được giáo dục nhiều lần mà vẫn cố tình vi phạm pháp luật thì cũng cần có những hình phạt nghiêm khắc.
Ngày nay, với sự tác động của kinh tế thị trường làm cho sự phân hoá xã hội diễn ra càng sâu sắc, cùng với sự diễn biến bất thường của thời tiết mà một bộ phận dân cư rơi vào hoàn cảnh khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Chính vì thế, giá trị truyền thống dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội, qua đó chia sẻ những khó khăn mất mát của người dân. Thực hiện công bằng xã hội kết hợp với công tác xoá đói, giảm nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai,… cũng là một khía cạnh nhằm từng bước đưa tinh thần khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh ăn sâu vào thực tiễn cuộc sống. Có như vậy mới xây dựng được một chế độ xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người dân đều được tạo điều kiện để phát triển toàn diện, chung sống hoà bình, hạnh phúc.
Như vậy, khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức có giá trị to lớn đối với mỗi con người Việt Nam, giúp họ hoàn thiện nhân cách, đạo đức, hướng đến xây dựng những giá trị đạo đức, văn hoá, tri thức cho con người Việt Nam. Học cách khoan dung Hồ Chí Minh cũng chính là cách để cùng chung sống hoà bình trong bối cảnh đầy biến động của thế giới. Đồng thời, khoan dung Hồ Chí Minh trong đạo đức là giá trị giúp cho đất nước, xã hội Việt Nam phát triển lành mạnh và hợp đạo lý. Qua hành động, suy nghĩ, mỗi con người Việt Nam bên cạnh việc tu dưỡng nhân cách, đạo đức cá nhân, khoan dung trở thành cốt lõi cho việc giữ gìn giá trị của đạo đức dân
Hồ Chí Minh trong đạo đức sẽ góp phần vào việc xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội, xây dựng niềm tin chiến lược, qua đó thúc đẩy tiến bộ nhân loại.