Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 56)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh

2.2.3. Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản

Trên phương diện lý luận, bộ phận quan trọng nhất để hình thành nên khoan dung Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, việc Hồ Chí Minh tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin là kết quả tất yếu của hoạt động thực tiễn, tìm con đường giải phóng dân tộc mà Người đang khao khát, đang tìm kiếm lúc bấy giờ. Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc”[95, tr.562]. Với sự tương đồng về lý tưởng và sự hấp dẫn của những luận điểm cách mạng - khoa học - nhân văn, bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về Vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đã trở thành “ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”[21, tr.11].

Học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin đã vạch ra những vấn đề cơ bản về con đường, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân, nhằm lật đổ mọi chế độ áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, áp bức con người, hướng tới

mục đích cao cả đó là “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đây cũng chính là bản chất nhân đạo cao cả vì con người, do con người của chủ nghĩa Mác -Lênin. Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản hướng tới mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, bóc lột, bị nô dịch, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng chế độ mới, một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản trở thành bộ phận quan trọng của cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh. Người từng khẳng định “từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[95, tr.563].

Việc tiếp thu truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc và những giá trị tinh hoa trong văn hoá nhân loại, đối với Hồ Chí Minh là một quá trình nhào nặn, tổng hợp nghiêm túc của một con người yêu nước, sáng tạo vĩ đại. Nhờ có tiền đề phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy và tiếp nhận những giá trị cao cả của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Kế thừa tinh thần khoan dung của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản để hình thành hệ thống tư tưởng của mình và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam. Qua đó hoàn thiện tư tưởng khoan dung của Người.

Khoan dung, nhân ái, đặc biệt là lòng yêu nước, tình thương yêu con người vô hạn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, thể hiện rất rõ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tư tưởng của những thế hệ đi trước như Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… Tuy nhiên, đến Hồ Chí Minh, khoan dung, nhân ái, tình thương yêu con người mới có sự thay đổi về chất khi Người bắt gặp và tiếp thu chủ

nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới là chủ nghĩa nhân đạo, tiên tiến và cách mạng nhất, nó thực sự phù hợp với xu thế vận động của thời đại. Đặc biệt, năm 1920, khi Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, tư tưởng khoan dung của Người thực sự đã gắn kết với chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Sau này, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (Le Paria), Người đã giải thích lý do đó, như sau: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”[84, tr. 496]. Theo cách hiểu này của Người, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới thực sự toàn vẹn đạo nghĩa khoan dung thực sự, nghĩa là nó hướng đến việc giải phóng nhân loại, bảo vệ quyền lợi người lao động, xoá bỏ áp bức, bất công, hướng con người tới sự hoàn thiện bản thân và xây dựng “vương quốc tự do” cho con người.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận, nguồn gốc chủ yếu quyết định nhất cho việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng khoan dung của Người. Không có chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng như một trong số nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời và tư tưởng khoan dung của Người không vượt qua được cái bóng của khoan dung truyền thống. Thực tiễn cho thấy, chỉ sau khi tiếp xúc với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Hồ Chí Minh mới xác định chắc chắn con đường cách mạng cần phải đi; mới chuyển từ lập trường yêu nước truyền thống sang lập trường của giai cấp vô sản và lấy Cách mạng Tháng Mười Nga làm tấm gương, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng và hành động chính trị của mình. Người khẳng định: Lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Nó là “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản”[94, tr.96]. Với tinh thần đó, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết tất cả những vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Từ việc xác định mục tiêu, con đường đến chiến lược, sách lược của từng giai đoạn cách mạng; từ lực lượng, phương pháp đến hình thức, cách thức, bước đi trong từng nhiệm vụ cụ thể. Phát biểu tại khóa họp Xôviết tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm bốn mươi năm Cách mạng Tháng Mười, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “chủ nghĩa Mác - Lênin là ngọn đuốc soi sáng con đường cho dân tộc chúng tôi tiến tới tương lai tươi sáng. Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin,... nhân dân Việt Nam tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của mình, quyết tâm đi tới một tương lai hạnh phúc tươi đẹp, đi tới xã hội xã hội chủ nghĩa”[94, tr.181].

Như vậy, có thể khẳng định, việc tiếp thu các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quyết định trong việc hình thành bản chất tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh, tinh thần khoan dung được kết hợp với lý tưởng nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành khoan dung của Người. Chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cộng sản là cốt lõi tạo nên sự nhảy vọt về chất của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Đây là bước ngoặt cơ bản trong quá trình tìm đường cứu nước và quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giác ngộ dân tộc đã phát triển và kết hợp với giác ngộ giai cấp; cách mạng giải phóng

hình và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc về tư tưởng của giai cấp vô sản - chủ nghĩa Mác - Lênin, mang bản chất cách mạng và khoa học triệt để”[37, tr. 50]. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn cộng sản, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu là kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

2.2.4. Ph m chất cá nhân con người Hồ Chí Minh

Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của thời đại, nhưng tư tưởng cũng là sản phẩm của từng con người cụ thể, do con người sáng tạo và khái quát hóa trên cơ sở nhận thức những nhân tố khách quan. Với những vĩ nhân, những nhà tư tưởng, họ không chỉ nhận thức đúng hiện thực khách quan, mà còn dự báo được xu hướng, quy luật vận động, phát triển của hiện thực và đề ra được cách thức tổ chức lực lượng, lựa chọn hình thức, biện pháp tác động phù hợp để cải tạo hiện thực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Như vậy, nhân tố chủ quan là một tập hợp các yếu tố riêng có của mỗi cá nhân. Trong cùng một tiền đề khách quan nhưng với mỗi nhân tố chủ quan sẽ đưa đến những kết quả khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, bên cạnh những nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh - đó chính là những phẩm chất cá nhân tốt đẹp của Người.

Nét nổi bật nhất ở Hồ Chí Minh là lòng yêu nước và sự tự ý thức về bổn phận cũng như trách nhiệm của bản thân đối với dân tộc. Sự nhạy cảm của người trí thức cùng với khả năng tiếp thu cái mới càng làm Người thấm thía nỗi đau mất nước. Người khẳng định, “Người cách mạng là người rất giàu tình cảm và vì giàu tình cảm mới đi làm cách mạng”[trích theo 32, tr.29]. Lòng yêu nước và sự tự ý thức về bổn phận, trách nhiệm là xuất phát điểm để Hồ Chí Minh dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân

tộc, cho khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Cùng với lòng yêu nước, tình cảm quốc tế trong sáng mà Người nuôi dưỡng chính là khởi nguồn của tư tưởng khoan dung, tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự do của các dân tộc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình, hợp tác hữu nghị trên tinh thần thừa nhận, tôn trọng sự khác biệt, tìm ra điểm chung để cùng tồn tại phát triển. Đây là những nội dung quan trọng trong tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh.

Một phẩm chất quan trọng có ý nghĩa quyết định để hình thành khoan dung Hồ Chí Minh đó là năng lực, trí tuệ, tinh thần và nghị lực của bản thân Người. Có thể nói, Hồ Chí Minh là con người có phẩm chất đặc biệt, có một tài năng đặc biệt và đạo đức cao cả. Điều này được thể hiện ở khả năng tiếp nhận, hấp thụ nhanh nhạy, đúng những tri thức, kho tàng kinh nghiệm lịch sử, tinh hoa tư tưởng khoan dung của các thời kì lịch sử cổ kim của nhân loại. Chính một nhà báo Pháp cũng phải thốt lên rằng “Cụ Hồ Chí Minh cho ta thấy khi trong tâm hồn và trái tim đã chứa đựng một ý chí kiên quyết, một tư tưởng mãnh liệt, một mục tiêu làm nức lòng người, thì không có thử thách nào mà người ta không dám vượt qua, không có hy sinh nào mà người ta không dám chịu đựng”[104, tr.41].

Để thành người dẫn đường cho cả dân tộc, Hồ Chí Minh còn là biểu tượng cho trí tuệ xuất chúng, bản lĩnh kiên định. Chính giáo sư Mai Quốc Liên đã dùng cụm từ “bộ óc vĩ đại”[68, tr.2] để nói về trí tuệ và khả năng thâu hóa tài tình tri thức nhân loại của nhà tư tưởng Hồ Chí Minh. Trí tuệ sắc sảo giúp Người trong một thời gian ngắn đã thâu thái được tinh hoa văn hóa của các nước phương Tây, đồng thời, tạo cho người sự linh hoạt trong việc ứng xử, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như kiến thiết đất nước. Chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng phải thán phục “Thật lạ lùng là một người Việt

Nam trẻ tuổi, vừa đến thủ đô Paris không bao lâu đã thâm nhập ngay được vào đời sống chính trị tại đó, làm những việc cực kỳ quan trọng đối với dân tộc mình, đối với các dân tộc thuộc địa và góp phần hình thành chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Pháp”[32, tr.14-15].

Với bản lĩnh kiên định, nghị lực phi thường, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để đấu tranh thực hiện lý tưởng - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trước mọi khó khăn, gian khổ, Người chỉ tâm niệm một điều là “muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”. Vì vậy, ở Hồ Chí Minh hội tụ nhiều mẫu người, từ người lao động chân tay, đến nhà trí thức, nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, chủ tịch Đảng, chủ tịch nước. Người đã để lại tấm gương mẫu mực về ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường và về sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động. Với chủ trương xóa bỏ tận gốc những yếu tố làm tha hóa con người, tạo dựng môi trường xã hội mới để mỗi cá nhân có điều kiện phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản và khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cách mạng giải phóng dân tộc, khi thời cơ đến, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải quyết giành cho được độc lập”[36, tr.212-213]. Với quyết tâm đó, khi thực dân Pháp thực hiện mưu đồ nô dịch nước ta một lần nữa, Người đã cùng với Đảng chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa kháng chiến với kiến quốc, nhằm từng bước đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và đánh bại sự xâm lược của thực dân Pháp.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mặc dù đất nước còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, nhưng trung thành với mục tiêu chính trị đã xác định, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết tâm đưa miền Bắc

quá độ lên CNXH. Bởi lẽ, theo Người: “Trong gần một trăm năm qua, Việt Nam ta là một nước thuộc địa và nửa phong kiến. Kinh tế rất lạc hậu và gồm có nhiều thành phần phức tạp, sức sản xuất chưa được phát triển, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thấp kém. Muốn biến đổi tình hình nghèo nàn ấy thì miền Bắc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội”[95, tr.372]. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, mang không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”[98, tr.131]. Trước khi qua đời, trong Di chúc, Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”[98, tr.624].

Mặt khác, bản tính giản dị, khiêm tốn và cởi mở trong phong cách sống, ứng xử của Hồ Chí Minh cũng chính là phẩm chất cá nhân nổi bật, đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân. Khẳng định điều này, Cố thủ tướng Chile Xanvanđo Angiênđê viết “Rất hiếm có những người tập trung ở mình nhiều đức tính nổi bật đến thế. Nếu như muốn tìm hiểu sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường”[104, tr.37]. Giản dị, khiêm tốn nhưng bên trong con người giản dị đó là một trí tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật quân sự, một nhà văn hoá có tầm nhìn rộng lớn. Đó

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)