Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh
4.2.2. Vận dụng vào việc xây dựng nền chính trị ở Việt Nam hiện nay
Tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu đổi mới, xây dựng nền chính trị Việt Nam đáp ứng yêu cầu của lịch sử, và sự phát triển của dân tộc. Theo đó, khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị chứa đựng những giá trị gợi mở; đồng thời, là căn cứ quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng nền chính trị độc lập, tự chủ, hoạch định đường lối chính trị, ngoại giao của mình.
Có thể khẳng định, cùng với lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bởi vậy, việc vận dụng và thực thi các quan điểm khoan dung của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực chính trị có giá trị đặc biệt. Hiện nay, đất nước đang cố gắng thực hiện và phát huy mạnh hơn vấn đề dân chủ. Việc thực hiện dân chủ trong chính trị không chỉ giúp đoàn kết mọi người mà còn giúp phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, những ý kiến phản biện có cơ sở khoa học của mọi công dân.
Vì vậy, Đảng muốn phát triển và lãnh đạo đất nước nước thành công thì cần coi trọng “vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”[78, Tr.148]. Chú ý đến việc xây dựng cơ chế phản biện xã hội để tìm hướng đi đúng là cách thức đúng đắn nhất đảm bảo cho tiếng nói và quyền lợi chung hài hòa với quyền lợi của tập thể và cá nhân. Bên cạnh đó, để phát huy dân chủ trong chính trị, chúng ta dứt khoát không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Bởi bản chất của dân chủ không phụ thuộc vào việc tồn tại một Đảng hay nhiều Đảng như những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, mà vấn đề ở chỗ thực hiện dân chủ nhiều hay ít trong đời sống kinh tế - chính trị xã hội.
Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị ở nước ta hiện nay cần tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị thực sự bảo đảm mọi quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Luôn đề cao vai trò của nhân dân, trọng dân, thân dân, mọi suy nghĩ và hành động cách mạng của Đảng và các tổ chức chính trị cần nhất quán vì quyền lợi của dân. Bởi, những hành động cụ thể trong ứng xử với nhân dân không chỉ là nguồn gốc sâu xa tạo nên sự nghiệp cách mạng mà còn là một giá trị nổi bật của tư tưởng khoan dung mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta. Vì vậy, việc đề cao vai trò của nhân dân phải được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trong đời sống chính trị và hướng mọi hoạt động của các chủ thể chính trị đến mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là nội dung quan trọng đối với cách mạng Việt Nam hiện nay. Bởi, theo Hồ Chí Minh, cách mạng là một quá trình nhằm trả lại địa vị chủ thể quyền lực chính trị của nhân dân, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tín ngưỡng, tôn giáo. Để thực hiện mục tiêu đó, Người đã xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân để lựa chọn hệ tư tưởng, lý tưởng
và mục tiêu hoạt động thực tiễn. Trước khi đến với hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã tiếp xúc với nhiều học thuyết chính trị khác nhau, nhưng cuối cùng, chính chủ nghĩa nhân văn, lòng yêu thương con người và tư tưởng tất cả vì nhân dân đã giúp Hồ Chí Minh lựa chọn, tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin, lựa chọn lý tưởng xây dựng một chế độ chính trị thực sự của dân, do dân và vì dân.
Có thể khẳng định, nguyện vọng và nhu cầu bức thiết của nhân dân là được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị giai đoạn hiện nay chúng ta cần tiếp tục
phát huy vai trò của nhân dân, tôn trọng dân, học hỏi dân, xuất phát từ dân để xác định đường lối xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước cần làm tốt công tác dân vận để tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp và phát huy sức mạnh của toàn dân, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong đấu tranh cách mạng. Vấn đề độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vừa là điểm khởi đầu, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi chiến lược. Trên cơ sở kiên định mục tiêu chiến lược là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong chỉ đạo thực tiễn, phải luôn xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng thiết thực của nhân dân và thực tiễn đất nước trong từng thời kỳ để xác định sách lược cụ thể trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, bảo đảm linh hoạt, mềm dẻo và mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của nhân dân.
Hồ Chí Minh nhất mực đề cao vai trò của nhân dân nói chung nhưng không đánh đồng vai trò đó ở mọi bộ phận dân cư. Theo Người, “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở
giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn”[88, tr.329]. Vì vậy, hiện nay trong mỗi tổ chức chính trị, mỗi cấp, mỗi ngành, trước khi triển khai thực hiện một nhiệm vụ nào đó, người lãnh đạo cần phải dùng nhóm hăng hái làm trung kiên, nòng cốt. Và, thông qua hoạt động thực tiễn để sàng lọc, bổ sung nhóm hăng hái, trung kiên, nâng cao hạng vừa và kéo hạng kém tiến lên.
Vận dụng sáng tạo và phát triển khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị hiện nay phải được thực hiện phù hợp với xu thế lịch sử, thực tiễn Việt Nam, trong đó, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, phải tiếp tục xây dựng Đảng trở thành một “đảng đạo đức, văn minh”, cách mạng và khoa học, trong sạch và vững mạnh, thật sự vì lợi ích của mỗi người dân và lợi ích của cả dân tộc, phấn đấu cho một xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; từng cán bộ, đảng viên của Đảng phải là những người trung thành, tận tụy, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ”, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị hiện nay, chúng ta cần tiếp tục kế thừa quan điểm của Người về trọng dụng, bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt là trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất và năng lực, uy tín, ngang tầm với nhiệm vụ hiện nay. Có thể khẳng định, quan điểm trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương sách” dùng người, là yếu tố góp phần làm nên những thành công trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc. Coi “cán bộ là gốc của mọi việc”, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc tìm kiếm, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân
tài. Điều đó được chứng minh bằng cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Dù đã cách nay hơn nửa thế kỷ nhưng tư tưởng của Người về công tác cán bộ, về thu hút, sử dụng nhân tài cho tới nay vẫn còn đẫm tính thời sự. Trọng nhân tài, biết dùng nhân tài và kiểm tra chặt chẽ để loại bỏ những người không đủ tài đức, đang gây hại cho việc chung chính là mấu chốt của công tác cán bộ hiện nay. Như cách Người vẫn nói: “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”[89, tr.356]. Đặc biệt ngày nay, khi đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thì vấn đề bồi dưỡng, phát triển nhân tài càng trở thành khâu quan trọng. Vì vậy, những quan điểm của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài chính là “chiếc chìa khóa vàng”, là một trong những định hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị còn có giá trị vận dụng to lớn trong việc tăng cường hơn nữa sự đoàn kết giữa các dân tộc. Sinh thời, nhà chính trị thiên tài Hồ Chí Minh từng đưa ra một định nghĩa hết sức độc đáo về chính trị: “Tóm lại chính trị là: 1. Đoàn kết. 2. Thanh khiết từ to đến nhỏ”[88, tr.75]. Dù đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta và của Đảng ta, là một cội nguồn làm nên những chiến công hiển hách nhưng sức mạnh ấy không tự nhiên mà có. Nó cũng không phải là thứ “vĩnh hằng, bất biến” mà rất dễ bị suy giảm nếu lực lượng lãnh đạo không có chiến lược nhất quán, sách lược mềm dẻo để quy tụ lòng dân. Kế thừa tư tưởng đoàn kết và tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, trong thời kỳ Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực xây dựng sự đồng thuận xã hội để tạo sinh lực mới cho khối đại đoàn kết dân
tiếp tục thực hiện bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Các dân tộc không phân biệt thiểu số, đa số, trình độ phát triển đều bình đẳng trước pháp luật; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc đã được Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”[42, tr.10]. Những quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất thực hiện sự bình đẳng dân tộc trong quốc gia đa tộc người. Thực tế cũng cho thấy, những năm gần đây, mặc dù trên thế giới và các nước trong khu vực, xu hướng ly khai, dân tộc cực đoan có xu hướng trỗi dậy. Nhưng ở nước ta không xảy ra xung đột dân tộc.
Bên cạnh đó, vận dụng giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị, chúng ta cần có các chính sách quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng các dân tộc thiểu số; làm cho đời sống các dân tộc không ngừng nâng lên; tạo điều kiện để các dân tộc được thụ hưởng thành quả phát triển của đất nước bình đẳng như nhau. Đây chính là điểm tương đồng lớn nhất để quy tụ, đoàn kết các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội tương lai.
Khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị còn có giá trị to lớn trong việc định hướng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[30, tr.79]. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc tiến bộ và “không gây thù oán với một ai”. Bài học này của Hồ Chí Minh phải được cụ thể hoá
trong đường lối đối ngoại cởi mở, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp tục giương cao ngọn cờ hòa bình và hợp tác hữu nghị, kiên định nguyên tắc giao lưu và hợp tác với các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay, một số cường quốc mưu toan biến toàn cầu hoá thành diễn đàn khuyếch trương mô hình của mình, phổ biến các giá trị bên ngoài, áp đặt mô hình xa lạ lên các nước đang phát triển. Chúng ta phải chú trọng thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tích cực, tiến bộ, nhưng cương quyết vạch trần các chiêu bài nhân quyền, dân chủ từ phương Tây, giữ vững định hướng phát triển của đất nước
Cũng cần khẳng định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế phát triển mạnh mẽ, tình hình thế giới biến động khó lường, cần có cách tiếp cận khoa học và xử lý kịp thời, đúng đắn về các vấn đề như lợi ích, chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ, hợp tác và đấu tranh, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sản dân tộc. Đặc biệt, cần vận dụng một cách đúng đắn phương hướng ngoại giao của Hồ Chí Minh. Trong đó, tiếp tục coi lợi ích chân chính của dân tộc là mục tiêu tối thượng của hoạt động ngoại giao. Lợi ích quốc gia dân tộc luôn là gốc rễ của quan hệ quốc tế, nó là nhân tố quyết định quan hệ giữa các nước. Vì thế, lợi ích quốc gia sẽ chỉ đạo các nguyên tắc, phương châm, chính sách đối ngoại và các hoạt động bang giao của nước ta. Bên cạnh đó, cần nhất quán thực hiện chiến lược thêm bạn, bớt thù của Hồ Chí Minh. Bởi, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại riêng lẻ mà phát triển, không một quốc gia nào có thể đơn thương độc mã giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu. Vì vậy, chúng ta cần chú đến sự cân bằng trong mối quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn và
sự đan xen lợi ích của các nước ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền dân tộc chính đáng của mình.
Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” hiện nay, chúng ta phải thể hiện đúng tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, hoà nhập nhưng không hoà tan, không đánh mất mình. Mở cửa giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác nhưng kiên quyết đấu tranh, nói không với những giá trị không phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc, luôn trau dồi bản lĩnh, giữ gìn bản sắc. Đó chính là đạo lý khoan dung, là biện chứng của cái phổ biến và cái đặc thù, cái nội sinh và cái ngoại lai dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là, khoan hoà, độ lượng, sẵn sàng bắt tay và quan hệ hữu nghị với kẻ thù cũ không có nghĩa là chấp nhận sự áp đặt về mô hình phát triển từ bên ngoài, cũng như sự áp đặt các giá trị không phù hợp với tập quán truyền thống văn hoá của dân tộc. Xây dựng tinh thần khoan dung trong cộng đồng nhưng đồng thời cũng kiên quyết chống lại những kẻ cơ hội, lợi dụng chiêu bài khoan dung phục vụ mục đích đen tối của chúng; chống lại những biểu hiện sai trái, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.