Tính tất yếu khách quan của việc vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 132 - 142)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Tính tất yếu khách quan của việc vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh

Chí Minh trong thực tiễn đổi mới ở nƣớc ta hiện nay

Thứ nhất, sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người. Một trong những đặc trưng của toàn cầu hóa là các hoạt động của xã hội liên dân tộc, quá trình xích lại gần nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế, chính trị, văn hóa. Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa tất yếu dẫn đến việc hình thành các tổ chức quốc tế và khu vực. Những tổ chức này được hình thành trên cơ sở thành viên là các quốc gia, dân tộc có trình độ phát triển kinh tế, thể chế chính trị, đặc điểm văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Điều này đòi hỏi các quốc gia, các dân tộc trong ứng xử, giao lưu, liên kết với nhau phải dựa trên thái độ tôn trọng sự khác biệt, đồng thuận ở mục tiêu và phương thức hoạt động.

Bên cạnh đó, thời đại ngày nay đang chứng kiến những thay đổi nhiều mặt của xã hội về mọi lĩnh vực. Cách mạng công nghiệp 4.0 với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, công nghệ nano, công nghệ sinh học… đã và đang tác động tới mọi chiều kích của đời sống xã hội. Cuộc sống đã thúc ép con người mở rộng quan hệ với thế giới vô tri (giới tự nhiên) và thế giới hữu tình (thế giới loài người). Chưa bao giờ con người cảm thấy không gian hẹp, nhỏ bé như vậy và thời gian trôi nhanh như vậy. Cũng chưa bao giờ con người cảm thấy sự khó khăn to lớn đến như vậy khi phải lựa chọn thái độ sống đối với tự nhiên và

đồng loại. Bởi toàn cầu hóa không chỉ làm các chiều quan hệ tăng nhanh mà còn làm tăng tính phức tạp của các quan hệ lên gấp bội. Xét về một mức độ nào đó, có thể thấy, việc mở rộng các quan hệ đã làm cho lịch sử phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, trong sự phát triển ấy vẫn tiềm ẩn những xung đột mà ở đây đó, những xung đột đó đã bộc phát gây nên những hậu quả tiêu cực cho con người.

Thế giới Hồ Chí Minh sống và hoạt động cách mạng là thế giới các dân tộc vùng lên thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Thế giới ngày nay là thế giới của cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, hoà bình, hợp tác phát triển. Đó là xu thế lớn của thế giới. Tuy nhiên, nhân loại vẫn đang phải đối mặt với vô vàn thách thức lớn trên nhiều mặt. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố quốc tế diễn ra gay gắt. Xu thế hình thành một thế giới đa cực do sự trỗi dậy của một số nước ngày càng rõ hơn. Sự bất ổn chính trị - xã hội xảy ra ở một số nước ngày càng rõ hơn. Sự bất ổn chính trị ở một số nước khu vực Đông Nam Á; tranh chấp chiến lược giữa các nước lớn đối với khu vực, tranh chấp giữa các nước trong và ngoài khu vực trên biển Đông… là những nét khá tiêu biểu trong những năm cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI. Dù muốn hay không, con người phải lựa chọn một trong hai lối ứng xử trước tự nhiên và đồng loại - Thù hận hay khoan dung?

Thứ hai, tuyên bố của UNESCO về các nguyên tắc khoan dung Như đã phân tích, trước bối cảnh và những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới. Để tìm ra mẫu số chung hướng tới một thế giới hòa bình giữa các quốc gia, dân tộc. Liên hợp quốc đã đề xuất Năm quốc tế về khoan dung (1995); Năm quốc tế về văn hóa hòa bình (2000) với ý tưởng: người ta không thể giải quyết các vấn đề của thế giới bằng vũ khí, đối đầu, mà phải bằng văn hóa, khoa học, giáo dục, thông tin, đối thoại, nhân ái, khoan

dung,… Để cùng tồn tại hòa bình, trước hết phải xây dựng một nền văn hóa hòa bình cho thế kỷ XXI, mà linh hồn của nền văn hóa đó là khoan dung. Với sự đồng thuận của các nước thành viên, UNESCO đã thông qua bản

Tuyên bố các nguyên tắc về khoan dung. Khoan dung giờ đây không chỉ là một nghĩa vụ đơn thuần trong lĩnh vực đạo đức, mà là yêu cầu ngay trong chính những thiết chế phát triển kinh tế, xây dựng chính trị, các quy phạm pháp luật, trong tín ngưỡng tôn giáo, trong văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo vững chắc cho nền hoà bình của thế giới, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Việt Nam trở thành thành viên của UNESCO năm 1976. Kể từ đó đến nay, UNESCO đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam thông qua mạng lưới tổ chức của mình. Là một thành viên, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là: Việt Nam là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, nước ta luôn tích cực, chủ động có đóng góp và đảm nhận tốt vai trò của mình, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước nói riêng, cộng đồng thế giới nói chung. Vì lẽ đó, việc nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc khoan dung của UNESCO cũng là một tất yếu khách quan.

Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu cần khắc phục những biểu hiện thiếu khoan dung trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

Đứng từ góc độ hiện tại, xem lại kinh nghiệm lịch sử cách mạng Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đôi lúc Đảng và Nhà nước ta đã có những biểu hiện thiếu khoan dung trong cả quá khứ, trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong “cải tạo ruộng đất”, “cải tạo công thương nghiệp” và việc xác định bạn thù một cách cứng nhắc trong bối cảnh hiện nay. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã kết thúc hơn 40 năm, nhưng những hậu quả của nó để lại còn rất nặng nề. Hàng triệu người Việt đã rời quê hương ra nước ngoài sinh sống, hàng vạn gia đình trong nước tham gia vào bộ máy chính quyền của

chế độ cũ còn tâm lý mặc cảm, định kiến,… Mặt khác, trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng trong việc xác định bạn - thù. Đồng thời, cần khắc phục cả hai khuynh hướng mơ hồ, mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể, nhạy cảm. Khi giải quyết vấn đề bạn - thù phải có tư duy chiến lược, kết hợp giữa chiến lược với sách lược; giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích cả trước mắt và lâu dài, cả cục bộ và toàn cục, cả đối nội và đối ngoại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhu cầu hoà giải, hoà hợp dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước vẫn là một thực tế khách quan hiện nay. Vì vậy, cần vận dụng sáng tạo khoan dung Hồ Chí Minh để khắc phục những biểu hiện thiếu khoan dung trong quá khứ và ở hiện tại. Qua đó, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế

Hơn 30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đây là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời, tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, “nhìn

tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn”[30, tr.16].

Về kinh tế, hiện nay, điều kiện lịch sử xã hội đã và đang thay đổi rất nhanh, những thành tựu khoa học và công nghệ ngày một nhiều. Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác đang đứng trước sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình đô thị hóa, sự di dân, hợp tác kinh tế. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đang có nhiều thay đổi. Sự biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những thách thức đối với kinh tế thế giới. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh lại chiến lược, cơ cấu nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ để phát triển.

Ở Việt Nam, nền kinh tế từng bước thoát khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. “Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp”[30, tr.74]. Bên cạnh đó, quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi, trên lĩnh vực kinh tế còn bị vi phạm, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thông thoáng, dân chủ và lành mạnh, chưa tạo điều kiện phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động, phát triển. Kinh tế nhà nước chưa phát huy tối đa vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân…. Mặt khác, Việt Nam là quốc gia thường xuyên phải đương đầu với thiên tai, địch họa ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

Về chính trị, nhìn chung, tình hình thế giới vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Mặc dù nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, nạn khủng bố, tình trạng tranh chấp lãnh thổ, biển đảo tiếp tục gia tăng. Trước những diễn biến phức tạp của thế giới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhận định: “Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn… Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực”[30, tr.70-71].

Trong những năm qua “Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[30, tr.74]. Tuy nhiên, “Bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá nước ta…”[30, tr.74]. Bên cạnh đó, tác động của mặt trái kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhận thức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn tồn tại ở một bộ phận nhân dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và Nhà nước vẫn còn bị hiểu sai lệch, biến thành tập trung quan liêu hoặc dân chủ vô tổ chức. Tình trạng quan liêu của bộ máy hành

chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa nhanh nhạy và có hiệu quả cao. Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một số lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức. Dân chủ quá trớn, dân chủ cực đoan cùng sự độc đoán chuyên quyền vẫn diễn ra ở một số nơi, một số lĩnh vực. Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp còn nhiều biểu hiện thiếu thực chất, chưa phát huy tốt vai trò của mình.

Về văn hóa, trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập về kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đang đứng trước sự bùng nổ công nghệ thông tin, quá trình đô thị hóa, sự di dân, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa, du lịch,... Tình hình đó đã và đang mở ra cho Việt Nam thời cơ lớn để thâu hái những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới. Tuy nhiên, quá trình đó không phải chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển văn hóa đúng đắn thì việc mở cửa giao lưu sẽ dẫn đến nguy đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa chỉ còn là bản sao vụng về, mờ nhạt của một thứ văn hóa vay mượn, ngoại lai.

Ở Việt Nam, dưới tác động mặt trái của kinh tế thị trường đã xuất hiện tâm lý sính ngoại, nhiều người đã chạy theo tâm lý thực dụng và cá nhân cực đoan, ích kỷ. Họ ngộ nhận những giá trị văn hóa, coi thường những giá trị dân tộc, tiếp nhận xô bồ mọi thứ văn hóa ngoại lai không phân biệt hay dở, tốt xấu. Đánh giá thực trạng của văn hóa Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh “Môi trường văn hóa tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái thuần phong mỹ tục;…Tình

trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ”[30, tr.125].

Về đạo đức, vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong các chính sách kinh tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có bước chuyển biến quan trọng “bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo và khát vọng vươn lên”[30, tr.123]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đạo đức, lối sống hiện nay có những biểu hiện xuống cấp, đáng lo ngại, tồn tại những biểu hiện thiếu lành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 132 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)