Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh
4.2.5. Vận dụng vào việc đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam, là một quốc gia đa tôn giáo. Với đặc điểm, lợi ích, nhu cầu khác nhau, các tôn giáo đều tồn tại thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng tối thượng để cùng nhau đoàn kết, thống nhất. Mặt khác, công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay, một đòi hỏi tất yếu là phải xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo làm cơ sở vững chắc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Muốn vậy, phải thực hiện chính sách khoan dung, tôn trọng lợi ích, bản sắc, đặc điểm văn hóa của mỗi tôn giáo. Đồng thời, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, qua đó xác lập được những mục tiêu chung làm điểm tương đồng để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh trong tôn giáo là chỉ dẫn trong việc đoàn kết, giải quyết xung đột, xây dựng đồng thuận xã hội trong quan hệ giữa các tôn giáo trong cộng đồng các tôn giáo Việt Nam. Trong lịch sử, các tôn giáo Việt Nam đã kề vai, sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đồng bào các tôn giáo nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Mỗi tôn giáo có giáo lý, giáo luật, có nét văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của tôn giáo Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề đoàn kết tôn giáo có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. Công tác tôn giáo có vai trò quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại
ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được sự đoàn kết, phải tìm ra mẫu số chung quy tụ được ý chí, sự thống nhất của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo khác nhau trong xã hội, hay nói cách khác phải tạo lập được sự đồng thuận xã hội.
Từ chỉ dẫn của khoan dung Hồ Chí Minh trong tôn giáo, hiện nay Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán trong đường lối, chính sách, lấy lợi ích của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con người làm mẫu số chung trong ứng xử với các tôn giáo, chức sắc, chức việc và tín đồ. Đây cũng chính là biểu hiện rõ nhất của tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh trong tôn giáo. Trong giai đoạn hiện nay, “mẫu số chung” cần xác định là: Một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng bào tôn giáo trước hết là công dân của nước Việt Nam; dù có niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhưng tất cả mọi người dân Việt Nam đều lấy mục tiêu trên làm điểm tương đồng để cùng nhau đoàn kết xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong Nghị quyết số 25- NQ/TW, Đảng ta khẳng định: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[27, tr. 48]. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước cần tạo được sự đồng thuận trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là những người có tín ngưỡng, tôn giáo.
Bên cạnh đó, khoan dung Hồ Chí Minh trong tôn giáo có giá trị định hướng đối với việc ứng xử, giải quyết các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay. Theo đó, cần chú trọng việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người dân. Đặc biệt, định hướng cho tự do tôn giáo trở nên đích thực hơn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước, từng bước đẩy lùi và xoá bỏ những hành vi bất khoan dung tôn giáo một cách vô lý hiện đang còn tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, của nhân loại. Mặt khác, chúng ta cần có thái độ ứng xử khoan dung, độ lượng với những người vi phạm chính sách tôn giáo. Nhất là đối với các linh mục, chức sắc, chức việc, các giáo dân lầm đường lạc lối, phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Qua đó, thu hút được đông đảo đồng bào và chức sắc của các tôn giáo vào khối đại đoàn kết chung của dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định rằng: Khoan dung chính là điều kiện để thực hiện chiến lược đoàn kết trong mọi quy mô, là cơ sở của đoàn kết tôn giáo, của văn hóa hòa bình, là phương thức để con người trở nên hạnh phúc khi cùng nhau chung sống. Vì vậy, tư tưởng khoan dung tôn giáo của Người là nguồn mạch dồi dào, là ánh sáng soi đường cho toàn Đảng, toàn dân trong việc xây dựng và thực thi chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước, góp phần quan trọng trong đoàn kết xã hội và là cơ sở để kiến tạo một nền hoà bình và giữ vững ổn định xã hội ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay.