Một số nội dung chủ yếu của khoan dung Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 78)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Một số nội dung chủ yếu của khoan dung Hồ Chí Minh

3.1.1. Khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế

Khoan dung là một hình thức tự do, tự do về tư tưởng, tự do về pháp lý. Khoan dung đồng thời cũng là một thái độ ứng xử tích cực, là sự thừa nhận và chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng của các nền văn hóa, tôn trọng quyền và tự do của người khác. Đặc biệt, sự thiết lập tinh thần khoan dung bao hàm cả việc xây dựng những điều kiện văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế, hướng tới sự chung sống hòa bình và nâng cao giá trị con người, đảm bảo dân chủ, quyền con người, công bằng và bình đẳng.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh tất yếu phải trở thành nhà chiến lược kinh tế trong xây dựng và kiến thiết đất nước. Là một nhà nhân văn chủ nghĩa đích thực, tư tưởng khoan dung thấm sâu vào mọi tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Người, kể cả trong lĩnh vực kinh tế và tạo nên tính khoan dung sâu sắc.

Khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế trước hết biểu hiện ở việc xác định mục đích cao nhất của việc xây dựng, phát triển kinh tế nhằm cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân; là sự tôn trọng, đề cao giá trị con người, nguồn lực con người trong hoạt động kinh tế, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực và là chủ thể của sự phát triển kinh tế, hướng mọi sự phát triển kinh tế tới việc tạo lập môi trường và điều kiện để mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong điều kiện cách mạng Tháng Tám vừa thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thách thức, vì vậy, đời sống của nhân dân, nhất là nông dân vô cùng

thiếu thốn, đói khổ. Do đó, tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu cụ thể mà Ðảng và Chính phủ phải tập trung giải quyết lúc đó là:

“Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn

2. Làm cho dân có mặc 3. Làm cho dân có chỗ ở 4. Làm cho dân có học hành

Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điểm đó”[87, tr.175].

Những năm đầu bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã nêu ra yêu cầu và mục tiêu là “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”[96, tr.438]. Từng bước nâng cao mọi mặt đời sống cho mọi tầng lớp dân cư trở thành mục đích xuyên suốt của tất cả đường lối chính sách kinh tế của Ðảng và Nhà nước thời kỳ quá độ. Mục đích vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh không những thể hiện tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm của Hồ Chí Minh đối với nhân dân mà còn cho thấy Người luôn nắm vững những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng về đời sống của các tầng lớp dân cư trong quá trình xây dựng đất nước.

Khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế còn thể hiện ở những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, trong đó, tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt trong hệ thống các chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế là “đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân”[84, tr.XII]. Làm lợi cho dân, theo Hồ Chí Minh là mục đích, mục tiêu cơ bản, chủ yếu khi sử dụng các nguồn

lực trong nhân dân vào phát triển kinh tế - xã hội. Qua mệnh đề này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng tiền bạc, trí tuệ, sức lực của nhân dân trước hết và trên hết phải đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhân dân có quyền thụ hưởng thành quả từ sự đóng góp của mình vào quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất. Vì vậy, Người khẳng định, mọi chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng, Nhà nước về kinh tế phải tuân thủ vấn đề có tính nguyên tắc là phải huy động được tài lực, vật lực, trí lực trong nhân dân, thông qua các hoạt động cụ thể nhằm đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân.

Thực hành dân chủ trong kinh tế là nội dung cốt lõi của khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế. Là người mácxít, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc vai trò có ý nghĩa quyết định của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong xây dựng, phát triển kinh tế cho chế độ mới nói riêng. Người luôn luôn xác định: Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân; Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực để phát triển kinh tế vô cùng yếu kém, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề; nhưng nhu cầu bảo đảm, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân là vấn đề cấp bách phải thực hiện. Trong bối cảnh đó, để huy động được các nguồn lực trong nhân dân cần phải có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, phù hợp. Thực hành dân chủ rộng rãi, tin tưởng vào tài năng, trí tuệ, sức lực của nhân dân, coi nhân dân là chủ thể của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế được Hồ Chí Minh xem là giải pháp hàng đầu.

Thực hành dân chủ trong kinh tế trước hết là xác lập vai trò chủ thể và quyền của nhân dân đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài sản của xí nghiệp quốc doanh cũng như đối với các nguồn lực khác do nhà nước nắm giữ. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ có trên tư thế và với quyền là người chủ

của đất nước, người dân và các đại diện của họ mới có điều kiện để phát huy được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mới kiểm soát, giám sát được việc sử dụng các nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mới giữ được định hướng phát triển kinh tế nước nhà vào việc không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân.

Dân chủ trong kinh tế, theo Hồ Chí Minh, là người dân có quyền tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, tiếng nói của nhân dân phải được các cơ quan lập kế hoạch lắng nghe và tôn trọng. Người cho rằng nếu không tuân thủ vấn đề có tính nguyên tắc này thì các kế hoạch đề ra sẽ không tránh khỏi phiến diện và khó thực hiện. Qua đó, giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế, trong đó, chú ý tăng cường các hình thức hợp tác phù hợp để mang lại no đủ, giàu có, thịnh vượng, công bằng, tiến bộ, hạnh phúc cho đa số nhân dân lao động.

Khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế còn là sự tôn trọng, thừa nhận và bảo đảm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Hồ Chí Minh cho rằng, trong chế độ dân chủ mới có năm loại hình kinh tế khác nhau: kinh tế quốc doanh; các hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước. Có những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản như: “sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân; sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động; sở hữu của những người lao động riêng lẻ; một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”[95, tr.347], trong đó “công tư đều được chiếu cố, chủ và thợ đều có lợi”[92, tr.80] và “phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa” [95, tr.373].

Một trong những nguyên tắc được Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh trong tổ chức các loại hình hợp tác xã là dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi, chỉ có trên cơ sở đó người dân mới phấn khởi, tích cực tham gia, đóng góp các nguồn lực cho hợp tác xã, mới hăng hái làm việc. Thực tiễn cho thấy, nơi nào chính quyền biết lắng nghe, tôn trọng ý nguyện của người dân, biết vận động, thuyết phục và tạo điều kiện để người dân tự giác lựa chọn việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, các tổ chức kinh tế thì nơi đó, địa phương đó thành công. Ngược lại, nơi nào không thực hiện tốt vấn đề này thì khó huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân để phát triển kinh tế- xã hội. Mặt khác, thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý cũng là nguyên tắc đảm bảo tính khoan dung trong kinh tế “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, những người già yếu, tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ chăm nom”[94, tr.404]. Các quan hệ lợi ích phải được giải quyết hài hòa, cá nhân và tập thể, nhà nước và nhân dân… đều có lợi, qua đó đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong kinh tế.

Có thể nói, với trái tim và khối óc luôn hướng về nhân dân, mong muốn người dân có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn nên Hồ Chí Minh luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội để con người phát triển một cách đầy đủ, toàn diện. Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ quyền sở hữu của người dân đối với của cải, tài sản công dân nói riêng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nói chung của họ là trách nhiệm của các cơ quan công quyền và của toàn xã hội. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện tốt vấn đề này không những thể hiện được bản chất tốt đẹp và tính nhân văn, khoan dung sâu sắc của chủ nghĩa xã hội, mà còn phát huy được vai trò động lực của con người trong hoạt động kinh tế, huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã

Nghiên cứu khoan dung Hồ Chí Minh trong kinh tế, chúng ta thấy nó được thể hiện sâu sắc ở tất cả các vấn đề, từ mục đích cao nhất của việc xây dựng và phát triển kinh tế, đến những tư tưởng, quan điểm, chủ trương nhằm huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, trong xã hội để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. Cùng với đó là các chính sách, giải pháp, biện pháp có tính chất vi mô để giải quyết các vấn đề cụ thể trong quá trình vận hành nền kinh tế. Đặc biệt, đó là sự nhấn mạnh đến quyền của người dân, quyền của các chủ thể, các thành phần trong nền kinh tế quốc gia. Tất cả các nội dung trên đều thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, tin tưởng con người của Hồ Chí Minh và khát vọng cháy bỏng của Người: đem lại cho mọi tầng lớp nhân dân đời sống ngày thêm tươi đẹp, văn minh; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh về mọi mặt, đủ sức sánh vai với các cường quốc năm châu.

3.1.2. Khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị

Một trong những khía cạnh của khoan dung là sự hòa hợp trong khác biệt. Nó không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn liên quan đến yêu cầu về chính trị và luật pháp. Khoan dung trên tất cả, là thái độ tích cực nhắc nhở bởi sự nhìn nhận của toàn bộ quyền con người và quyền tự do cơ bản của mọi người. Đồng thời, khoan dung còn là trách nhiệm duy trì quyền con người, chế độ dân chủ và luật lệ để đảm bảo thực thi những quyền phổ quát của con người.

Trước hết, khoan dung Hồ Chí Minh trong chính trị là sự nhìn nhận của toàn bộ quyền con người và quyền tự do cơ bản của mọi người. Đối với Hồ Chí Minh các quyền con người cơ bản: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng... trong các Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 là “những lời bất hủ”, “những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Do vậy, trong Chính cương vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo ghi rõ chủ trương của Đảng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”. Cuộc cách mạng này có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc Pháp, giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho Tổ quốc và mọi quyền tự do cho nhân dân: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục, thực hiện ngày làm 8 giờ, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, miễn thuế và chia đất cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp... Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc đấu tranh giành những quyền cơ bản của con người, giành độc lập tự do, quyền tự quyết dân tộc, thực hiện lý tưởng và tư tưởng quyền con người tiên tiến của thời đại.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo ra tiền đề cơ bản cần thiết để thực hiện và phát triển quyền con người một cách toàn diện. Hàng loạt các tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam bảo vệ quyền con người, quyền công dân được đề ra và áp dụng trong thực tiễn xây dựng và phát triển chế độ mới từ 1945 đến nay. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam mới của nhân dân dưới hình thức “Ủy ban dân tộc giải phóng” do Đại hội quốc dân họp ở Tuyên Quang ngày 13/8/1945 bầu ra, sau đó được cải tổ thành “Chính phủ lâm thời” để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, cũng có thể nói là của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền con người. Trong mười chính sách, đáng chú ý có những chính sách thể hiện nổi bật và trực tiếp các quyền và tự do của con người: “Ban bố những quyền của dân: a) nhân quyền; b) tài quyền (quyền sở hữu); c) dân quyền (quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ, quyền tự do tín ngưỡng,

tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại, quyền bình đẳng dân tộc, nam nữ) (chính sách thứ 5); “xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp, kiến thiết nền văn hóa mới” (chính sách thứ 9)[xem 31, tr.425-426].

Ngay cả vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ cũng là một trong những vấn đề quan tâm lớn của Hồ Chí Minh, nhất là vấn đề dân chủ trong Đảng để thúc đẩy vấn đề dân chủ trong xã hội, khoan dung trong chính trị. Hồ Chí Minh là người thực hành tập trung dân chủ rất mẫu mực để nêu gương, nhưng trong đó có cả yếu tố nhân văn. Người đòi hỏi phải thực hành dân chủ rộng rãi, tôn trọng các quyền làm chủ, tôn trọng ý kiến người khác, không áp đặt, không đặc quyền chân lý, biết lắng nghe, chân thành tiếp thu ý kiến đúng, hợp lý của người khác, không định kiến, không coi mình là chuẩn duy nhất. Tôn trọng ý kiến của người khác, của đa số nhưng vẫn giữ được nét độc đáo, tính độc lập cá nhân. Đối với Hồ Chí Minh, quyền lực là của dân nên phải học dân, hỏi dân, hiểu dân và vì dân. Đây

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)