Hạn chế tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 136 - 167)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

4.1. Giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon

4.1.2. Hạn chế tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác

phẩm "Công cụ mới".

Mặc dù tạo ra một bước ngoặt lớn trong nhận thức triết học về khoa học và mở ra con đường đưa khoa học đi vào thực tiễn lịch sử xã hội, qua đó góp phần tạo dựng tiền đề cho xã hội công nghiệp, song tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon không thể tránh khỏi những hạn chế do bản thân thời đại lịch sử văn hóa đương thời với ông quy định.

Thứ nhất, vốn sinh ra và lớn lên vào thời đại khoa học bắt đầu xuất hiện và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thực tiễn lịch sử xã hội, F.Bacon đã đánh giá quá cao khoa học, lý tắnh con người. Do vậy, có thể khẳng định, triết học nói chung và tư tưởng triết học về khoa học của ông nói riêng đều đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng của từ này, tức là sự tin tưởng vào năng lực của lý tắnh hóa giải được những bắ ẩn của tự nhiên, nhận thức được thế giới bao quanh và bản thân con người, xét đến cùng, cải tạo được tự nhiên, cải biến được xã hội và con người dựa trên các nguyên tắc hợp lý. Lập trường thế giới quan này chắnh là mầm mống, tiền đề của "tệ sùng bái lý tắnh" (lý tắnh giáo ở Hegel), "chủ nghĩa duy khoa học hiện đạiỢ xuất hiện ở thế kỷ XVIII và đặc biệt ở thế kỷ XIX - XX. Định hướng chủ đạo của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon là định hướng vào khoa học và nhận thức khoa học với tư cách hình thức tối cao của văn hóa. Tư tưởng triết học về khoa học của ông cố gắng cố kết thành khoa học, xây dựng phương pháp Ộkhoa học đắch thựcỢ cho bản thân và cho các khoa học khác. Đây là định hướng tư duy duy lý Ộcổ điểnỢ tất yếu dẫn tới chủ nghĩa duy khoa học cực đoan. Định hướng tư duy triết học này đưa triết học về khoa

học đến bế tắc (điển hình là "chủ nghĩa nhận thức luận" của Kant, là Ợchủ nghĩa phiếm logicỢ của Hegel) trong việc luận giải bản chất, nguồn gốc của khoa học như hiện tượng văn hóa xã hội, vì nó không tắnh đến các tắnh quy định lịch sử văn hóa (nằm ngoài khoa học) của bản thân khoa học, điều mà Husserl sẽ triển khai trong tác phẩm "Mặc tưởng về Descartes".

Tâm thế "duy khoa học" có thể dẫn tới những hệ quả tai hại, vì nó đưa ra một bức tranh đơn giản về thế giới, giả định thống trị của các quy luật bất di bất dịch dựa trên giả định khả năng loại trừ hoàn toàn chủ thể ra khỏi khách thể nhận thức, quan niệm giới tự nhiên Ộdường như không có con ngườiỢ, xuất phát từ quan niệm về con người chủ yếu hay hoàn toàn là thực thể có lý tắnh, vai trò của bản nguyên phi lý, đen tối trong con người hoàn toàn ắt được biết đến và tắnh đến. Đây là bức tranh về thế giới bị đơn giản hóa, vì nó tạo cơ sở cho niềm tin vào khả năng đạt tới thắng lợi tuyệt đối của lý tắnh khoa học, niềm tin Ộmọi vấn đề của xã hội và của con người sẽ nhanh chóng được giải quyết nhờ phát triển khoa họcỢ. Thực tiễn lịch sử cho thấy, khi đặt trọn niềm tin vào sức mạnh toàn năng của khoa học, con người quên mất một sự thật là con người có thể sử dụng những thành tựu khoa học cho các mục đắch khác nhau nhất, kể cả như phương tiện tác động mạnh mẽ nhất đến các quá trình xã hội và con người. Chẳng hạn, các phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng để trực tiếp nhào nặn ý thức đám đông và qua đó định hướng các quá trình xã hội. Đây là công cụ hữu ắch phục vụ lợi ắch mị dân của tầng lớp cầm quyền dưới các chế độ phản động (quốc xã, quân phiệt, v.v.).

F.Bacon tin tưởng thái quá rằng, những thành tựu khoa học sẽ làm thay đổi triệt để bộ mặt của thế giới và của con người, sẽ mở ra những khả năng to lớn cho phát triển tinh thần phong phú nhất. Song, ông không nhận thấy rằng, khoa học tự thân nó không thể tự động dẫn tới tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa và tinh thần - đạo đức. Thậm chắ khi bị sử dụng cho các mục đắch phản nhân

văn, đen tối, những thành tựu khoa học (như khám phá của A.Einstein bị sử dụng để chế tạo bom nguyên tử) dẫn tới vô số vấn đề gay gắt (nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thảm họa sinh thái, v.v.). Song, F.Bacon hoàn toàn chưa ý thức được một hệ quả văn hóa tinh thần của tệ sùng bái khoa học là khi quá tin vào sức mạnh của khoa học, con người có nguy cơ đánh mất bộ mặt riêng của mình, có thể vô tình đánh mất những giá trị nhân văn, như năng lực thấu hiểu và đồng cảm với người thân, khái niệm về thiện và ác, điều này làm cho quan hệ xã hội và quan hệ liên cá nhân bị phi nhân văn hóa. Nguy cơ như vậy đã hoàn toàn trở thành hiện thực ở thời hiện đại và có thể nhận thấy tắnh hiện thực của nó ở mọi khắp nơi.

Thứ hai, tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon căn cứ trên hệ chuẩn Ộkhách - chủ thểỢ của khoa học tự nhiên, theo đó để tiến hành nhận thức khoa học và để có được tri thức khoa học nói chung, con người cần phải tự đem đối lập mình với thế giới bao quanh ở trong tư duy. Thủ thuật đối lập này đòi hỏi cái Ngã đang nhận thức tự đặt mình ra bên ngoài thế giới, tự tách biệt mình khỏi nó. Chỉ sau khi đặt mình vào địa vị của chủ thể và tương ứng là biến thế giới thành khách thể đứng đối lập với bản thân mình, thì có thể tiến hành nhận thức một cách có khoa học. Lập trường phương pháp luận này của F.Bacon là một sự kiện có nhiều ý nghĩa, vì nó trở thành cơ sở sâu xa của tư duy khoa học phương Tây nói riêng và sinh ra các đặc điểm của phương thức tư duy phương Tây nói chung. Nó đánh dấu bước chuyển sang tư duy theo nguyên tắc chủ - khách thể, tức là một định hướng mới của con người trong thế giới và, xét đến cùng, là một phương thức sinh tồn mới. Tri thức khoa học phù hợp với các yêu cầu về tắnh khách quan và tắnh phổ biến đòi hỏi phải đưa "cái NgãỢ của con người ra khỏi thế giới. Việc đưa ra ngoài như vậy sẽ biến con người thành kẻ xa lạ với thế giới. Kẻ xa lạ tự đặt mình đứng trên thế giới như một quan toà. Tuy nhiên, nó không còn xem những gì diễn ra trong thế

giới như là diễn ra với bản thân nó nữa. Nhiệm vụ của nó là hiểu biết giới. Nó tuyên bố kỳ vọng của mình là thống trị thế giới. Với việc giả định mình là chủ thể, còn thế giới là khách thể, kỳ vọng thống trị vẫn chưa được ý thức nhưng đã được tuyên bố. Nó chỉ ra rằng, giữa hai định hướng chủ đạo của văn hóa phương Tây (chủ nghĩa tắch cực và định hướng vào khoa học) có một thống nhất nội tại sâu xa.

Hệ chuẩn khách - chủ thể của tư duy phương Tây do F.Bacon khởi xướng không nhận thấy rằng việc tìm kiếm chân lý buộc phải bóp chết mọi cái sống động. Trong hệ chuẩn này, thế giới thể hiện là cái cần được nhận thức và cần được cải tạo thực tiễn. ỘNhận thức trước, cải tạo sauỢ đã không còn là công thức dừng lại ở tắnh tò mò, mà là công thức về thống trị. Tâm thế thống trị tự nhiên quy định trước đường lối chủ đạo của lối tư duy và ứng xử của người phương Tây. Rốt cuộc, nó biến người phương Tây thành thủ lĩnh của cộng đồng loài người, vì nó được kiện toàn bởi những thành tựu của khoa học tự nhiên đi liền với nó. Đồng thời các phương diện tiêu cực và nguy hiểm của tâm thế thống trị tự nhiên của văn hóa phương Tây cũng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Đó là sự khai thác tự nhiên theo lối Ộăn cướpỢ, từ bỏ thái độ đối với tự nhiên như ỘNgười Mẹ của sự sốngỢ, chối bỏ quan niệm Kitô giáo về tự nhiên không chỉ như cách khách thể cần được nhận thức và cải tạo, mà còn như Ộthụ tạo của ChúaỢ có giá trị tự thân và có sự hài hoà riêng của mình, con người không có quyền tuỳ tiện can thiệp vào đó. Chỉ có quan niệm như vậy về tự nhiên mới trở thành phương tiện căn bản để chống lại việc con người hăng hái tạo ra những cuộc khủng hoảng sinh thái. Tiếc rằng, tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon đã dẫn tới quan niệm và thái độ phản nhân văn về tự nhiên, coi nhiệm vụ của khoa học là biến con người thành Ộchủ nhân của tự nhiênỢ, tức là không dành chỗ cho đồng tiến hóa luận.

Thứ ba, khi nhấn mạnh vai trò phương pháp luận của Ộtriết học tự nhiênỢ theo cách diễn đạt ở thời ông, tức là của triết học về khoa học, quy nó thành các

tiền đề đáng tin cậy như các tiền đề của toán học, F.Bacon vô tình đã hạn chế đáng kể lĩnh vực phản tư của bộ môn triết học này. Lịch sử phát triển của lĩnh vực đối tượng của triết học về khoa học cho thấy định hướng nhân văn, phản tư về các tắnh quy định lịch sử văn hóa của khoa học, của nhận thức khoa học là rộng hơn và quan trọng hơn nhiều quan niệm của F.Bacon về nó.

Vấn đề ở đây chắnh là quan niệm chưa hoàn toàn thỏa đáng của F.Bacon về bản thân triết học (siêu hình học), sự khác biệt mang tắnh nguyên tắc của nó so với khoa học (đây là thực tế rất phổ biến, thắ dụ Newton gọi tác phẩm cơ học nổi tiếng của ông là "Các nguyên lý của triết học tự nhiên", tức là vào thời kỳ lịch sử này, các khoa học vẫn chưa tách ra khỏi triết học). F.Bacon không hiểu rằng, bên cạnh "tự nhiên học" (khoa học về physique, còn có khoa học về những bản chất siêu cảm (khoa học về metaphysique). Như vậy, với siêu hình học thì không thể hoàn toàn thế giới quy về cái hữu hình được đem lại trong các giác quan (đối tượng của tự nhiên học). Bên cạnh thế giới hữu hình còn tồn tại thế giới vô hình bất khả tri đối với các giác quan, chỉ khả tri đối với tư duy. Vấn đề cơ bản của siêu hình học là vấn đề về những cái ẩn náu ở đằng sau các sự vật hữu hình. Plato cùng với thế giới ý niệm (eidos) đã trở thành ông tổ của siêu hình học theo đúng nghĩa của từ này. Aristotle với bộ ba tác phẩm về đạo đức cho thấy một siêu hình học mang tắnh kinh điển. Có lẽ do thái độ rất tiêu cực đối với logic học của Aristotle được ông trình bày trong tác phẩm "Công cụ" và bị các nhà triết học kinh viện luận giải xuyên tạc nhằm phục vụ các mục đắch thần học nên F.Bacon đã không thể (hay không muốn) quan tâm tới truyền thống siêu hình học (triết học theo đúng nghĩa của từ này) bắt nguồn từ thời cổ đại và đạt được những thành tựu to lớn ở thời trung cổ. Đây là hạn chế để lại những hậu quả rất nghiêm trọng mà mãi tới thế kỷ XX, các nhà triết học hiện đại (đặc biệt là E.Husserl) mới khắc phục được nhờ xác định lại đối tượng và phương pháp của triết học.

4.2. Tác động của tƣ tƣởng triết học về khoa học của F.Bacon trong ỘCông cụ mớiỢ đến lịch sử khoa học và triết học phƣơng Tây sau ông

Để làm rõ hơn nữa những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon, theo tác giả của luận án thì một nhiệm vụ quan trọng là cần phải tái hiện tác động của tư tưởng ấy trong lịch sử hiện thực, cụ thể là tác động của nó đến lịch sử khoa học và triết học ở phương Tây sau F.Bacon. Lịch sử này minh chứng cho những đánh giá ở phần trên về tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon.

Có thể nói, tác động của tư tưởng triết học về khoa học trong tác phẩm ỘCông cụ mớiỢ của F.Bacon có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử phát triển khoa học nói chung và triết học về khoa học ở phương Tây nói riêng. Bên cạnh Descartes, với tư tưởng ấy của mình, ông thực sự trở thành cha đẻ của triết học cận hiện đại, có được những đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực tri thức khác nhau. Ông trở thành ông tổ của toàn bộ khoa học thực nghiệm nhờ luận chứng cho tư tưởng về tiến bộ khoa học Ờ kỹ thuật cùng với các hình thức tổ chức xã hội vốn có của nó, các phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm và xử lý dữ liệu kinh nghiệm cách hợp lý. Hơn nữa, cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò đặc biệt to lớn của F.Bacon trong việc xây dựng phương pháp luận khoa học, trước hết là phương pháp quy nạp mới.

Các tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon không được thừa nhận ngay lập tức. Những người có quyền dưới triều đại Elizabeta và Jacov đệ Nhất đã say mê triết học của một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa Plato mới ở Italia là M.Fichino, triết học này truyền bá lý tưởng về nhà nước quý tộc. Các nhà hoạt động của phong trào Cải cách giáo hội đã bảo vệ hoặc là chủ nghĩa Plato, hoặc là thuyết Tiêu dao. Dần dần khước từ vật lý học của Aristotle do ảnh hưởng của những thành tựu khoa học tự nhiên, giáo sư các trường đại học vẫn còn trung thành lâu dài với siêu hình học, logic học, tu từ học và đạo đức

học của Aristotle. Tất cả những điều đó cản trở việc truyền bá tư tưởng triết học về khoa học thực nghiệm của F.Bacon.

Các nhà hoạt động của Cách mạng tư sản Anh lần đầu tiên đã nghiêm túc ủng hộ chương trình khoa học của F.Bacon. Do tác động của các nhà cải cách giáo dục là D.Webster và S.Hartlib, O.Cromvel có chủ định cải biến các trường đại học thành các thể chế nghiên cứu khoa học. Ngân khố của giáo hội được đòi hỏi sử dụng cho cải cách [106, tr.131]. Nhà sư phạm nổi tiếng người Chesnia là Ya.A.Komenski, người chịu ảnh hưởng các tư tưởng của F.Bacon, đã được mời để tiến hành cải cách vào năm 1641. Cromvel cảnh báo rằng, các trường đại học sẽ bị đóng cửa, nếu chúng không tiếp nhận các phương pháp của F.Bacon. Kế hoạch này chưa được thực hiện, vì sự quan tâm của Cromvel bị chuyển sang tình hình tại Ailen và các vấn đề tổ chức nhà nước [106, tr.128].

Nhưng kế hoạch xây dựng thể chế nghiên cứu khoa học mang tắnh cấp bách tới mức nó bắt đầu được thực hiện nhờ hoạt động của những người nhiệt tâm tổ chức câu lạc bộ các nhà thực nghiệm vào năm 1645 tại London. Vào năm 1648, họ chuyển đến Đại học Oxford, nằm dưới sự quản lý của D.Wilkins, một trong những người quản lý Đại học Oxford và là cháu của Cromvel. Vào năm 1660, câu lạc bộ này lại được thành lập tại London. Vào năm 1662, nó chắnh thức được thể chế hóa thành ỘHội Khoa học Hoàng gia LondonỢ [107, tr. 69]. Đây thực chất là Viện Hàn lâm Khoa học Anh. Những ghi chép của nó mở đầu bằng lời khẳng định rằng Ộviệc thành lập Hội Khoa học Hoàng gia là một trong những kết quả thực tiễn đầu tiên của các tác phẩm triết học của Francis BaconỢ [106, tr. 65]. Trong lịch sử đầu tiên viết về Hội của T.Sprat (1667) có nói rằng, các tác phẩm của F.Bacon là sự mở đầu tốt nhất cho lịch sử này, vì chúng trình bày những luận cứ xác đáng nhất ủng hộ các khoa học thực nghiệm [107, tr. 92]. B.Farrington không phải ngẫu nhiên

đã thừa nhận rằng 60 năm (1603-1662) - từ khi công bố tác phẩm ỘVề tiến bộ của học vấnỢ của F.Bacon cho tới khi thành lập Hội Khoa học Hoàng gia London Ờ đó là giai đoạn chuyển biến cơ bản của nước Anh sang thế giới quan mới, thế giới quan khoa học tự nhiên [107, tr. 79]. Sự thành lập Hội Khoa học Hoàng Gia Anh đã có những đóng rất quan trọng trong việc phát

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 136 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)