Khái quát kết quả các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Khái quát kết quả các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp

đặt ra tiếp tục nghiên cứu

1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài đến đề tài

Như vậy, qua sự nghiên cứu tổng quan các công trình trên, có thể khái quát một số nội dung cơ bản đã được nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, về nội hàm khái niệm khoan dung. Mặc dù cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu có thể khác nhau nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều cho rằng, khoan dung là phạm trù xuất hiện khá sớm ở cả phương Đông và phương Tây. Điểm chung nhất của khoan dung là: tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt với mục tiêu tăng cường hiểu biết lẫn nhau nhằm duy trì hòa bình cho quốc gia, nhân loại. Đồng thời, khoan dung không chỉ là một khái niệm được xem xét trên bình diện đạo đức, tôn giáo, mà nội hàm của nó ngày càng được mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức,…Ngày nay, về cơ bản nội hàm khái niệm khoan dung được hiểu thống nhất trong các tuyên bố của UNESCO.

Thứ hai, các công trình bước đầu phân tích được một số cơ sở hình thành và phát triển khoan dung Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Cơ sở lý luận: khoan dung Hồ Chí Minh là sự kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là sự tiếp biến quan điểm nhân đạo của chủ nghĩa C.Mác - Lênin. Bên cạnh đó, phải kể đến truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc Việt Nam, tư tưởng khoan dung trong văn hóa nhân loại và phẩm chất, đạo đức cá nhân của Hồ Chí Minh cũng là những yếu tố quan trọng để hình thành tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Cơ sở thực tiễn: xuất phát từ nhu cầu trong đấu tranh dựng nước và giữ nước,

mạng; từ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam trong cải tạo tự nhiên, trong sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã hình thành khoan dung Hồ Chí Minh.

Thứ ba, về đặc trưng và nội dung khoan dung Hồ Chí Minh. Một số tác giả đã đi vào phân tích được một số khía cạnh khác nhau trong đặc trưng, nội dung khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện ở một số lĩnh vực như: tôn giáo, văn hóa, đạo đức. Bên cạnh đó, một vài công trình bước đầu đề cập đến việc vận dụng ý nghĩa của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới các lĩnh vực của đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến luận án mà chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Có thể kể ra một số vấn đề sau đây:

Một là, hiện nay chưa có công trình khoa học nào khái quát khái niệm khoan dung Hồ Chí Minh, ít có công trình khoa học đề cập đầy đủ như một chỉnh thể về cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh. Có một số bài viết, công trình cũng đã đề cập tới cơ sở hình thành tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phần lớn chỉ là những bài viết đơn lẻ, chưa có tính khái quát cao và đầy đủ, hoặc trình bày theo từng lát cắt, vấn đề riêng mà đề tài, bài viết đó đề cập. Nghiên cứu một cách đầy đủ về cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh sẽ cho ta thấy vai trò của truyền thống khoan dung dân tộc, sự tiếp biến khoan dung Đông - Tây, những phẩm chất đạo đức, trí tuệ cá nhân của Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự kế thừa chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Đồng thời, chính hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh là cơ sở hoàn thiện khoan dung Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sinh sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này.

Hai là, chưa có công trình nào phân tích, hệ thống hóa đầy đủ nội dung và khái quát được các đặc trưng chủ yếu của khoan dung Hồ Chí Minh. Đa số các công trình mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh trong tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện ở tình yêu thương con người, chính sách đoàn kết, hoặc khoan dung tôn giáo, văn hóa,… Nếu nói về khoan dung Hồ Chí Minh thì nội hàm của nó rộng và bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau như: khoan dung trong kinh tế, khoan dung trong chính trị; khoan dung trong văn hóa; khoan dung trong đạo đức; khoan dung trong tôn giáo; khoan dung trong quân sự… Đặc biệt, khoan dung Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện ở tư tưởng mà còn thấm nhuần trong hoạt động thực tiễn phong phú của Người.

Ba là, bàn về cách tiếp cận, chưa có công trình nào đi vào trình bày một cách hệ thống, đầy đủ nội dung và những đặc trưng căn bản của khoan dung Hồ Chí Minh dưới giác độ triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đa số các công trình đều đề cập đến vấn đề khoan dung Hồ Chí Minh dưới giác độ khoa học chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Văn hóa học, Tôn giáo học. Có một số bài viết, công trình tiếp cập ở giác độ Lịch sử triết học, Triết học nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc vạch ra được một vài nội dung hoặc một số biểu hiện của khoan dung Hồ Chí Minh… Đây là một trong những nội dung nghiên cứu chính của luận án tập trung làm rõ.

Bốn là, hầu như chưa có công trình nghiên cứu về vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới các lĩnh vực của đời sống hiện nay. Phần lớn các công trình mới dừng lại ở việc khẳng định giá trị thực tiễn của khoan dung Hồ Chí Minh đối với sự phát triển đất nước hiện nay. Một số công trình nghiên cứu theo hướng vận dụng tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh về khoan dung tôn giáo vào giải quyết vấn đề tôn giáo hoặc vấn đề đại đoàn kết dân tộc hiện nay… Tác giả sẽ cố gắng luận giải trong chương 4 của luận án.

Tiểu kết chƣơng 1

Chủ đề khoan dung nói chung, khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án có thể phân chia nhóm vấn đề để tổng quan các công trình nghiên cứu như sau: Những công trình nghiên cứu về khoan dung; Những công trình nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung của khoan dung Hồ Chí Minh; Những công trình nghiên cứu về vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay.

Tuỳ vào cách tiếp cận và kết quả đạt được, các công trình nghiên cứu đã làm rõ được nội hàm khái niệm khoan dung trong sự vận động và phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại. Đồng thời, các công trình từng bước khái lược và phân tích một số cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh, một số biểu hiện cơ bản nội dung của khoan dung Hồ Chí Minh; khẳng định giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh đối với thực tiễn phát triển Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ khái lược được một vài cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh, đồng thời, nghiên cứu tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện ở một vài khía cạnh tôn giáo và văn hóa, chưa có công trình chuyên biệt nào đề cập một cách có hệ thống khoan dung Hồ Chí Minh từ giác độ tiếp cận triết học. Vì vậy, vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục nghiên cứu là: khái quát hóa khái niệm khoan dung Hồ Chí Minh, phân tích có hệ thống cơ sở hình thành, nội dung và khái quát được những đặc trưng căn bản nhất của khoan dung Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay. Đó cũng là ý tưởng và hướng nghiên cứu chính của luận án.

Chƣơng 2

KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH: KHÁI NIỆM VÀ CỞ SỞ HÌNH HÀNH 2.1. Khái niệm khoan dung

Khoan dung là một trong những thuật ngữ xuất hiện khá sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại; đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: triết học, tôn giáo học, văn hóa học, chính trị học… Thuật ngữ khoan dung được sử dụng ở nhiều ngôn ngữ và có sự khác nhau nhất định khi sử dụng. Ở phương Tây, từ “khoan dung” có nguồn gốc chung từ tiếng Latinh (Tolerantia) với nghĩa là sự chấp nhận, sự dung nạp, và sự tha thứ. Thuật ngữ này gắn liền với đời sống tôn giáo khi xuất hiện vào thế kỷ XVI trong những xung đột tôn giáo giữa người Công giáo và Tin lành. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ, thuật ngữ khoan dung là từ ghép được hình thành từ Phoretos với nghĩa là sự chịu đựng và Anektikos có nghĩa là sự tha thứ. Vì vậy, khoan dung được hiểu với nghĩa là sự chịu đựng, sự tha thứ. Sau đó, thuật ngữ “khoan dung” với nghĩa tương tự được phổ biến sang các thứ tiếng khác thuộc hệ ngữ Latinh, chẳng hạn tiếng Anh là Tolerance, tiếng Pháp là Tolérance.

Mặt khác, ngay từ khi xuất hiện, tư tưởng khoan dung ở phương Tây gắn liền với nguyên tắc đa văn hóa ở Hy Lạp cổ đại và nó được thể hiện rõ nhất trong nội dung triết học của phái ngụy biện và của Socrates, Platon, Aristotle,… Aristotle được gọi là bậc thầy của “những người hiểu biết”, là người đặt nền móng cho tư tưởng khoan dung. Ông khuyên người ta nên “theo thuyết trung dung, tránh thiên tả, thiên hữu quá đáng; can đảm chứ đừng điên rồ hay hèn nhát; điều độ chứ đừng khắc khổ hay tham lam; rộng rãi chứ đừng phung phí hay bủn xỉn”[trích theo 56, tr.39]. Trong giai đoạn triết học Hy lạp cổ đại sau Aristotle, tinh thần khoan dung vẫn được thực

hiện trong quan điểm của các nhà triết học Êpiquya, Dênông,…, song nó chưa có được bước tiến đáng kể.

Đến thời trung cổ, với những thay đổi sâu sắc ở hệ thống ý thức xã hội, tinh thần khoan dung có bước thay đổi đáng kể. Từ những quan niệm khoan dung Thiên Chúa giáo, các nhà triết học Kinh viện chủ yếu xem khoan dung là một phẩm chất đạo đức, theo nghĩa theo gương các thánh nhân, nhẫn nhục chịu đựng cái ác. Trong đó, đáng chú ý Tectulian đã trình bày một cách căn bản quan điểm về tự do lương tâm như là hạt nhân của tư tưởng khoan dung.

Tác phẩm Thông điệp về khoan dung của John Locke có thể xem là ví dụ điển hình cho sự luận giải về sự cần thiết khoan dung tôn giáo trên cơ sở kinh nghiệm và thực tế. Trong một bức thư được viết vào năm 1689 với tựa đề A Letter Concerning Toleration, John Locke đã đề cập đến sự tự do tư tưởng, tự do lựa chọn niềm tin cũng như tự do bày tỏ chính kiến của con người như là bản chất tự nhiên của con người và Giáo hội nên tôn trọng các quyền đó.

Các nhà Khai sáng Pháp đã tiếp nối John Locke sử dụng thuật ngữ “khoan dung” và đem lại cho nó những nội dung mới mẻ. Việc tiếp tục dòng tư duy về khoan dung trước hết bắt nguồn từ sự phản đối của các nhà Khai sáng Pháp đối với nhà thờ về sự áp đặt niềm tin tôn giáo của nó lên cá nhân trong xã hội. Theo các nhà Khai sáng Pháp, cần có sự khoan dung về văn hóa, tôn giáo, có một tính tương đối trong các phong tục tập quán từ nơi này sang nơi khác. Sự khác biệt giữa những con người về các điều kiện sinh hoạt vật chất: thức ăn, đồ mặc, nơi ở chỉ là những khác biệt bề ngoài, không phải là cái đáng chê trách hay cần loại bỏ. Thậm chí cả những quan niệm khác biệt về tư tưởng và niềm tin (những tư tưởng về tổ chức xã hội, về chính trị, về tôn giáo,… giữa họ cũng không phải là lý do cho bất cứ

một sự xung đột nào. Luận cứ mà các nhà Khai sáng đưa ra để bảo vệ luận điểm ấy rất đơn giản: bởi vì con người có tính đồng nhất, toàn bộ loài người là anh em. Con người đều có nguồn gốc tự nhiên và có bản tính tự nhiên, sự khác biệt là do các điều kiện bên ngoài. Voltaire có thể được coi là người đi tiên phong trong việc đề cao, công nhận và ca ngợi giá trị đức tính khoan dung, với những tác phẩm nổi tiếng là Những bức thư triết học

(1734) và Luận về khoan dung (1763). Trong đó, ông bàn trực tiếp về khái niệm khoan dung: khoan dung, phản đề của cuồng tín và sự tôn trọng kẻ khác trong dị biệt. Đối với Voltaire, “các giá trị - đức tính này còn có một yếu tố nhân từ và dịu hiền. Muốn sung sướng trong kiếp sống hiện tại, trong chừng mực mà sự khốn cùng của bản thân cho phép, thì cần phải bao dung” [62, tr.15] . Ông đòi hỏi khoan dung như một giá trị, một đức tính phổ quát và như là phương pháp duy nhất nhân văn.

Với con mắt của một nhà triết học lỗi lạc, I.Kant nhìn nhận những sự kiện lịch sử một cách sâu sắc, tìm ra căn nguyên và vạch ra những điều kiện căn bản để hướng tới xây dựng nền hòa bình vĩnh cửu. I. Kant coi chiến tranh là một phương tiện bất đắc dĩ mà người ta buộc phải tiến hành để khẳng định các quyền của mình bằng sức mạnh và để hy vọng, rốt cuộc thì “nền hòa bình vĩnh cửu của các quốc gia cũng phải được thiết lập”. “Hòa bình” được ông hiểu là sự kết thúc mọi sự thù địch, mọi hành động chiến tranh. Theo ông, “một cộng đồng hẹp hay rộng lớn hơn trên trái đất này đều có quyền phát triển cho đến khi sự vi phạm về quyền tại một nơi nào đó trở thành hiện tượng phổ biến ở khắp nơi” [trích theo 72, tr.47]. Rõ ràng, tư tưởng khoan dung đã được Kant cố gắng hiện thực hóa trong các mối quan hệ, nhất là nhằm loại bỏ sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế và đề xuất những nguyên tắc phân xử xung đột. Tư tưởng khoan dung như vậy có hàm nghĩa trong ứng xử chính trị - xã hội giữa các dân tộc, cộng đồng.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin với nhiều lý do khác nhau nên không trực tiếp bàn đến khái niệm khoan dung. Trong bối cảnh đấu tranh cách mạng phức tạp thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thể hiện lập trường cách mạng phải rõ ràng, không khoan nhượng với kẻ thù; nhưng điều đó không có nghĩa là các ông đã bỏ qua vấn đề khoan dung, nguyên tắc khoan dung đã gắn chặt chẽ với chủ nghĩa nhân văn cộng sản, đó là đấu tranh chống lại áp bức, bất công, giải phóng con người, hướng tới xây dựng “vương quốc tự do” cho con người, điều này được thể hiện trong

Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

(1848) và nhiều tác phẩm khác. Đến V.I.Lênin, tính lịch sử của khoan dung được thể hiện khá rõ. Trong điều kiện của cuộc đấu tranh cách mạng lúc bấy giờ không có khái niệm thoả hiệp, mà cần phải kiên định cách mạng. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo V.I.Lênin: “đã đến lúc toàn bộ quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội phải thay đổi” [10, tr.25], cần phải tranh thủ tối đa các lực lượng và các thành phần xã hội, tạm gạt sang bên những bất đồng, những chính kiến khác nhau. Chính sách kinh tế mới (NEP) là sự thể hiện sinh động tư tưởng đó. V.I.Lênin khẳng định, cần phải học tập chủ nghĩa tư bản trong cách làm ăn kinh tế, tranh thủ tầng lớp trí thức không cộng sản. Ở đây, rõ ràng khoan dung vẫn được dựa trên cơ sở của những nguyên tắc nhất định, đó là khoan dung nhưng vẫn không xa rời định hướng chủ nghĩa xã hội, khoan dung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khoan dung hồ chí minh nhận thức và vận dụng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)