Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
2.2. Tiền đề tư tưởng
2.2.3. Triết học phục hưng
Nicolaus Cusanus (1401-1464) là đại diện lớn của triết học Phục hưng. Thế giới quan của ông hình thành do ảnh hưởng của Plato, Plotin và Procles. Ông trình bày học thuyết của mình chủ yếu trong tác phẩm "Về sự vô tri uyên
bác", nội dung của nó bao gồm ba tư tưởng chủ yếu là: 1) tư tưởng về mối liên hệ qua lại giữa tất cả mọi hiện tượng tự nhiên; 2) tư tưởng về sự trùng hợp giữa các mặt đối lập; 3) tư tưởng về sự vô hạn của vũ trụ và về con người như tiểu vũ trụ.
Tinh thần hoài nghi vốn đặc trưng cho tác phẩm của các nhà nhân văn Phục hưng đã trở thành cơ sở phương pháp luận cho tư duy của Cusanus. Nối tiếp họ, ông chĩa mũi nhọn phê phán của mình nhằm chống lại tắnh bất di bất dịch của các chân lý thần học truyền thống, tìm kiếm chân lý không phải ở trong tác phẩm của các nhà triết học kinh viện mà ở trong cuộc sống bao quanh.
Cusanus đem quan điểm "sự vô tri uyên bác" đối lập với sự luận chứng duy lý cho các chân lý thần học của Thomas Aquinas, với tri thức tuyệt đối của triết học kinh viện. Xuất phát điểm trong quan điểm Ợsự vô tri uyên bácỢ của ông là tư tưởng về việc con người không có khả năng nắm bắt tồn tại vô hạn bằng lý tắnh hữu hạn của mình. Tri thức duy nhất có thể được rút ra từ đó là tri thức về sự vô tri của mình. Cusanus nhận thấy sự khôn ngoan tối cao của con người, chân lý duy nhất chắnh xác là mong muốn của con người nhận thấy sự vô tri của mình, là sự hiểu biết về sự vô tri của mình. Theo ông, chân lý tự thân nó là bất khả tri.
Theo Cusanus, tri thức duy nhất có thể là tri thức Ờ giả thuyết. Mặc dù giả thuyết khác nhau của những người khác nhau đều bắt nguồn từ một chân lý bất khả tri ở các chừng mực khác nhau, song chúng không tương dung với nhau. Cusanus nói tới tắnh chất phổ biến của tri thức Ờ giả thuyết, qua đó ông khẳng định bản chất thống nhất của tri thức con người. Ông gắn liền nó với tri thức toán học. Theo ông, "cuốn sách tự nhiênỢ được Chúa Trời viết bằng ngôn ngữ toán học, tức là toán học hóa tri thức trở thành điều kiện cần để đạt tới chân lý.
Những thành tựu của các khoa học thực nghiệm thế kỷ XVI-XVII chứng tỏ tắnh hữu hiệu của các phương pháp mới trong việc tắch lũy dữ liệu
quan sát và xử lý chúng cách hợp lý. F.Bacon đã hoàn thành công việc cải cách khoa học khi phản ánh những hiện tượng mới trong khoa học và đời sống xã hội. Ông chịu ảnh hýởng đáng kể của các nhà triết học tự nhiên Phục hýng, đặc biệt là J.Bruno. Ông tiếp thu từ J.Bruno thái độ phê phán đối với triết học kinh viện, ý định tập trung sự quan tâm khoa học vào giới tự nhiên và con người, viện dẫn vào kinh nghiệm như nguồn gốc của tri thức.
J.Bruno (1548-1600) là đại diện lớn của triết học Phục hưng, là người đã kế tục triết học của Nicolaus Cusanus, phát biểu tại các cuộc tranh luận công khai và công bố hàng loạt tác phẩm[xem: 19, tr.425]. Trong các tác phẩm này, ông bảo vệ tư tưởng về sự thống nhất của vũ trụ, về tắnh vô hạn của vật chất, về sự tiến bộ của nhận thức và về sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên [xem: 19, tr.428]. Các tư tưởng này đã có ảnh hưởng trực tiếp đến F.Bacon trẻ tuổi.
Tư tưởng trung tâm trong triết học của J.Bruno là tư tưởng về cái Thống nhất được ông tiếp nhận từ triết học của phái Plato mới và luận giải theo cách riêng của mình. Ông trình bày tư tưởng này trong tác phẩm ỢVề nguyên nhân, bản nguyên và cái thống nhấtỢ. Đối thoại thứ năm trong tác phẩm này được bắt đầu như sau: "Như vậy, vũ trụ là thống nhất, vô hạn, bất động... Nó không vận động trong không gian, vì nó không có gì ở ngoài nó, do vậy nó là tất cả. Nó không sinh ra, vì không có tồn tại khác mà nó có thể mong muốn và chờ đợi, vì nó bao hàm toàn bộ tồn tại. Nó không bị thủ tiêu, vì không có vật khác mà nó có thể chuyển hóa thành, vì nó là vạn vật... Nó là tất cả mà không có những khác biệt, do vậy nó thống nhất vũ trụ là một" [19, tr.428]. Vũ trụ này "không thể có cái đối lập hay cái khác như nguyên nhân biến đổi của mình"[19, tr.429]. Như vậy, Bruno đã loại bỏ mọi khác biệt giữa vũ trụ và Chúa, hòa tan Chúa vào vũ trụ. Qua đó, khác với Nicolaus Cusanus là người hòa tan vũ trụ vào Chúa, ông đem lại hình thức tự nhiên chủ nghĩa cho phiếm thần luận, tức là thực sự tách biệt Chúa ra từ giới tự nhiên.
Như vậy, cái thống nhất trùng hợp với vũ trụ, trong đó vạn vật tồn tại nhờ vạn vật. Dễ dàng nhận thấy suy luận này của Bruno là sự kế tục nguyên tắc phương pháp luận tư duy của Cusanus: "vạn vật ở trong vạn vật" được ông cụ thể hóa trong học thuyết về sự trùng hợp giữa các mặt đối lập. Song, khác với Cusanus là người quan niệm cực đại thần thánh như thực thể của vạn vật, Bruno quan niệm cực đại là cơ sở của những hiện tượng tự nhiên[xem: 19, tr.429- 430].
Như vậy, khác với Cusanus, Bruno áp dụng nguyên tắc trùng hợp giữa các mặt đối lập trực tiếp vào thế giới: tác nhân chung của tất cả những mặt đối lập là giới tự nhiên. Ông khẳng định: "Vạn vật nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong vạn vật; chúng ta nằm trong vũ trụ, nó nằm trong chúng ta. Như vậy là tất cả đều nằm trong một thể thống nhất hoàn hảo"[Dẫn theo: 19, tr.430 -431]
Chắnh nguyên tắc "vạn vật ở trong vạn vật" của Cusanus cấu thành cơ sở phương pháp luận để Bruno chứng minh tắnh vô hạn của vũ trụ. Trước hết ông phê phán Aristotle là người khẳng định rằng, không có gì tồn tại ở bên ngoài lĩnh vực thiên thể và lĩnh vực này tồn tại ở bên trong bản thân mình. Theo ông, trên thực tế, ở bên ngoài lĩnh vực thiên thể là không gian vô hạn, hoàn toàn không có hình thức và giới hạn bên ngoài nào. Vũ trụ nằm trong không gian vô hạn này. Ông khẳng định: "Vũ trụ là thực thể vô hạn, là vật thể vô hạn ở trong không gian vô hạn, tức là tắnh vô hạn trống rỗng và đồng thời được lấp đầy. Do vậy vũ trụ thống nhất, các thế giới là vô hạn" [19, tr. 430-432]. Tắnh vô hạn của vũ trụ khác về nguyên tắc so với tắnh vô hạn của Chúa, vì Chúa là vô hạn tự thân, còn vũ trụ là vô hạn do cấu thành từ vô số thế giới hữu hạn.
Việc Bruno thừa nhận tư tưởng về tắnh vô hạn của vũ trụ đã định trước cách đặt vấn đề về trung tâm của thế giới. Ông quan niệm tắnh vô hạn là lĩnh vực có trung tâm ở khắp mọi nơi, còn ranh giới bên ngoài không có ở bất kỳ đâu. Trong vũ trụ vô hạn không có chỗ dành cho trung tâm cụ thể. Ông viết: "Trái Đất là trung tâm ở chừng mực không lớn hơn bất kỳ vật thể nào khác...
Do vậy, trái Đất không tuyệt đối nằm ở trung tâm của vũ trụ, mà chỉ là trung tâm đối với lĩnh vực này của chúng taỢ[Dẫn theo: 19, tr.432-433].
Tư tưởng nêu trên của Bruno có một ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đối với tư tưởng khoa học và triết học ở thời đại ông. Nó cho thấy tư duy dũng cảm và táo bạo của ông. Với tư tưởng táo bạo này, Bruno không những đã phá tan vũ trụ luận nói riêng và vật lý học nói chung của Aristotle, mà còn chuẩn bị cơ sở triết học cho thế giới quan nhật tâm. Khác với truyền thống đang thống trị xem xét hệ thống vũ trụ luận của Corpecnicus như một giả thuyết toán học tiện lợi, khi luận giải thế giới quan nhật tâm, Bruno kiên định lập trường duy thực, tức là xem xét thế giới quan ấy trước hết như một học thuyết vật lý. Chắnh vì vậy Bruno được vinh danh là nhà tư tưởng đầu tiên đã vạch ra tắnh chất triết học của thuyết Corpecnicus.
Corpecnicus (1473-1543)
Hệ thống của Corpecnicus có một ý nghĩa lớn đối với việc hình thành thế giới quan mới. Ở thời trung cổ, trung tâm của vũ trụ được coi là trái Đất cấu thành từ vật chất thô sơ. Mặt độc ác và phủ định của vật chất thể hiện trên khắp trái đất. Ở ranh giới của trái đất, nơi mà nó tiếp xúc với lĩnh vực cao hơn, vật chất được bản nguyên tinh thần đánh bại và biến thành khắ ête trong sáng và thuần tuý. Thế giới các bản chất tinh thần, thuần tuý nằm ở ngoài vũ trụ. Các nhà triết học kinh viện xem trái Đất là đối tượng trông nom của Chúa, vì nó là nơi sinh sống của loài người tội lỗi, do vậy cái ác và sự không hoàn hảo thống trị ở đây.
Khác với trái Đất, lĩnh vực thiên thể là nơi sinh sống của các thần linh trong sáng và thuần tuý. Do vậy sự hài hoà và trật tự thống trị ở đó. Trong lĩnh vực thiên thể, mọi thứ đều phục tùng các quy luật bất biến, ở đó không có sự xuất hiện của cái mới và sự tiêu vong của cái cũ.
Ở Corpecnicus, trái Đất không còn là trung tâm của vũ trụ, trở thành một bộ phận của nó, một trong các hành tinh. Bầu trời không còn đối lập với
trái Đất. Bầu trời, nơi ngự trị sự hài hoà thần thánh giữa những thần linh sống ở đấy, hoá ra là một không gian vô cùng lớn, trong đó có các thế giới, giống như trái Đất, chuyển động, cấu thành từ vật chất. Từ quan niệm như vậy về vũ trụ suy ra kết luận về tắnh vô hạn của vật chất, về sự thống nhất, về quy luật tự nhiên tác động trong vật chất.
Các nhà triết học kinh viện coi con người là trung tâm lý tưởng của vũ trụ, là tiểu vũ trụ thể hiện ý nghĩa nội tại của "cuộc sống trong vũ trụ". Corpecnicus biến con người thành một sinh vật nhỏ bé một trong vô số hành tinh xoay quanh mặt Trời.
Corpecnicus đã đập tan quan niệm về thế giới do Giáo hội Kitô giáo xây dựng. Học thuyết Corpecnicus loại bỏ quan niệm về trái Đất trung tâm của vũ trụ và về vũ trụ được phân chia ra thành hai lĩnh vực đối lập: hạ giới và Thượng giới. Học thuyết Corpecnicus khẳng định rằng vật chất của vũ trụ là một và như nhau ở mọi nơi, tức là không tồn tại hai thực thể - vật chất và tinh thần - ở hai nơi khác nhau. Theo Corpecnicus, đối tượng của kinh nghiệm chỉ có thể là thế giới vật chất. Quan niệm của Corpecnicus có một ý nghĩa khoa học và thế giới quan vô cùng quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng triết học về khoa học ở thời cận hiện đại.
Bên cạnh Corpecnicus và Bruno, Leonardo de Vinci (1452-1519) đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc hình thành phương pháp tư duy khoa học và triết học cận hiện đại, trong việc hình thành khoa học và triết học cận hiện đại, phương pháp luận duy nghiệm cổ điển.
L. de Vinci là một thiên tài, uyên bác và có những khám phá quan trọng, mang tắnh chất khai phá trong rất nhiều lĩnh vực, như giải phẫu học, tâm lý học, lịch sử tự nhiên, y học, quang học, thiên văn học, địa lý học, nghiên cứu môi sinh, toán học, cơ học, vật lý học, v.v., mặc dù ông nổi tiếng trước hết là một họa sĩ lừng danh. Xét từ góc độ triết học nói chung và triết học về khoa học nói riêng, cũng như ảnh hưởng của ông đến lịch sử tư tưởng
triết học cận hiện đại, trong đó có F.Bacon, đóng góp tuy ắt được đề cập tới song rất quan trọng là việc hình thành phương pháp luận khoa học duy nghiệm. Thông qua sự nghiệp sáng tạo của mình, L. de Vinci chỉ ra bước chuyển từ tư tưởng kỹ thuật thành tư tưởng khoa học diễn ra như thế nào, tư tưởng lý luận ra đời ở bên trong bản thân thực tiễn như thế nào.
Chắnh việc xem xét quan niệm của L. de Vinci về bước chuyển như vậy cho thấy quá trình hình thành một hệ chuẩn (paradigme Ờ bộ khung những khái niệm cơ bản) phương pháp luận mới có cơ sở là chủ nghĩa duy nghiệm. Xuất phát điểm trong những tìm tòi phương pháp luận của ông là chủ ý đoạn tuyệt với truyền thống triết học kinh viện khép kắn và trực tiếp tiếp xúc với thế giới vật chất, thực tại. Ông viết: "Nhiều người sẽ tự coi mình có quyền trách cứ tôi rằng, những chứng minh của tôi mâu thuẫn với quyền uy của một số người đáng kắnh...; họ không nhận thấy rằng, các đối tượng của tôi có nguồn gốc là kinh nghiệm đơn giản và thuần túy như người thày đắch thựcỢ [Dẫn theo: 30, tr.201-202]. Như vậy, L. de Vinci đem đối lập quyền uy bất khả sai của cuốn sách tự nhiên bất thành văn đối lập với quyền uy của những con người uyên bác, vì các sự vật cổ xưa hơn nhiều sự uyên bác. Với suy luận này, ông đặt nền móng cho khoa học châu Âu cận hiện đại tương lai.
Hơn nữa, các nhà triết học kinh viện uyên bác đắm mình vào những cuộc tranh luận trống rỗng, những thủ thuật ngụy biện, những suy luận trừu tượng bị L. de Vinci đối lập với các họa sĩ Ờ thợ lành nghề, họa sĩ Ờ nhà cơ học, những người đạt tới chân lý nhờ thực nghiệm, toán học. Trước khi đưa ra quan niệm nhận thức luận của mình, ông bác bỏ các khoa học tư biện và tri thức trực quan, chỉ ra con đường cho các khoa học đắch thực như các khoa học cơ học, căn cứ trên tư duy có nguồn gốc là lao động chân tay của con người. Theo ông, các khoa học sẽ trống rỗng và chứa đầy rẫy sai lầm, nếu chúng không bắt nguồn từ kinh nghiệm như cội nguồn của mọi tắnh xác thực và không kết thúc ở kinh nghiệm hiển nhiên [xem: 30, tr.206-207].
L. de Vinci trình bày rõ ràng phương pháp nhận thức của mình khi bàn về cơ học: "Đầu tiên, tôi tiến hành một kinh nghiệm trước khi đi tiếp, vì chủ ý từ đầu của tôi là tiến hành kinh nghiệm, sau đó thông qua những suy luận để chứng minh tại sao kinh nghiệm ấy lại diễn ra chắnh như vậy. Đây là quy tắc chân thực về việc nhà nghiên cứu tự nhiên cần phải hành động như thế nào. Mặc dù giới tự nhiên bắt đầu từ những nguyên nhân và kết thúc ở kinh nghiệm, song chúng ta cần phải đi theo con đường ngược lại, tức là bắt đầu từ kinh nghiệm và qua đó tìm kiếm nguyên nhân" [Dẫn theo: 30, tr.208-209]. Như vậy, theo L. de Vinci, các kinh nghiệm là cần thiết vì chúng ta chưa biết tới các nguyên nhân, các cơ sở đắch thực của hiện tượng. Nếu chúng ta đã biết nguyên nhân, thì kinh nghiệm sẽ trở nên vô bổ. Song, riêng kinh nghiệm là chưa đủ để nhận thức nguyên nhân. Kinh nghiệm cũng mang tắnh chủ quan, lừa dối con người, do vậy cần phải nắm bắt bản chất của chúng.
Như vậy, L. de Vinci khẳng định kinh nghiệm là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của quá trình nhận thức. Song, kinh nghiệm với tư cách điểm khởi đầu của nhận thức và kinh nghiệm với tư cách điểm kết thúc của nhận thức là hai loại kinh nghiệm khác nhau. Có thể thấy rằng, trong quan niệm về phương pháp nghiên cứu, L. de Vinci xuất phát từ kinh nghiệm về vấn đề; ông vạch ra nguyên nhân nhờ suy lý; sau đó, ông lại quay lại kinh nghiệm để kiểm chứng suy lý. Theo ông, kinh nghiệm chưa đủ để vạch ra nguyên nhân, vì giới tự nhiên có vô số căn cứ không bao giờ kinh nghiệm nắm bắt hết [Dẫn theo: 30, tr.210]. Để làm sáng tỏ những căn cứ (nguyên nhân) này, thì cần phải có lý luận, khoa học như cơ sở của thực tiễn. Lý luận đem lại định hướng cần thiết cho thực tiễn: "khoa học là sĩ quan, thực tiễn là người lắnh.