Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
3.1. Bộ phận phê phán
3.1.2. F.Bacon phê phán tắnh chất tư biện của triết học kinh viện
Theo F.Bacon, tắnh vô căn cứ của các phương pháp triết học kinh viện bắt nguồn từ sự vắng mặt định hướng vào việc nghiên cứu giới tự
nhiên và đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của con người. Ông khái quát công cụ khoa học của triết học kinh viện: những luận đề của các tác giả cổ đại, những khái niệm phổ biến, sự đồng thuận giả tạo của trắ tuệ, tắnh khúc chiết của hệ thống khái niệm và xác lập các nguyên tắc cơ bản cho mọi khoa học, những chỉ dẫn hiển nhiên của các giác quan và khái quát chúng. Đó là các phương pháp nhận thức chân lý, và không phương pháp nào là tuyệt đối và không thể sai lầm.
Triết học kinh viện không đưa ra tiêu chắ cho phép khu biệt các phương pháp chân thực với các phương pháp sai lầm. Tiêu chắ như vậy cần phải xuất phát từ bản thân các sự vật. Nhưng, vốn đắm mình vào những tư biện thần học, các nhà triết học kinh viện ắt quan tâm nghiên cứu giới tự nhiên, thỏa mãn với những hiểu biết rút ra từ tác phẩm của các tác giả cổ đại, trước hết từ các tác phẩm của Aristotle, cố làm cho chúng thắch ứng với các giáo lý. F.Bacon khẳng định rằng, các nhà triết học kinh viện bác bỏ điều sơ đẳng về giới tự nhiên và không có gì đáng ngạc nhiên nếu giới tự nhiên không mở ra cho họ. Coi nhẹ việc nghiên cứu sâu sắc giới tự nhiên, các nhà triết học kinh viện miệt thị kinh nghiệm. Họ coi cơ sở của triết học tự nhiên là những lời bàn tán nào đó về kinh nghiệm và gán ghép cho chúng địa vị của bằng chứng hợp pháp, những quan sát của họ không nhiều và không sâu sắc, do vậy những khái quát của họ không thể là chân thực, mà chỉ là giả chân thực. Triết học kinh viện không bàn luận về vật tự thân chúng mà về cách biến nó trở thành cái phù hợp với các nguyên tắc định sẵn.
Không biết đánh giá ý nghĩa của kinh nghiệm đối với việc nhận thức giới tự nhiên, các nhà triết học kinh viện trông cậy vào giải pháp tư biện, vào sức mạnh của Ộlý tắnh thuần túyỢ mà, theo F.Bacon, cố đạt tới cái chung nhất để an bài ở đó. Tắnh chất tư biện thể hiện không chỉ ở việc phân tắch tùy tiện những khái niệm trừu tượng hiện có mà trước hết còn ở việc hình thành tùy
tiện bản thân các khái niệm trừu tượng. Việc hình thành đúng chúng đòi hỏi phải có sự hiện diện của lý tắnh và dữ liệu kinh nghiệm. Triết học kinh viện coi thường việc phân tắch tỉ mỉ kinh nghiệm và việc đi tuần tự từ cái riêng đến cái chung. Nó chuyển ngay lập tức từ kinh nghiệm hời hợt sang các khái niệm chung nhất, chủ yếu quan tâm Ộnghiên cứu các cơ sở của sự vật và các cơ sở tối hậu của giới tự nhiênẦ Những tiên đề chung nhất mang tắnh trừu tượng và tư biện, chúng không có gì vững chắc cảỢ [108, c. XLI, tr.30].
Vốn được định trước bởi lợi ắch thần học của các nhà triết học kinh viện và thái độ miệt thị của họ đối với các mục đắch thực tiễn của khoa học, phương pháp này được F.Bacon gọi là viễn tưởng (anticipation) về giới tự nhiên, khác với nghiên cứu nó, tức xác lập các quy luật nhân quả. Viễn tưởng gắn liền với quan niệm hão huyền về giới tự nhiên.
F.Bacon đánh giá như sau về tắnh tư biện vốn có cả ở triết học cổ đại và các thủ thuật nghiên cứu tư biện của nó: Nó đi từ những thắ dụ và trường hợp riêng tư đến những kết luận chung nhất hay đến các cơ sở của khoa học, từ đó lại rút ra những luận điểm riêng biệt. ỘKhi các thắ dụ mới mâu thuẫn với ý kiến của họ xuất hiện, họ thường chủ ý bắt chúng tuân thủ hệ thống của mình nhờ những sự khu biệt tinh tế hay giải thắch lại các nguyên tắc của mìnhẦ thiên hướng vươn lên cái chung nhất này bóp chết tất cảỢ [108, c.CXXV, tr.69]
F.Bacon khẳng định rằng, phương pháp tư biện đưa tới đánh giá sai lầm về các năng lực nhận thức. Ông chĩa sự phê phán của mình không chỉ vào các nhà triết học kinh viện mà còn vào cả Plato như người coi kinh nghiệm chỉ là đòn bẩy cho hoạt động của lý tắnh, cho việc Ộhồi tưởngỢ chân lý vốn có sẵn trong lý tắnh. Như vậy, theo F.Bacon, phương pháp tư biện căn cứ trên sự tách rời lý tắnh khỏi kinh nghiệm, bắt kinh nghiệm phục tùng lược đồ suy luận có sẵn.
Phát triển tư tưởng nêu trên, F.Bacon chỉ ra rằng, khó có thể sửa chữa những sai lầm cơ bản mắc phải ở nỗ lực ban đầu của trắ tuệ, các nhà triết học kinh viện cũng không cố sửa chữa, mà lại muốn chiến đấu vì cái giả dối, phát hiện ra những sự kiện mâu thuẫn với các giả thuyết của mình, họ cố khuôn mẫu chúng về các giáo điều có sẵn và bảo vệ các giáo điều ấy nhờ sự khu biệt tinh tế, trong khi chỉnh sửa giả thuyết sẽ là đúng đắn hơn. Từ đó là sự tinh tế vô bổ, sự suy lý trống rỗng hay các cuộc tranh luận rỗng tuếch. Các nguyên tắc chung tùy tiện được triết học kinh viện sử dụng làm cái trục vững chắc để những suy luận luôn xoay quanh đó. Phương pháp này không dẫn tới giới tự nhiên, mà được định sẵn cho tranh luận.
Theo F.Bacon, tắnh chất tư biện cũng đặc trưng cho phép biện chứng cổ đại. Phép biện chứng còn làm tăng hơn nữa cái ác này thông qua các cuộc tranh luận sôi nổi, ngay lập tức xác lập Ộnhững khái niệm chung trừu tượng và vô bổỢ [108, c.XXII, tr.13]. Vốn vô bổ đối với việc nhận thức giới tự nhiên, những khái quát tùy tiện là cần thiết cho tranh luận dưới hình thức đối thoại, trong khi các nguyên tắc xuất phát của nó không được phép bàn luận. Do vậy phép biện chứng góp phần củng cố các thiên kiến phổ biến. Vốn hữu hiệu cho luận chứng giữ vai trò quan trọng, chắnh phép biện chứng củng cố sự thống trị của phương pháp tư biện trong triết học cổ đại. Nó trở thành phương pháp chủ yếu trong triết học kinh viện do hữu ắch cho những tư biện thần học.
Tắnh vô căn cứ của phương pháp tư biện khi nghiên cứu giới tự nhiên thể hiện rõ ở chỗ, ý định chuyển từ kinh nghiệm hời hợt sang các luận điểm khoa học chung thực sự giữ yên lý tắnh ở kinh nghiệm sinh hoạt và những khái niệm thường nhật. F.Bacon khẳng định: ỘNhững gì các khoa học khám phá cho tới nay dường như nằm ở bề mặt trên cùng của những khái niệm thường nhậtỢ[108, c.XVIII, tr.12]. Theo ông, coi thường kinh nghiệm, lý tắnh kinh viện trở nên vô độ, Ộxuyên tạc bản chất của các
sự vật và bản thân mình, vươn tới cái ở xa, nó luôn dừng lại ở cạnh mìnhỢ [108, c. XLVIII, tr.20].
F.Bacon chỉ ra cách xác đáng rằng, tắnh vô bổ của phương pháp tư biện trong nhận thức tự nhiên gắn liền với quan niệm phóng đại về vai trò phát hiện của tam đoạn luận phát triển mạnh mẽ ở thời cổ đại do nhu cầu tranh luận. Các thủ thuật tam đoạn luận được các nhà tư tưởng cổ đại nghiên cứu kỹ lưỡng và được trình bày tỉ mỉ trong ỘPhép phân tắchỢ của Aristotle. Tam đoạn luận và các phương pháp diễn dịch cấu thành đối tượng chủ yếu của các nghiên cứu logic học. Nhưng, với tư cách học thuyết về các hình thức thuần túy của tư duy, tam đoạn luận phân tắch những khái niệm có sẵn. Cần đến các luận điểm chung như các nguyên tắc xuất phát của phép diễn dịch, tam đoạn luận bỏ qua cách thức hình thành các luận điểm khoa học, nó không am hiểu việc xây dựng các khái niệm nó phân tắch. Do vậy F.Bacon khẳng định: Tam đoạn luận không áp dụng được vào các cơ sở của khoa học, áp dụng cách vô bổ vào các tiền đề đứng giữa.
Vốn được các nhà triết học tư biện đem lại cho các suy luận triết học tự nhiên của mình, hình thức logic chặt chẽ bên ngoài có khả năng tạo ra ảo tưởng về nội dung sâu sắc và súc tắch của các khái niệm, mặc dù chúng chỉ là ý kiến hời hợt về giới tự nhiên. Hàm ý nói tới loại sai lầm này, F.Bacon nói: tam đoạn luận là sự khống chế dư luận chứ không phải đối tượng. ỘLogic đang được sử dụng thực ra góp phần củng cố và duy trì những sai lầm có căn cứ là các khái niệm phổ biến chứ không phải góp phần tìm tòi chân lý. Do vậy nó tai hại hơn là hữu ắchỢ [108, c. XII, tr.11]. Phê phán chức năng khoa học của tam đoạn luận, F.Bacon cố chỉ ra rằng, diễn dịch không đi liền với kinh nghiệm và quy nạp là chưa đủ để nhận thức các quy luật của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, F.Bacon nói chung không bác bỏ chứng minh bằng tam đoạn luận. Ông chỉ nói tới hạn chế của tam đoạn luận trong nhận thức các
quy luật của giới tự nhiên khi bị tách rời khỏi các phương pháp nhận thức khác. Ông nhận thấy vấn đề cấp bách là bổ sung phương pháp hình thành các khái niệm chân thực cho học thuyết về các hình thức tư duy đúng và áp dụng chứng minh bằng tam đoạn luận vào các khái niệm ấy. Ông thừa nhận ý nghĩa của tam đoạn luận như nghệ thuật vận dụng các khái niệm trong những vấn đề căn cứ trên các ý kiến mâu thuẫn (như pháp lý, dân sự, v.v.) Song, ông cố bảo vệ khoa học tự nhiên tránh khỏi quan niệm phóng đại về vai trò của tam đoạn luận như phương pháp nhận thức duy nhất. Sự suy lý có thể đúng về hình thức, song kết luận lại sai, vì các tiền đề như các khái quát căn cứ trên kinh nghiệm hời hợt là sai. Do vậy, tam đoạn luận là vô dụng đối với nghiên cứu tự nhiên.
F.Bacon nỗ lực khẳng định thái độ miệt thị công khai đối với sự uyên bác về mặt ngôn từ của các nhà triết học kinh viện cố khám phá ra chân lý trong tranh luận, chứ không phải trong đối tượng mới. Các nhà triết học kinh viện thuyết phục và khống chế địch thủ bằng suy luận, chứ không phải chinh phục giới tự nhiên bằng việc làm. Khoa học của họ hữu hiệu trong tranh luận, song vô hiệu trong công việc. Chúng ta tìm thấy ở họ những sự nhắc lại vô tận cùng một điều. Nhưng tất cả mọi cuộc tranh luận của họ không giải quyết những nan đề, mà chỉ Ộkiện toàn và nuôi dưỡng chúngỢ [108, Preface, tr.7]. Từ đó F.Bacon đi đến kết luận: Giống như các khoa học hiện có là vô bổ đối với những khám phá mới, thì logic học hiện có cũng là vô bổ đối với việc mở ra các khoa học. Chắnh điều này đòi hỏi phải xây dựng một phương pháp mới, thực sự khoa học.